Hình ảnh Truyền Nước Trong Bệnh Viện - Hỏi Đáp

Một ca truyền dịch

''Người Việt có xu hướng ưa thích truyền dịch, can thiệp gì đó vào cơ thể, vì vậy đã có rất nhiều người tự gọi nhân viên y tế đến truyền dịch tại nhà hoặc truyền dịch tại phòng khám không được phép truyền dịch mà không biết điều đó có thể nguy hiểm tới tính mạng.''

-Một bác sĩ nhi khoa-

Hôm 17-10, sau khi con qua đời, gia đình bé Nguyễn Gia B., gần 2 tuổi ở Gia Lâm, Hà Nội, đã mang vòng hoa tới đặt tại phòng khám của bác sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc ở Long Biên, Hà Nội.

Những ca tử vongđau lòng

Theo thông tin từ gia đình, bé B. có dấu hiệu ốm, sốt, tiêu chảy từ ngày 15-10. Đến chiều 16-10, gia đình đưa bé đến phòng khám của bác sĩ Cúc. Tại đây sau khi được truyền dịch (ringer lactat) khoảng 15 phút, bé B. có dấu hiệu tím tái, khó thở, sốc. Bác sĩ đã cho vận chuyển bé đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang gần đó, nhưng bé B. được xác định đã tử vong trước khi đến bệnh viện.

Cùng ngày 16-10 cũng có một trẻ 6 tuổi tử vong khi đang truyền dịch ở một bệnh viện lớn tạiHải Phòng.

Đây chỉ là hai ca trong số nhiều ca tử vong liên quan đến truyền dịch thời gian gần đây.

Ông Nguyễn Khắc Hiền, giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho hay phòng khám bác sĩ Cúc không được cấp phép thực hiện dịch vụ truyền dịch. Dịch vụ này chỉ nên thực hiện tại các bệnh viện và phòng khám đa khoa có đủ thiết bị cấp cứu. Thậm chí ngay trường hợp đủ thiết bị, cũng đã có bệnh nhân tử vong vì các trường hợp sốc phản vệ thường diễn tiến rất nhanh và nhiều trường hợp không kịp cấp cứu. Tuy nhiên người Việt có xu hướng ưa thích truyền dịch.

Để tránh tình trạng các phòng khám không được phép vẫn truyền dịch, bác sĩ Hiền cho biết từ tháng 11 tới Sở Y tế yêu cầu cơ sở y tế phải công khai danh mục dịch vụ được phép thực hiện. "Phòng khám phải in danh mục dịch vụ được cấp phép khổ lớn và niêm yết công khai, để người dân và cơ quan quản lý cùng giám sát"- ông Hiền nói.

Nhiều phòng khám không được cấp phép truyền dịch

Bác sĩ Nguyễn Thành Nam, trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng chưa có nghiên cứu về việc bệnh nhân có thích truyền dịch hay không, nhưng về cảm quan thì ông thấy có việc bệnh nhân ưa truyền dịch.

Tại nhiều gia đình, việc gọi nhân viên y tế đến nhà truyền dịch mỗi khi có người thân ốm, sốt, tiêu chảy là việc khá phổ biến tại nhiều nơi. Bác sĩ Hiền khuyến cáo đây là dịch vụ có nguy cơ xảy ra tai biến và cơ sở y tế được cấp phép mới được truyền dịch.

Theo bác sĩ Nam, chỉ nên truyền dịch khi có bệnh lý gây mất nước, nhiễm trùng nặng và bác sĩ đánh giá thấy cần thiết, cho chỉ định truyền dịch. Trước khi truyền dịch, bác sĩ cũng sẽ đánh giá cẩn thận, chi tiết theo đặc thù của người bệnh để chỉ định dịch truyền và chỉ cơ sở được cấp phép mới được truyền dịch.

Một số bác sĩ cũng cho biết để chỉ định cho người bệnh được truyền dịch, các bác sĩ còn dựa vào các kết quả xét nghiệm. Để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra khi truyền dịch thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để có chỉ định cụ thể, an toàn.

Truyền dịch không chỉ gây nguy hiểm cho trẻ em mà cả với người lớn, nếu người được truyền dịch chưa được thăm khám kỹ, có bệnh lý kèm theo. Trong khi nếu xảy ra sốc phản vệ tại cơ sở y tế không đủ phương tiện cấp cứu sẽ rất nguy hiểm. Bác sĩ Hiền khuyến cáo người dân tuyệt đối không truyền dịch tại nhà, tại cơ sở y tế không được cấp phép thực hiện dịch vụ này, bằng cách xem danh mục hành nghề của cơ sở, tránh những tai biến nguy hiểm tới tính mạng.

Các biểu hiện có thể xảy ra

Theo ông Nguyễn Tiến Dũng - nguyên trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, có nhiều tình huống từ nhẹ đến nguy hiểm tính mạng có thể xảy ra khi truyền dịch. Các biểu hiện nhẹ như sưng, đau vùng tiêm truyền, nặng là sốc phản vệ. Chính vì vậy trước khi chỉ định truyền dịch cần phải khám tổng thể xem người bệnh có những bệnh lý gì, có thể truyền dịch tốc độ như thế nào... để ra y lệnh phù hợp.

Bác sĩ Dũng cho rằng người có tiền sử bệnh tim, phổi truyền dịch nhanh không tốt, nhưng người tiêu chảy mất nước nhiều cần truyền nhanh để bù nước.

Bé gái 6 tuổi tử vong khi đang truyền bù nước điện giải

TTO - Bé gái 6 tuổi được xác định tử vong khi đang truyền bù nước điện giải tại Bệnh viện Đa khoa quận Lê Chân, TP Hải Phòng.

Nguồn:https://tuoitre.vn

Từ khóa » Hình ảnh Truyền Nước ở Bệnh Viện