Hình ảnh Trẻ Bị Sởi Và Cách Chăm Sóc, Phòng Bệnh Từ Chuyên Gia - Eva

Bác sĩ Nhi chỉ rõ dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ bị sởi - 1

Tác giả bài viết: Thạc sỹ, Bác sỹ Đinh Thạc – Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Thành phố Hồ Chí Minh).

Bác sĩ Nhi chỉ rõ dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ bị sởi - 2 Thạc sỹ, Bác sỹ Đinh Thạc

Mục Lục 1. Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em 2. Biến chứng của bệnh sởi ở trẻ nhỏ 3. Chuyên gia khuyến cáo cách chăm sóc trẻ khi bị sởi 4. Cách phòng biến chứng bệnh sởi 5. Các biện pháp phòng tránh bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Sởi là bệnh truyền nhiễm có nguy cơ xảy ra vào mùa đông xuân, các bác sĩ cảnh báo đối với những trẻ chưa được tiêm phòng sởi cần hết sức chú ý.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, tiếp xúc.

Chính bởi vậy, bệnh sởi rất dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, do bùng phát nhanh nên bệnh nhanh chóng biến thành dịch.

Với các triệu chứng ban đầu như sốt, ho, nước mũi thường nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác khiến nhiều bậc cha mẹ chủ quan dẫn đến bệnh ở trẻ nặng lên.

1. Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em

Trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày, dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi không có nhiều khác biệt so với các nhóm tuổi của trẻ nhỏ khác, sau ủ bệnh trẻ bị sởi có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau:

- Sốt cao > 39°C.

- Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng.

- Hình ảnh trẻ bị sởi có thể thấy rõ nhất chính là chảy nước mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt đỏ có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.

- Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ở ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 ở bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay.

PGS Bùi Vũ Huy chia sẻ về ca bệnh biến chứng khi mắc bệnh sởi.

2. Biến chứng của bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Khi mắc phải bệnh sởi bị suy giảm miễn dịch vì vậy bệnh nhân không bị tử vong vì bệnh sởi mà do bệnh khác (hậu sởi) hay còn gọi là biến chứng từ sởi. Có nghĩa là sau khi bị sởi bệnh nhân bị nhiễm trùng rồi mới tử vong. Nhiễm trùng sau khỏi thường hay gặp là viêm phổi, tiêu chảy rất nặng…

Với những trẻ chưa được uống vitamin A có thể xuất hiện một biến chứng nữa đó là khô giác mạc, mờ mắt không hồi phục. Với những trẻ cần thiết phải bổ sung vitamin A liều cao cần xin chỉ định của các bác sĩ chuyên môn.

Ngoài ra, đối với số ít trẻ mắc phải bệnh sởi đã chuyển sang giai đoạn ác tính diễn biến nhanh, nguy cơ tử vong chỉ trong 2 – 3 ngày. Ngày đầu trẻ sốt cao ngày thứ 2 ho rất nhiều, viêm kết mạc, khàn tiếng. Vào ngày thứ 2 trẻ có thể diễn biến viêm phổi khả năng tử vong rất nhanh.

Bác sĩ Nhi chỉ rõ dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ bị sởi - 3

Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ. Ảnh minh họa

3. Chuyên gia khuyến cáo cách chăm sóc trẻ khi bị sởi

Khi con nhỏ không may bị nhiễm sởi thường có thắc mắc trẻ bị sởi tắm lá gì? Với băn khoăn này, chuyên gia khuyến cáo đặc biệt, đối với trẻ nhỏ bị sởi cha mẹ tuyệt đối không tắm bất cứ nước lá gì, nhất là những loại lá không nguồn gốc, chưa kể đến việc lá cây không được làm sạch vẫn còn tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật. Các mẹ cần vệ sinh cho trẻ như tắm nước ấm, lau sạch và khô cho trẻ nhỏ.

Đặc biệt hậu sởi trẻ thường biến chứng suy dinh dưỡng nặng, cha mẹ cần làm tốt công tác dinh dưỡng, đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A. Bổ sung Vitamin A để dự phòng thiếu vitamin này, giúp bảo vệ mắt, theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cha mẹ cần đưa trẻ mắc sởi đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau:

- Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C - 40°C

- Khó thở, thở nhanh.

- Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ…

- Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.

Bác sĩ Nhi chỉ rõ dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ bị sởi - 4

Chăm sóc bệnh nhi mắc sởi tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương. Ảnh: Lê Chi

4. Cách phòng biến chứng bệnh sởi

Các bác sĩ cho hay, đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ.

- Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.

- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38,5°C theo chỉ định của bác sĩ.

- Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

- Các mẹ cần vệ sinh cho trẻ như: tắm nước ấm nhưng tránh để lạnh.

- Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ. Cần tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió.

- Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.

- Với trẻ mắc sởi còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng). Thức ăn cho trẻ khi mắc sởi cần mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biến theo khẩu vị người bệnh. Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng.

Lưu ý các cha mẹ, để phòng sởi lây lan, trẻ mắc bệnh cần cách ly tránh lây truyền bệnh sang các đối tượng khác; đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi; giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở như lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng sởi an toàn, hiệu quả nhất cho trẻ.

5. Các biện pháp phòng tránh bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Để phòng chống bệnh sởi, bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ:

- Tiêm vắc xin phòng sởi là biện pháp hiệu quả nhất (vắc xin dạng đơn hoặc dạng phối hợp Sởi-Quai bị-Rubella hoặc Sởi-Rubella cho trẻ trên 1 tuổi).

(Cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ hai mũi theo khuyến cáo của ngành y tế: mũi 1 lúc trẻ 9 tháng tuổi và mũi 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi).

- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể của trẻ nhỏ bằng việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và chất khoáng, đặc biệt là vitamin A.

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

- Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt cho trẻ hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn.

- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh. Khi trẻ phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân.

- Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân, đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng.

- Thường xuyên làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng, hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.

- Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, lan can cầu thang, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng, hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch từ 1-2 lần/ngày.

- Không cho trẻ đến những chỗ tập trung đông người khi không cần thiết. Không cho trẻ tiếp xúc với trẻ ốm nói chung, đặc biệt không tiếp xúc với bệnh nhân sởi hoặc nghi mắc sởi. Không cho trẻ đến nơi đang có dịch, nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.

- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho trẻ.

Nháo nhào đi tiêm phòng sởi khi dịch bùng phát, bác sỹ khuyên gì? Nháo nhào đi tiêm phòng sởi khi dịch bùng phát, bác sỹ khuyên gì? Dịch cúm, sởi bùng phát, các gia đình lại nháo nhào đổ xô đi tiêm phòng cho con nhưng không biết phải sau tiêm 2-4 tuần mới tạo kháng thể. Bấm xem >>

Từ khóa » Hình ảnh Trẻ Em Bị Bệnh Sởi