Hình ảnh Người Nông Dân Trong Thời Kì Kháng Chiến Chống Pháp Qua ...

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • dieumy6logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      0

    • Điểm

      5

    • Cảm ơn

      0

    • Ngữ văn
    • Lớp 9
    • 50 điểm
    • dieumy6 - 20:00:07 11/12/2021
    Viết một bài văn: hình ảnh người nông dân trong thời kì kháng chiến chống pháp qua nhân vật ông hai trong văn bản “làng” của kim lân
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • karmaakabane2512logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      239

    • Điểm

      5311

    • Cảm ơn

      149

    • karmaakabane2512
    • 11/12/2021

    I. Mở bài:

    Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám. Những cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê là đề tài sáng tác chủ yếu của ông. Truyện ngắn “Làng” được viết năm 1948, in trên tạp chí Văn nghệ (số 1), là một tác phẩm thành công của văn học Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Qua nhân vật ông Hai, nhà văn đã khắc họa thành công vẻ đẹp người nông dân Việt Nam ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

    II. Thân bài:

    Vẻ đẹp của người nông dân tập trung thể hiện ở tình yêu làng xóm, yêu quê hương; tình cảm này bộc lộ qua diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật ông Hai trong hai thời điểm:

    Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: ông đau đớn, bẽ bàng đến mức“cổ…nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân,… lặng đi, tưởng như đến không thở được ”, ‘‘nước mắt ông lão giàn ra”khi trò chuyện với đứa con út. Một người vui tính, hay chuyện, mong ngóng tin tức của làng mình mà lúc này phải vờ đứng lảng ra chỗ khác ”rồi cúi gằm mặt đi thẳng, lúc nào cũng phải nơm nớp lo sợ.

    Khi ở nhà, ông“nằm vật ra giường”;nhìn đàn con chơi đùa bất giác ông nghĩ đến sự hắt hủi của mọi người dành cho những đứa trẻ cửa cái làng Việt gian này. Ông băn khoăn khi kiểm điểm từng người trụ lại làng,“trằn trọc không sao ngủ được ”, “hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài”, “chân tay nhủn ra… như không cất lên được ”.

    Khi biết được thông tin cải chính về việc trên: tâm trạng ông Hai khác hận; ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, chia quà cho con, lật đật báo tin với mọi người. Cảm động nhất chính là việc ông sung sướng, tự hào khoe nhà ông bị giặc đốt cháy như minh chứng cho sự hi sinh, đóng góp của gia đình ông vào sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

    - Mở rộng, liên hệ với truyện ngắn Lão Hạc:

    + Nhân vật lão Hạc:người nông dân trước cách mạng với sự lương thiện, giàu lòng tự trọng, tình thương con sâu sắc. Xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân ấy vào chỗ bần cùng hóa, cái nghèo cái đói khiến lão Hạc phải chọn cách kết thúc cuộc đời mình bằng bã chó để giữ được nhân cách.

    + Nhân vật ông Hai:người nông dân trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp; bên cạnh tình yêu gia đình, thương con, còn có tình yêu làng xóm quê hương tha thiết. Hơn thế, ông Hai có thêm tình cảm mới mà cách mạng đem đến cho thế hệ nông dân như ông – tình cảm thủy chung son sắt với cách mạng, với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Ông Hai đến với cách mạng với tình cảm tự nhiên, tinh thần tự nguyện và tự giác. Tình yêu làng quê ở nhân vật ông Hai là tình cảm chung của người Việt Nam từ bao đời nay. Thời đại cách mạng đem đến cho người nông dân tình cảm mới mẻ – tình yêu làng hòa vào tình yêu nước thiết tha, nồng thắm.

    Từ Lão Hạc đến nhân vật ông Hai, trong tình cảm, tư tưởng của người nông dân Việt Nam có sự chuyển biến tích cực: từ tình yêu gia đình, làng xóm quê hương phát triển thành tình yêu nước, trung thành với cách mạng.

    III. Kết bài:

    Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    avatar

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar4starstarstarstarstar1 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 1
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiếtavataravatar
    • Rikaki66logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      262

    • Điểm

      -130

    • Cảm ơn

      129

    • Rikaki66
    • 11/12/2021

    Nhà văn Kim Lân sinh ra, lớn lên ở vùng đất Kinh Bắc. Ông sống gắn bó với đời sống người nông dân từ nhỏ nên có những cảm nhận tinh tế, đầy đủ về đời sống tinh thần của họ. Chính điều này đã tạo nên thành công trong việc miêu tả những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Điều đó được thể hiện qua tấm lòng yêu nước rất đặc biệt của nhân vật chính trong tác phẩm - nhân vật ông Hai.

    Tác phẩm ra đời năm 1948 lấy bối cảnh là cuộc tản cư kháng chiến của dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, nhiều thành phố, làng mạc gần Thủ đô hoặc các địa phương trọng yếu tản đi nơi khác. Nằm trong vùng kháng chiến, làng Chợ Dầu của ông Hai phải tản cư. Phải rời làng ra đi nhưng tình cảm của ông Hai luôn gắn chặt với làng.

    Tình cảm ấy được thể hiện trước hết ở cái tính hay khoe làng, lấy làm hãnh diện về làng của mình. Đối với ông, cái gì ở làng ông cũng đáng tự hào: "Ông nói chuyện về cái làng ấy một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt chuyển biến hoạt động". Sự hãnh diện về "bộ mặt" của làng cũng không có gì lạ lắm bởi nó xuất phát từ tình yêu của ông đối với quê hương. Nhưng đôi khi tình yêu ấy khiến ông thái quá. Ông hãnh diện cho làng có được "cái sinh phần" củâ viên tổng đốc làng ông. Khi có khách lên chơi ông dắt ra xem cho kỳ được cái sinh phần ấy.

    Nhưng sau Cách mạng tháng Tám ông mới nhận ra sai lầm cửa mình vì chính cái làng ấy nó làm khổ ông, làm khổ bao nhiêu người trong làng. Cái chân khập khiễng của ông bây giờ cũng vì cái làng ấy. Ông thù nó lắm, nó không đáng để ông hãnh diện nữa.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    avatar

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar4starstarstarstarstar1 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Hình ảnh Người Nông Dân Trong Truyện Ngắn Làng