Hình Học 8 Bài 12: Hình Vuông - HOC247
Có thể bạn quan tâm
Bài 1: Cho tam giác ABC vuông tại đỉnh A và AB < AC. Kẻ đường cao AH. Trong nửa mặt phẳng có chứa đỉnh A, bờ là đường thẳng BC, vẽ hình AHDE.
1. Chứng minh điểm D thuộc đoạn thẳng HC.
2. Gọi F là giao điểm của DE và AC. Đường thẳng qua F song song với AB cắt đường thẳng qua B song song với AC tại điểm G. Chứng minh tứ giác ABGF là hình vuông.
3. Chứng minh ba đường thẳng AG, BF và HE đồng quy.
4. Chứng minh tứ giác DEHG là hình thang.
Giải
1. Ta có: \(AC > AB \Rightarrow \widehat B > \widehat C\)
Mà \(\widehat B = \widehat {{A_2}} \Rightarrow \widehat {{A_2}} > \widehat C\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow HC > AH;\,\,\,\,AH = HD\\ \Rightarrow HD > HC\end{array}\)
\( \Rightarrow \) Điểm D nằm giữa hai điểm H, D hay D thuộc đoạn thẳng HC.
2. \(\widehat {{A_1}} + \widehat {{A_2}} = {90^0};\,\,\widehat {{A_2}} + \widehat {{A_3}} = {90^0} \Rightarrow \widehat {{A_3}} = \widehat {{A_1}}\)
Kết hợp với AE = AH suy ra \(\Delta AEF = \Delta AHB \Rightarrow AB = {\rm{AF}}\,\,{\rm{(1)}}\)
\(\widehat {{\rm{BAF}}} = \widehat {BAH} + \widehat {{\rm{HAF}}} = \widehat {{\rm{HAF}}} + \widehat {FAE} \Rightarrow \widehat {{\rm{BAF}}} = {90^0}\,\,\,\,(2)\)
AF // BG và AB // FG \( \Rightarrow \) ABGF là hình bình hành. (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra ABGF là hình vuông.
3. Gọi M là giao điểm của BF và AG. Trong tam giác vuông BDF, DM là trung tuyến thuộc cạnh huyền BF.
\(MD = \frac{1}{2}BF \Rightarrow MD = MA\)
\( \Rightarrow \)M nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AD.
Ta cũng có EA = ED, HA = HD \( \Rightarrow \) E, H cũng nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AD hay ba điểm H, M, E thẳng hàng, HE cũng đi qua M . Vậy BF, AG và HE đồng quy tại M.
4. AHDE là hình vuông \(HE \bot AD.\)
Trong tam giác ADG, trung tuyến MD bằng \(\frac{1}{2}\) cạnh đối diện AG. Vậy \(\Delta ADG\) là tam giác vuông tại D.
\(\widehat {ADG} = {90^0} \Rightarrow DG \bot AD.\)
Từ các kết quả trên, suy ra HE // DG.
Vậy DEHG là hình thang.
Bài 2: Cho đoạn thẳng AB = a và một điểm M bất kì thuộc đoạn thẳng ấy. Trong cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng AB, vẽ các hình vuông AMCD, BMEF.
1. Chứng minh tại một điểm mà ta gọi là H.
2. Chứng minh D, H, F thẳng hàng.
3. Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng DF. Tính khoảng cách từ điểm I đến đường thẳng AB theo a; suy ra rằng I là điểm cố định, không phụ thuộc vào vị trí của điểm M trên đoạn thẳng AB.
4. Chỉ rõ rằng đường thẳng BE đi qua I. Khi điểm M di chuyển trên đoạn thẳng AB thì đỉnh C của hình vuông BMEF di chuyển trên những đường thẳng cố định nào?
Giải
1. Ta có: AC // MF
MBFE là hình vuông nên \(EB \bot MF\)
Từ các kết quả này, suy ra \(EB \bot AC.\)
Xét \(\Delta ABC,\) ta có \(EB \bot AC,\,CM \bot AB.\)
\( \Rightarrow \) E là trực tâm của \(\Delta ABC.\)
Vậy \(AE \bot BC.\)
2. \(AE \bot BC\) tại H \( \Rightarrow \Delta AHC\) vuông tại H.
Gọi O là tâm của hình vuông AMCD, trong \(\Delta AHC,\) OH là trung tuyến thuộc cạnh huyền AC nên
\(OH = \frac{1}{2}AC\) hay \(OH = \frac{1}{2}DM.\)
Tam giác DHM có trung tuyến HO bằng \(\frac{1}{2}\) cạnh đối diện DM nên nó là tam giác vuông tại đỉnh \(H \Rightarrow \widehat {DHM} = {90^0}.\)
Tương tự, ta chứng minh được \(\Delta HMF\) vuông tại \(H \Rightarrow \widehat {MHF} = {90^0}.\)
Ta được \(\widehat {DHF} = \widehat {DHM} + \widehat {MFH} = {90^0} + {90^0} = {180^0}\)
\( \Rightarrow \) Ba điểm D, H, F thẳng hàng.
3. Kẻ \(IH \bot AB \Rightarrow IK\) là đường trung bình của hình thang ABFD.
\(IK = \frac{1}{2}(AD + BF) = \frac{1}{2}(AM + MB) = \frac{1}{2}a.\)
K là trung điểm của AB.
Điểm I nằm trên đường trung trực của AB và \(IK = \frac{1}{2}a\) = không đổi.
\( \Rightarrow \) I là điểm cố định.
4. Dễ thấy \(\widehat {DMF} = {90^0}.\) Tam giác DMF vuông tại M có MI là trung tuyến thuộc cạnh huyền DF nên
\(MI = \frac{1}{2}DF = ID.\)
Vì \(MI = ID \Rightarrow I\) nằm trên đường chéo AC của hình vuông AMCD, suy ra I là giao điểm của AC với đường trung trực của đoạn thẳng AB, nên
\(\widehat {IBA} = \widehat {IAB} = {45^0}.\)
Ta đã có \(\widehat {EBA} = {45^0}\)
Vậy ba điểm B, E, I thẳng hàng.
Như vậy, do \(\widehat {CAB} = {45^0} \Rightarrow \) đường thẳng AC là đường thẳng cố định. Khi M di chuyển trên đoạn thẳng AB thì C di chuyển trên đường thẳng Ax tạo với đường thẳng AB góc \(\widehat {xAB} = {45^0}\)
Khi M di chuyển trên đoạn thẳng AB thì điểm C di chuyển trên cạnh huyền AC’ cua tam giác ABC’ vuông cân tại đỉnh B (đoạn thẳng AC’ thuộc tia AI), điểm E di chuyển trên cạnh huyền AE’ của tam giác ABE’ vuông cân tại đỉnh A (đoạn thẳng BE’ thuộc tia BI).
Bài 3: Một góc vuông xAy quay quanh đỉnh A của hình vuông ABCD. Cạnh Ax cắt các đường thẳng BC và CD theo thứ tự tại các điểm M, N và cạnh Ay cắt các đường thẳng BC, CD theo thứ tự tại các điểm P, Q.
1. Chứng minh các tam giác NAP, MAQ là các tam giác vuông cân.
2. Gọi E là giao điểm của QM và PN; F và I theo thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng QM và PN. Chứng minh tứ giác AFEU là hình chữ nhật.
3. Khi góc vuông xAy quay quanh đỉnh A thì các điểm F, I di chuyển trên đường thẳng cố định nào?
Giải
1. Ta có \(\widehat {{A_1}} + \widehat {{A_2}} = {90^0};\,\,\widehat {{A_3}} + \widehat {{A_1}} = {90^0}\)
\( \Rightarrow \widehat {{A_3}} = \widehat {{A_2}}\)
Kết hợp AD = AB
Suy ra \(\Delta ADN = \Delta ABP\)
\( \Rightarrow \Delta NAP\) vuông cân.
Lí luận tương tự, với hai tam giác ADQ và ABM để có AQ = AM.
2. Trong tam giác PQN, ta có:
\(NA \bot PQ,\,\,\,PC \bot QN.\)
\( \Rightarrow \) M là trực tâm của \(\Delta PQN \Rightarrow QE \bot NP.\)
\(\Delta NAP\) vuông cân, I là trung điểm của PN \( \Rightarrow AI \bot PN\)
\(\Delta QAM\) vuông cân, F là trung điểm của QM \( \Rightarrow {\rm{AF}} \bot {\rm{QM}}{\rm{.}}\)
Tứ giác AFEI có ba góc vuông nên có là hình chữ nhật.
3. Ta có, trong tam giác vuông PCM, CI là trung tuyến thuộc cạnh huyền PN nên
\(CI = \frac{1}{2}PN\)
Trong tam giác vuông PAN, AI là trung tuyến thuộc cạnh huyền PN nên
\(AI = \frac{1}{2}PN\)
\( \Rightarrow IC = IA \Rightarrow I\) nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng CA hay I nằm trên đường thẳng DB (chứa đường chéo BD của hình vuông).
Lí luận tương tự, ta có FA = FC.
Ta đã có DA = DC và BA = BC.
Vậy khi góc vuông xAy quay xung quanh đỉnh A thì hai điểm F, I di chuyển trên đường thẳng DB.
Từ khóa » Tính Chất Hình Vuông Lớp 8
-
Lý Thuyết Hình Vuông | SGK Toán Lớp 8
-
Tính Chất, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chứng Minh Hình Vuông Lớp 8
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Hình Vuông Lớp 8
-
Định Nghĩa, Tính Chất Hình Vuông - Hình Học 8 - Toán Lớp 8
-
Lý Thuyết Hình Vuông Hay, Chi Tiết | Toán Lớp 8
-
Tính Chất Hình Vuông - Diện Tích Hình Vuông
-
Lý Thuyết Hình Vuông Toán 8
-
Định Nghĩa, Tính Chất Của Hình Vuông
-
Định Nghĩa, Tính Chất, Dấu Hiệu Nhận Biết Các Hình Học Phẳng Lớp 8
-
Tính Chất Hình Vuông Lớp 8 - .vn
-
Hình Vuông Hình Học Lớp 8
-
Khái Niệm, Tính Chất Và Cách Chứng Minh Tứ Giác Là Hình Vuông
-
Các Tính Chất Hình Vuông Cùng Bài Tập Liên Quan - VOH