Hình ảnh Người Mẹ Trong Bài Thơ Khúc Hát Ru Những Em Bé Lớn Trên ...

Hình ảnh người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa ĐiềmPhân tích hình ảnh người mẹ Tà -ôi trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Hình ảnh người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Nổi bật trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm là hình ảnh người mẹ Tà-ôi như là biểu tượng về người mẹ Việt Nam anh hùng. Hãy cùng tham khảo những bài văn mẫu hay về phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm để thấy được tình yêu con và tình yêu đất nước của những người mẹ Việt Nam anh hùng.

Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm

Dàn ý phân tích hình ảnh người mẹ trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

A- Mở bài

Nổi bật trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm là hình ảnh người mẹ Tà-ôi như là biểu tượng về người mẹ Việt Nam anh hùng. Đó là một con người rất mực thương con nhưng cũng vô cùng yêu nước. Dường như đứa con yêu quí và đất nước thân thương; nuôi con nên người và đánh giặc giải phóng quê hương là những gì trọng đại nhất, cao quí nhất của người mẹ này trong những năm đất nước phải gồng mình chống đế quốc Mĩ xâm lược.

  • Mở bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
  • Kết bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

B- Thân bài

Khúc hát... có ba đoạn lời ru. Những lời ru mô tả công việc mà người mẹ đang làm, cảnh mẹ địu em cu Tai và những lời mẹ ru, cũng là những khát vọng về tương lai của đứa con, của quê hương đất nước.

1- Người mẹ đang gánh vác những công việc rất khó khăn, vất vả: (mẹ làm gì? công việc khó khăn như thế nào ?)

+ Đoạn 1: ....Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội....Mồ hôi mẹ rơi.....vai mẹ gầy....

+ Đoạn 2: ....Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưiLưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ....Mẹ thương a-cay, mẹ thương làng đói

+ Đoạn 3: ....Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng....Mẹ địu em đi để giành trận cuối

Lời bình: Lúc ở nhà giã gạo nuôi quân, lúc lên núi tỉa bắp lấy lương thực chống đói cho dân làng, trong chiến dịch lớn thì trực tiếp tham gia trận cuối, mọi công việc vất vả mẹ làm đều vì việc chung, vì làng xóm, vì sự nghiệp cách mạng. Tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần kháng chiến chống Mỹ là động lực là sức mạnh để mẹ có thể vượt lên mọi nhiệm vụ gian nan.

2- Dù trong hoàn cảnh nào mẹ vẫn chăm bẵm đứa con yêu thương.

- Mọi hoạt động của mẹ đều phục vụ cho quê hương, đất nước, cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Nhưng dù làm việc gì, ở đâu, em cu Tai, đứa con thương yêu vẫn ngon giấc trên lưng mẹ:

- Những câu thơ thể hiện vẻ đẹp tuyệt vời bằng hình ảnh độc đáo mẹ địu con, thấm đượm vị ngọt ngào đằm thắm của tình mẫu tử

+ Đoạn 1: Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổiVai mẹ gầy nhấp nhô làm gốiLưng đưa nôi mà tim hát thành lời

+ Đoạn 2: Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏEm ngủ ngoan, em đừng làm mẹ mỏiMặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ em nằm trên lưng

+ Đoạn 3: Anh trai cầm súng, chị gái cầm chôngMẹ địu con đi để giành trận cuối

- Bình một số câu thơ trong bài:

* Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gốiLưng đưa nôi mà tim hát thành lời

+ Lời thơ đã gợi lên một hình ảnh thật đẹp. Mẹ vừa địu con vừa giã gạo, mặc dù vậy, vẫn tạo ra sự thoải mái cho đứa con nhỏ. Đứa bé vẫn được gối trên chiếc gối vai mẹ, lưng mẹ là chiếc nôi đung đưa ru con giấc ngủ say. Tuy nhiên, người đọc không khỏi bùi ngùi xúc động trước hình ảnh đôi vai gầy của mẹ. Cũng biết bao, trân trọng và yêu thương khi nghe con tim mẹ hát, vỗ về nâng đỡ giấc ngủ con thơ.

+ Chiếc gối vai, chiếc nôi lưng và tiếng hát con tim là những biểu tượng thật độc đáo về tình mẹ thương con.

* Mặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ em nằm trên lưng

+ Ở đây có sự so sánh: mặt trời của bắp / mặt trời của mẹ

+ Từ ý nghĩa, tác dụng to lớn của mặt trời đối với cây bắp đã thể hiện được ý nghĩa to lớn của đứa con (mặt trời của mẹ) đối với mẹ.

3- Lời ru của mẹ về giấc mơ của con:

- Lời ru của mẹ nói với con:

...Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngầnMai sau con lớn vung chày lún sân...Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đềuMai sau con lớn phát mười Ka-lưi...Con mơ cho mẹ được thấy Bác HồMai sau con lớn làm người tự do

- Những điều mẹ mong ước:

  • Mong muốn công cuộc lao động và chiến đấu đạt được những kết quả to lớn.
  • Mong muốn em cu Tai của mẹ có một tương lai, một cuộc sống tốt đẹp, mà cuộc sống tốt đẹp nhất là được sống trên một đất nước độc lập tự do.
  • Tình yêu nước và tình thương con, cái chung và cái riêng đã gặp nhau ở lý tưởng của thời đại.

- Những điệp ngữ: Con mơ cho mẹ... cho thấy ý nghĩa của cuộc đời, những khát vọng lớn lao của mẹ chỉ duy nhất là tương lai tốt đẹp của con.

C- Kết bài

  • Một đất nước mà văn học dân gian đã đúc kết thành một câu như đinh đóng cột: "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh", thì những người phụ nữ anh hùng giỏi nuôi con, giỏi đánh giặc luôn luôn có mặt ngoài cuộc đời.
  • Trong thời kỳ khắng chiến chống Mỹ cứu nước, những người mẹ rất đáng kính trọng ấy đã được khắc hoạ rất thành công trong văn chương nghệ thuật. Khúc hát ru... của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm như vậy.
  • Nét độc đáo của bài thơ là lần đầu tiên một người mẹ miền núi Tà-ôi được đưa vào văn chương và trở thành một trong những biểu tượng về Người mẹ Việt Nam nhân hậu và anh hùng.

Bài văn mẫu phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Bài tham khảo 1

"Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác vào ngày 25 tháng 3 năm 1971, là một trong số những bài thơ hay của ông. Nổi bật trong bài là hình ảnh người mẹ Tà Ôi như là biểu tượng về người mẹ Việt Nam anh hùng. Đó là một con người rất mực thương con nhưng cũng vô cùng yêu nước. Dường như đứa con yêu quí và đất nước thân thương nuôi con nên người và đánh giặc giải phóng quê hương là những gì trọng đại nhất cao quí nhất của người mẹ này trong những năm đất nước phải gồng mình chống đế quốc Mĩ xâm lược.

Bài thơ đồng thời là lời hát ru. Tác giả ru em Cu Tai ngủ ngoan (đồng thời miêu tả hình ảnh người mẹ). Người mẹ trong bài ru em ngủ ngoan nhưng đó là lời ru thầm, lời ru trong tim (Lưng đưa nôi và tim hát thành lời). Lời ru của tác giả và lời ru của người mẹ nối tiếp nhau, đan cài, hoà quyện vào nhau làm nên những khúc hát ru vừa đằm thắm, dịu dàng, vừa trầm tư, sâu lắng. Vì kết cấu bài thơ như những khúc hát ru nên bài thơ cứ trở đi trở lại một số khúc giống nhau như những nét nhạc chủ đạo trong một bài hát. Bài thơ có ba khúc ru. Mỗi khúc hát ru là một đoạn thơ. Ở đoạn thơ thứ nhất, người mẹ ru con khi địu con trên lưng và giã gạo nuôi bộ đội. Giấc ngủ của em nghiêng nghiêng theo nhịp chày, thấm mồ hôi lao động vất cả của mẹ. Người mẹ Tà Ôi thương con nhất mực không lúc nào chịu rời con đã lấy lưng làm nôi và đôi vai gầy làm gối cho con. Và lời ru con của mẹ cất lên bên cối gạo giữa sàn nhà cũng chính là lời tâm sự, lời tự nhủ, lời mẹ thầm nói với chính mình. Lòng yêu con của mẹ gắn liền với tình thương yêu bộ đội:

"Mẹ thương A Kay, mẹ thương bộ độiCon mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngầnMai sau con lớn vung chày lún sân..."

Ước mơ của người mẹ nối liền với giấc mơ của con và cùng hội tụ lại trong tình thương yêu sâu sắc những anh bộ đội. Trong đoạn thơ thứ hai, bà mẹ Tà Ôi địu con đi tỉa bắp trên núi Ka Lưi. Tình thương yêu và niềm hi vọng vô bờ của người mẹ đối với đứa con được thể hiện bằng lời và những hình ảnh độc đáo:

"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ con nằm trên lưng."

Trong câu thơ trên hình ảnh mặt trời là một hình ảnh thực. Mặt trời đem lại ánh sáng, sự sống cho cây cỏ, làm cho cây cỏ thêm tươi tốt, như cây ngô bắp to, hạt mẩy. Hình ảnh mặt trời ở câu thơ sau là ẩn dụ. Tác giả so sánh ngầm Cu Tai là mặt trời của mẹ. Coi con như mặt trời thì quả là lòng mẹ yêu quí con vô hạn, mong đợi ở con rất nhiều. Đó là ánh sáng, là nguồn sống, là niềm vui, là niềm hạnh phúc, là tất cả tương lai của mẹ. Hai câu thơ, hai hình ảnh tôn nhau lên, đối ý với nhau, đã làm nổi bật tình thương yêu sâu sắc và niềm hi vọng lớn lao của người mẹ đối với đứa con. Lời ru của người mẹ Tà Ôi ngân nga trong trái tim mẹ khi mẹ địu con đi tỉa bắp vẫn hướng về đứa con thơ yêu quí của mình. Lòng thương yêu con của mẹ trong hoàn cảnh này gắn liền với tình thương yêu dân làng – những người dân lao động nghèo đói:

"Mẹ thương A Kay, Mẹ thương làng đóiCon mơ cho mẹ hạy bắp lên đềuMai sau con lớn phát mười Ka Lưi".

Trong đoạn thơ thứ ba, người mẹ địu con trong tư thế đang "chuyển lán", "đạp rừng". Bà mẹ băng rừng, địu con trên lưng đưa con đi "để giành trận cuối". Lòng yêu con của mẹ đến đây gắn liền với lòng yêu nước: "Mẹ thương A Kay mẹ thương đất nước". Người mẹ gửi gắm vào giấc mơ của con niềm khao khát được gặp Bác Hồ và mong đất nước được độc lập tự do:

"Con mơ cho mẹ được gặp Bác HồMai sau con lớn thành người tự do".

Tiếng hát ru con của người mẹ Tà Ôi không phải được cất lên bên cánh võng hay trên giường ấm nệm êm trong phòng ngủ. Tiếng hát ru ấy ngân lên trong trái tim của mẹ khi mẹ địu con giã gạo, tỉa bắp trên núi, khi mẹ "chuyển lán", "đạp rừng" hoặc trên đường ra chiến trường để giành trận cuối. Như vậy, bà mẹ Tà Ôi là một người mẹ lao động, trực tiếp sản xuất, phục vụ cho chiến đấu của toàn dân tộc. Tình thương con, thương bộ đội, thương dân làng, thương đất nước hoà quyện vào nhau trong tấm lòng của một người mẹ miền núi yêu nước trong những năm tháng chống Mĩ khó khăn, gian khổ.

Từ khóa » Hình ảnh Hát Ru Con