Hình Phạt Bổ Sung Có Bắt Buộc Trong Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính?
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt câu hỏi:
Hình phạt bổ sung có bắt buộc trong xử phạt vi phạm hành chính?
Mong luật sư cho em biết vấn đề sau đây. Em kinh doanh khách sạn nhà nghỉ. Ngày 20/7/2016 vừa qua công an vào kiểm tra và có phát hiện một đôi mua bán dâm trong nhà nghỉ của em. Công an đã lập biên bản để xử phạt em. Em nghe nói là sẽ tịch thu giấy phép hoạt động của em trong mấy tháng gì đó. Xin hỏi luật sư khi bị xử phạt vi phạm hành chính rồi em có thể bị tịch thu giấy phép hoạt động hay không? Hình phạt này có bắt buộc hay không? Em cảm ơn luật sư.
Người gửi: Nguyễn Văn Dũng (Vũng Tàu)
Tư vấn luật: 1900 6589
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý
– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
2/ Hình phạt bổ sung có bắt buộc trong xử phạt vi phạm hành chính?
Căn cứ theo quy theo quy định tại Điều 21, luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định những hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, có những hình thức xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
Đồng thời, tại Điều 3 Nghị định 167/2013/NĐ – CP quy định những hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
“1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).
3. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc giảm khối lượng, số lượng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo định mức quy định;
b) Buộc di chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;
c) Buộc sắp xếp lại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định;
d) Buộc thu hồi, hủy bỏ giấy tờ, tài liệu, thông tin liên quan đến vi phạm hành chính;
đ) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu;
e) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II Nghị định này.
4. Việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài có thể là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung.”
Tại Điều 25, nghị định 167/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định về Hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm. Theo đó, hành vi này có thể bị xử lý như sau:
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm ở cơ sở do mình quản lý.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Như vậy, trường hợp của bạn, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà bạn chủ hộ kinh doanh khách sạn nhà nghỉ có thể bị áp dụng hình thức xử phạt từ 06 tháng đến 12 tháng.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Hình phạt bổ sung có bắt buộc trong xử phạt vi phạm hành chính? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Từ khóa » Hình Phạt Nào Sau đây Có Thể Là Hình Phạt Chính Cũng Có Thể Là Hình Phạt Bổ Sung
-
Điều 32. Các Hình Phạt đối Với Người Phạm Tội Theo Bộ Luật Hình Sự
-
Hình Phạt Bổ Sung Là Gì ? Các Loại Hình Phạt Bổ Sung Hiện Nay
-
Hình Phạt Bổ Sung Là Gì? Hình Phạt Bổ Sung Theo Quy định Của Bộ ...
-
Hình Phạt Bổ Sung Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
[PDF] Các Quy định Về Hình Phạt (Gồm Khái Niệm, Mục đích, Các Loại Hình ...
-
Hình Phạt Nào Sau đây Có Thể Là Hình Phạt Chính Cũng Có ... - Thả Rông
-
Hình Phạt Chính, Hình Phạt Bổ Sung, Biện Pháp Tư Pháp đối Với ...
-
Hình Phạt Theo Quy định Tại Bộ Luật Hình Sự Mới Nhất
-
Hành Vi Cố ý Gây Thương Tích - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
Hình Phạt Là Gì? Khái Niệm, đặc điểm Của Hình Phạt - Luat Su Bao Ho
-
Hình Phạt Là Gì? Những Quy định Pháp Luật Liên Quan
-
[DOC] Đối Với Người Từ đủ 16 Tuổi đến Dưới 18 Tuổi Khi Phạm Tội, Nếu điều ...
-
Quy định Về Hình Phạt Bổ Sung đối Với Người Phạm Tội - Luật Sư 247
-
Một Số Vấn đề Về án Treo Và áp Dụng án Treo Theo Luật Hình Sự Việt ...