Hình ảnh X-Quang Viêm Phế Quản ở Trẻ Em - Bảo Khí Nhi Plus
Có thể bạn quan tâm
1. Chụp X-quang viêm phế quản là gì?
Máy chụp X-quang chứa tia X-quang là một bức xạ năng lượng cao, gọi là tia X.
Các tia X này có khả năng xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch trong cơ thể dễ dàng, từ đó tạo hình ảnh “chân thực” của các bộ phận bên trong cơ thể.
Những cơ quan hoặc mô có độ “đặc” có khả năng cản trở tia X nhiều hơn. Từ đó hình ảnh X-quang của các mô này cũng đậm hơn các mô khác.
Ví dụ: xương sẽ cản trở tia X đi xuyên qua nó, ta thu được hình ảnh rõ ràng của các xương như xương sườn, xương cánh tay, xương đùi.
X-quang – xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán viêm phế quản trẻ em
2. Vai trò của X-Quang trong chẩn đoán và điều trị viêm phế quản
Triệu chứng bên ngoài của viêm phế quản ở trẻ có sự “tương đồng” với các bệnh viêm đường hô hấp khác. Chính vì vậy nếu chị dựa vào những dấu hiệu “bề nổi” này rất dễ chẩn đoán nhầm.
Thông thường khi phế quản bị viêm, hình ảnh điển hình trên phim chụp là các nhanh phế quan bị tăng đậm.
Việc tăng đậm tại các nhánh phế quản này là hậu quả của sự tích tụ dịch nhầy do vi khuẩn virus gây ra.
Bề mặt niêm mạc phế quản bị viêm là nguyên nhân dẫn đến khả năng làm việc của phổi thay đổi từ đó thay đổi cấu trúc của phổi.
Chính vì lý do đó, một số dấu hiệu khác thường được “cảnh giác” như tăng thể tích phổi, hình ảnh xóa mờ ranh giới giữa các mạch máu do có phản ứng viêm quanh rốn phổi, …
3. Hình ảnh X-Quang viêm phế quản cấp ở trẻ em
Viêm phế quản cấp tính ở trẻ em “nổi tiếng” đi kèm với những triệu chứng dồn dập như ho, sốt, đờ, khò khè. Nhưng hình ảnh X-quang thì lại trái ngược hoàn toàn
Hình ảnh X-quang của viêm phế quản cấp tính ở trẻ em thường “nghèo nàn”. Thường thấy nhất là hình ảnh tăng đậm của 2 nhánh phế quản (tùy vào vị trí phế quản bị viêm).
Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính mang hình ảnh X-quang của viêm phế quản mạn tính.
4. Hình ảnh X-Quang viêm phế quản mạn tính
Viêm phế quản mạn tính thường có hình ảnh X-quang “giá trị” chẩn đoán hơn so với đợt cấp.
Viêm phế quản mạn tính giai đoạn đầu X-quang chưa có biểu hiện gì. Bởi những đợt cấp của viêm phế quản mạn chưa đủ để làm thay đổi cấu trúc của phế quản trẻ.
Khi viêm phế quản mạn tính thực thụ, thì các hình ảnh tổn thương phế quản sẽ “lộ rõ”:
- Hội chứng phế quản: dày thành phế quản (3 – 7 mm), kèm theo là hệ thống lưới mạch máu ở phế quản tăng đậm.
- Hội chứng khí phế thũng: giãn phổi, thể tích phổi tăng, màu sắc của phổi cũng đậm hơn, kèm theo là các bóng khí thũng.
- Hội chứng mạch máu: mạch máu trung tâm to, màu đậm lên rõ rệt. Mạch ngoại vi thưa thớt.
Chụp x-quang giúp chẩn đoán viêm phổi!
5. Chụp X-quang có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ?
Chụp X-quang trong chẩn đoán viêm phế quản là công cụ đặc lực giúp các bác sĩ xác định chính xác bệnh mà con bạn đang mắc phải.
Tuy nhiên nhiều bà mẹ cũng tỏ ra lo ngại tia X có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy chụp X-quang có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé hay không?
Mặc dù tia X có thể mang đến những nguy cơ đối với cơ thể người nói chung.
Nhưng chụp X-quang không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé nếu được tiến hành trong điều kiện an toàn, phòng chụp, thiết bị và thao tác đúng kỹ thuật thì X-quang không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng sự lạm dụng chụp X-quang cũng có thể dẫn đến nhiễm xạ. Chính vì vậy chỉ nên chụp X-quang khi có chỉ định của bác sĩ và thật sự cần thiết.
6. Chụp X-Quang viêm phế quản ở trẻ em, cần lưu ý những gì?
Chụp X-quang là xét nghiệm hình ảnh không chỉ trong viêm phế quản mà trong nhiều bệnh khác nữa.
Chính vì vậy, những lưu ý nhỏ sau đây sẽ gúp cha mẹ chuẩn bị kỹ lưỡng hơn khi bé cần chụp X-quang.
- Mẹ nên cởi bớt quần áo, tại vị trí chụp để tránh cản trở khi chụp.
- Trước khi chụp X-quang, mẹ nên tháo bỏ những đồ trang sức, những vật dụng bằng kim loại ra khỏi cơ thể bé. Những vật dụng này có thể ngăn cản “đường đi” của tia X và ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh phim X-quang.
- Nếu con bạn chụp X-quang nhiều lần trong thời gian ngắn cần thông báo với bác sĩ. Đồng thời cung cấp những phim X-quang mà bé đã được chụp trước đó, nhằm hạn chế số lần chụp X-quang.
- Cung cấp chiều cao, cân nặng của trẻ để kỹ thuật viên chụp X-quang có thể điều chỉnh lượng phóng xạ sử dụng phù hợp với trẻ.
- Nếu bé nhà bạn có cấy ghép những thiết bị như: máy tạo nhịp tim, đã từng phẫu thuật đặt stent cần thông báo với bác sĩ, cũng như kỹ thuật viên tiến hành chụp X-quang.
Chụp X-quang là không còn xa lạ gì, tuy nhiên những hình ảnh X-quang lại khá “mù mờ”, và những hiểu biết về chụp X-quang không phải ai cũng hiểu thấu. Hy vọng, bài viết “Những điều cần biết về chụp X-Quang viêm phế quản ở trẻ em” sẽ mang đến những thông tin cần thiết cho mẹ.
Từ khóa » X Quang Viêm Phổi ở Trẻ Em
-
Siêu âm Trong Chẩn đoán Viêm Phổi ở Trẻ Em | Vinmec
-
Viêm Phổi Trẻ Em - SlideShare
-
Viêm Phổi Cộng đồng ở Trẻ Em - Tổng Hội Y Học Việt Nam
-
Viêm Phổi ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn đoán, Phòng Ngừa
-
Viêm Phổi ở Trẻ Em: Những điều Cha Mẹ Nên Biết
-
[PDF] Khảo Sát Hệ Hô Hấp ở Trẻ Em Hình ảnh Bình Thƣờng
-
Bài Giảng Nhi Khoa: Viêm Phổi Cộng đồng Trẻ Em - Health Việt Nam
-
Trẻ Sơ Sinh Viêm Phổi - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Việc Chẩn đoán Bệnh Viêm Phổi ở Trẻ Em Có Dựa Trên Kết Quả Kiểm ...
-
Nhận Diện Viêm Phổi ở Bé Dưới 6 Tháng Tuổi - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Viêm đường Hô Hấp Cấp Tính ở Trẻ Em - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Trẻ Viêm Phổi Có Triệu Chứng Như Thế Nào? Đâu Là Nguyên Nhân Gây ...
-
Đặc điểm Lâm Sàng Và Hình ảnh X-quang Ngực Của Viêm Tiểu Phế ...