Hình ảnh Nhiệt Miệng ở Các Vị Trí Trên Môi, Miệng Và Họng
Có thể bạn quan tâm
Nhiệt miệng là bệnh lý lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Thế nhưng nếu mắc phải, bạn sẽ luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu nhất là khi ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua hình ảnh nhiệt miệng để hiểu thêm về bệnh này nhé!
Mục lục
- 1. Bệnh nhiệt miệng là gì?
- 2. Hình ảnh nhiệt miệng ở từng vị trí
- 2.1. Nhiệt miệng ở môi
- 2.2. Nhiệt miệng ở lưỡi
- 2.3. Nhiệt miệng ở nướu (lợi)
- 2.4. Nhiệt miệng ở cổ họng
- 3. Hình ảnh các dạng nhiệt miệng
- 3.1. Nhiệt miệng thể nhỏ (RAS minor)
- 3.2. Nhiệt miệng thể lớn (RAS major)
- 3.3. Nhiệt miệng Herpes
- 4. Hình ảnh nhiệt miệng ở các đối tượng
- 4.1. Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
- 4.2. Nhiệt miệng ở người lớn
- 5. Hình ảnh nhiệt miệng sau khi điều trị nhiệt miệng
- 6. Xịt họng AFree – giảm sưng, đau cho người bị nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng còn có tên gọi khác là lở miệng. loét áp tơ, loét miệng,… Đây là tình trạng xuất hiện các vết loét ở bất cứ ví trị nào trong khoang miệng. Những vết nhiệt này có dạng hình tròn hoặc hình oval, có màu trắng hoặc vàng, viền xung quanh có màu đỏ. Chúng thường có kích thước dao động từ 1-10mm, trong trường hợp nhiệt miệng nặng hơn thì vết loét to dần và có kích thước khoảng 2-3cm.
Nhiệt miệng không lây lan, sẽ tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày và không để lại sẹo. Tuy nhiên, người bệnh sẽ cảm thấy đau, xót, sưng tấy vết nhiệt, gây khó khăn trong ăn uống, giao tiếp hàng ngày, từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt. Ngoài ra trong một số trường hợp nặng, các vết nhiệt sẽ lan to dần, gây sốt cao, sưng hạch ở cổ, đau nhức,… thì lúc này bạn cần đến bệnh viện để thăm khám để có những phương pháp điều trị kịp thời.
☛ Tìm hiểu thêm: Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng
Hình ảnh nhiệt miệng ở từng vị trí
Bạn có thể tham khảo một số hình ảnh vị trí nhiệt miệng dưới đây:
Nhiệt miệng ở môi
Tình trạng nhiệt miệng ở môi sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau xót nhất, bởi đây là vị trí đầu tiên tiếp xúc với thức ăn. Ngoài ra người bệnh còn có cảm giác ngứa râm ran và nhức ở môi. Biểu hiện thường thấy khi nhiệt ở môi là có những vết loét màu trắng hoặc vàng, xuất hiện những vết nhiệt đơn lẻ hoặc nhiều nốt.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Bị nhiệt miệng ở môi cần làm gì nhanh khỏi?
Nhiệt miệng ở lưỡi
Bạn sẽ luôn cảm thấy đau, khó chịu, xót khi ăn đồ ăn mặn, cay nóng, khi nói chuyện hoặc thậm chí cả khi uống nước do bị ma sát và lưỡi. Đôi khi, bạn không thể ăn uống được gì cho đến khi khỏi bệnh. Biểu hiện thường thấy nhất ở tình trạng này là những vết nhiệt hình tròn hoặc oval, sưng đỏ xung quanh viền, ở giữa có màu trắng.
☛ Tìm hiểu thêm: Chữa nhiệt miệng ở lưỡi nhanh và hiệu quả
Nhiệt miệng ở nướu (lợi)
Biểu hiện thường thấy khi bị nhiệt ở nướu (lợi) là xuất hiện những đốm trắng, kèm với đó là tình trạng nướu bị sưng viêm kèm với bọc nước. Theo thời gian, bọc nước sẽ to dần và vỡ ra tạo thành vết nhiệt. Người bệnh sẽ thấy đau đớn nhất là khi ăn những đồ cay nóng, cứng, đồ ăn mặn,… Đối với những trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ khó khăn trong việc ăn uống hoặc không thể ăn cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Nhiệt miệng ở cổ họng
Tình trạng này xảy ra khi cổ họng bị chấn thương hoặc mắc các bệnh lý. Người bệnh sẽ cảm thấy đau họng, khó nuốt, miệng có mùi hôi, có cảm giác buồn nôn,… Những vết nhiệt này thường phá huỷ lớp niêm mạc lót ở họng, tạo ra các vết thương hở khó lành. Các vết này có thể xuất hiện ở thực quản, trên dây thanh quản,… Trong trường hợp chuyển biến nặng mà không kịp thời điều trị thì sẽ xảy ra biến chứng như: áp xe vùng họng, ung thư vòm họng,…
Hình ảnh các dạng nhiệt miệng
Nhiệt miệng thường được chia thành 3 dạng chính như:
Nhiệt miệng thể nhỏ (RAS minor)
Nhiệt miệng thể nhỏ chiếm tỷ lệ gần 80% tổng số những người bị mắc nhiệt miệng, đây là tình trạng phổ biến nhất. Biểu hiện dễ nhận thấy ở dạng nhiệt này là các vết loét nông, viền xung quang viêm đỏ, ở giữa có màu trắng hoặc xám. Chúng thường xuất hiện ở môi, bên trong má hoặc nền miệng. Kích thước của chúng khá nhỏ, thường sẽ có đường kích nhỏ hơn 10mm và tự khỏi sau khoảng 10 ngày.
Nhiệt miệng thể lớn (RAS major)
Đây là tình trạng nhiệt miệng nặng nhất và thường chiếm khoảng 10% tổng số người mắc bệnh. Các vết loét ở dạng này sẽ có kích thước khá lớn từ 1-3cm. Vết loét ăn sâu vào niêm mạc miệng và to dần theo thời gian, viền bên ngoài nổi cao hơn, đáy trắng. Chúng thường xuất hiện ở môi, hàm ếch mềm, họng. Tình trạng này có thể kéo dài đến 6 tuần, thường để lại sẹo và có thể rất đến tái phát.
Nhiệt miệng Herpes
Đây là dạng hiếm gặp nhất trong các dạng nhiệt miệng và là do vi khuẩn Herpes gây nên. Các vết loét này thường không có hình dạng cụ thể, chúng mọc thành cụm nhỏ hoặc có thể thành một vết loét lớn, đường kính khoảng 1-3mm. Chúng thường xảy ra ở xung quang môi, miệng, cạnh lưỡi hoặc dưới lưỡi. Vết nhiệt này có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần, không để lại sẹo nhưng lại dễ tái phát.
☛ Xem chi tiết: Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu bệnh gì?
Hình ảnh nhiệt miệng ở các đối tượng
Tình trạng nhiệt miệng này có thể xảy ra với bất cứ ai không phân biệt giới tính, độ tuổi:
Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
Khi trẻ bị nhiệt miệng, các vết loét nông, có kích thước nhỏ từ 1-8mm và có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong khoang miệng. Trẻ sẽ thấy đau, xót, khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, chảy nhiều nước dãi và có thể là bỏ ăn cho đến khi bệnh khỏi hẳn. Đối với những trường hợp nhiệt miệng ở trẻ nặng hơn, trẻ có thể bị sốt, nổi hạch ở cổ, chảy máu nướu và sưng.
Nhiệt miệng ở người lớn
Các vết loét thường xuất hiện đơn lẻ hoặc thành nhiều những đốm trắng hoặc vàng. Kích thước của chúng lúc đầu khá nhỏ, khoảng 2-8mm và có thể phát triển to dần theo thời gian. Khi mắc bệnh, bạn sẽ luôn cảm thấy đau rát, nóng, xót, sưng ở vết loét. Điều này sẽ khiến cho bạn ăn uống khó khăn, khó nói chuyện, hơi thở có mùi làm ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày. Nếu không được điều trị thì rất dễ xảy ra biến chứng như viêm cấp, tấy đỏ, sốt cao, nổi hạch góc hàm.
Hình ảnh nhiệt miệng sau khi điều trị nhiệt miệng
Sau khoảng 7-10 ngày, bạn sẽ không cảm thấy đau nữa, quan sát thấy vết nhiệt se lại, khỏi dần và không để lại sẹo. Đồng thời, bạn cũng có thể áp dụng một vài cách chữa dân gian để làm giảm triệu chứng và hỗ trợ bệnh tình thuyên giảm nhanh chóng:
Ăn uống khoa học hợp lý: Cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, các loại rau củ xanh, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng. Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn cứng, góc cạnh để tránh làm tổn thương niêm mạc miệng.
Sử dụng nước muối: Súc miệng bằng nước muối là cách đơn giản và an toàn nhất để bảo vệ răng miệng. Nước muối có tính sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus và ngăn chúng phát triển. Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối còn làm se vết nhiệt nhanh chóng. Bạn thực hiện súc miệng bằng nước muối sinh lý 3-4 lần/ ngày rồi nhổ đi.
Uống nước diếp cá: Trong thành phần của rau diếp cá có tính kháng khuẩn, tiêu diệt kí sinh trùng và có tác dụng chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. Rau diếp cá sau khi rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt rồi uống trực tiếp hàng ngày. Mỗi ngày khoảng 2-3 lần thì bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
☛ Tham khảo thêm: Cách trị nhiệt miệng tận gốc tại nhà
Xịt họng AFree – giảm sưng, đau cho người bị nhiệt miệng
Xịt họng AFree là sản phẩm phát triển từ đề tài nghiên cứu đã được công ty Invenmed USA bảo hộ độc quyền tại Mỹ, nộp đơn bảo hộ tại Nhật số 2020- 064573 và chính thức được chuyển giao cho Dược phẩm Thái Minh sản xuất – phân phối.
Dựa trên nguyên lý sử dụng những công dụng của hai nguyên tố Kẽm và Iod ở dạng bào chế phù hợp để giúp sát khuẩn, ngăn chăn vi khuẩn và virus gây nhiệt miệng, phòng viêm nhiễm đường hô hấp. Thành phần bao gồm: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết,… Trong đó:
- Zn có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa.
- Iot giúp diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng thuốc rất thấp.
- DMSO làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ oxy, chống viêm và chống oxy hóa.
Sử dụng sản phẩm xịt họng AFree có tác dụng:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Cách sử dụng AFree để đạt lại hiệu quả tốt nhất: Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 5-6 nhịp vào vết nhiệt hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương. Hoặc pha dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml. (Lưu ý: Không dùng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú)
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Địa chỉ mua xịt họng AFree chính hãng trên toàn quốc
Từ khóa » Hình ảnh Môi Bị Lở Loét
-
Bệnh Lở Miệng (giộp Môi) Và Những điều Cần Biết - Hello Bacsi
-
Loét Môi Và Viêm - Rối Loạn Nha Khoa - Cẩm Nang MSD
-
Lở Môi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - BuocDieuKy
-
Herpes (mụn Rộp) ở Môi: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Loét Niêm Mạc Miệng - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phương Pháp ...
-
Bệnh Herpes Môi: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Herpes Là Bệnh Gì, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Điều Trị Loét Và Ung Thư Miệng - Bệnh Viện FV
-
Nhiệt Miệng ở Môi Nên Làm Gì để Nhanh Khỏi? | TCI Hospital
-
Herpes Môi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Suckhoe123
-
Mụn Rộp Sinh Dục ở Miệng: Triệu Chứng, điều Trị Và Hình ảnh
-
Thiếu Nữ 15 Tuổi Lở Loét Môi Sau Khi Bôi Son
-
Xăm Môi Bị Nhiễm Trùng Nguyên Nhân Và Khắc Phục Như Thế Nào?
-
Viêm Môi - Bệnh Viện Da Liễu Trung ương