Hình Lăng Trụ Là Gì? Lăng Trụ Tam Giác đều, Tứ Giác đều, Lục Giác
Có thể bạn quan tâm
Toán 12: Hình lăng trụ là gì? Lăng trụ tam giác đều, tứ giác đều, lục giác
- 1. Hình lăng trụ
- 2. Hình lăng trụ đều
- 3. Lăng trụ tam giác đều, lăng trụ tứ giác đều, lăng trụ ngũ giác đều, lăng trụ lục giác đều
- 4. Bài tập trắc nghiệm Lăng trụ tam giác đều, lăng trụ tứ giác đều, lăng trụ ngũ giác đều, lăng trụ lục giác đều
Hình lăng trụ là gì? Lăng trụ tam giác đều, tứ giác đều, lục giác là gì? Để giúp các em nắm vững nội dung này, VnDoc giới thiệu tới các em những kiến thức trọng tâm về Hình lăng trụ, đi kèm bài tập vận dụng cho các em tham khảo, ôn luyện. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Định nghĩa và tính chất hình lăng trụ, lăng trụ tam giác đều, lăng trụ tứ giác đều, lục giác
1. Hình lăng trụ
Định nghĩa: Hình lăng trụ là một đa diện gồm có hai đáy là hai đa giác bằng nhau và nằm trên hai mặt phẳng song song, các mặt bên là hình bình hành, các cạnh bên song song hoặc bằng nhau
Tính chất: Hình hộp là hình lăng trụ có đáy là hình bình hành
Thể tích: thể tích hình lăng trụ bằng diện tích của mặt đáy và khoảng cách giữa hai mặt đáy hoặc là chiều cao.
V = B.h
Trong đó:
B: diện tích mặt đáy của hình lăng trụ
H: chiều cao của của hình lăng trụ
V: thể tích hình lăng trụ
2. Hình lăng trụ đứng
Định nghĩa: Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
Tính chất:
- Hình lăng trụ đứng có tất cả cạnh bên vuông góc với hai đáy,- Hình lăng trụ đứng có tất cả mặt bên là các hình chữ nhật.
Một số dạng lăng trụ đứng đặc biệt
a. Hình hộp đứng
Định nghĩa: Hình hộp đứng là hình hộp có cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
Tính chất: Hình hộp đứng có 2 đáy là hình bình hành, 4 mặt xung quanh là 4 hình chữ nhật.
b. Hình hộp chữ nhật
Định nghĩa: Hình hộp chữ nhật là hình hộp đứng có đáy là hình chữ nhật.
Tính chất: Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là 6 hình chữ nhật.
+ Hình chữ nhật có 12 cạnh, 8 đỉnh và 6 mặt.
+ Các đường chéo có hai đầu mút là 2 đỉnh đối nhau của hình hộp chữ nhật đồng quy tại một điểm
+ Diện tích của hai mặt đối diện trong hình hộp chữ nhật bằng nhau
+ Chu vi của hai mặt đối diện trong hình hộp chữ nhật bằng nhau
Thể tích khối hộp chữ nhật: \(V=a.b.h\)
c. Hình lập phương
Định nghĩa: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật 2 đáy và 4 mặt bên đều là hình vuông.
Tính chất: Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông.
+ Khối lập phương là hình đa diện đều loại {4; 3}. Các mặt là hình vuông, mỗi đỉnh là đỉnh chung của 3 mặt.
+ Khối lập phương có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.
Thể tích khối lập phương: \(V=a^3\)
3. Hình lăng trụ đều
Định nghĩa: Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều.
Tính chất:
- Hai đáy là hai đa giác đều bằng nhau do đó các cạnh đáy bằng nhau.
- Cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
- Các mặt bên là các hình chữ nhật.
Ví dụ: Các lăng trụ đều thường gặp như là lăng trụ tam giác đều, lăng trụ tứ giác đều, lăng trụ ngũ giác đều, hình lăng trụ lục giác đều, …
4. Lăng trụ tam giác đều, lăng trụ tứ giác đều, lăng trụ ngũ giác đều, lăng trụ lục giác đều
Định nghĩa:
- Hình lăng trụ tam giác đều là hình lăng trụ có hai đáy là 2 hình tam giác đều.
- Hình lăng trụ tứ giác đều là hình lăng trụ đều có đáy là hình vuông.
- Hình lăng trụ ngũ giác đều là hình lăng trụ đều có đáy là hình ngũ giác.
- Hình lăng trụ lục giác đều là hình lăng trụ đều có đáy là lục giác.
Hình lăng trụ tam giác đều
Hình lăng trụ tứ giác đều
Hình lăng trụ ngũ giác đều
Hình lăng trụ lục giác đều
5. Bài tập trắc nghiệm Lăng trụ tam giác đều, lăng trụ tứ giác đều, lăng trụ ngũ giác đều, lăng trụ lục giác đều
Câu 1: Các mặt bên của một bát diện đều là hình gì?
A. Tam giác cân | C. Hình vuông |
B. Tam giác đều | D. Hình vuông |
Câu 2: Hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác vuông tại A, cạnh AB = 1, BC = \(\sqrt{3}\), cạnh bên A’A = \(2\sqrt{5}\). Thể tích khối lăng trụ đó là:
\(A. \sqrt{15}\) | \(B. \frac{\sqrt{15}}{3}\) | \(C. 2\sqrt{15}\) | \(D. \sqrt{10}\) |
Câu 3: Cho lăng trụ đứng ABC.A’B’C’. Gọi H là trực tâm của tam giác ABC. Thể tích khối lăng trụ được tính theo công thức nào sau đây?
\(A. V=\frac{1}{3}{{S}_{\Delta ABC}}.AA'\)\(B. V={{S}_{\Delta ABC}}.HA'\)\(C.V={{S}_{\Delta ABC}}.CC'\)
Từ khóa » V Lăng Trụ đứng Tam Giác đều
-
Công Thức Tính Thể Tích Khối Lăng Trụ Tam Giác đều
-
Diện Tích, Thể Tích Lăng Trụ Tam Giác đều Chuẩn 100%
-
Công Thức Tính Thể Tích Khối Lăng Trụ Tam Giác Đều Và Bài Tập
-
Tính Thể Tích V Của Khối Lăng Trụ Tam Giác đều Có Tất Cả Các Cạnh ...
-
Toán Học: Lăng Trụ Tam Giác đều - Wiki Cách Làm
-
KIẾN THỨC VỀ LĂNG TRỤ TAM GIÁC ĐỀU
-
Thể Tích Khối Lăng Trụ Tam Giác đều? Bài Tập Vận Dụng - GiaiNgo
-
Thể Tích Lăng Trụ đứng Tam Giác đều, Tứ Giác đều, Lục Giác đều, Hình ...
-
Lăng Trụ Tam Giác đều Và Lăng Trụ Tứ Giác đều - Toán Thầy Định
-
Thể Tích V Của Khối Lăng Trụ Tam Giác đều Có Tất Cả Các Cạnh Bằng A Là
-
Hình Lăng Trụ Là Gì? Lăng Trụ Tam Giác đều, Tứ Giác, Lục Giác - Diện Tích
-
Công Thức Tính Thể Tích Khối Lăng Trụ đứng, Hình Lăng Trụ
-
Công Thức Tính Thể Tích Khối Lăng Trụ Tam Giác đều Chuẩn SGK
-
Kiến Thức Về Lăng Trụ Tam Giác Đều Có Là Lăng Trụ Đứng Không