Hình Thái Bên Ngoài Của Rễ - .vn
Có thể bạn quan tâm
Các phần của rễ
Rễ có khả năng phân nhánh cho ra các rễ bên nên tuy rễ có thể tích nhỏ nhưng diện tích bề mặt của rễ rất lớn giúp rễ tăng cường diện tích tiếp xúc với đất và dễ dàng hút nước. Rễ thường có hình trụ hơi nhọn đầu, phát triển rất nhanh chóng và mỗi ngày mất đi khoảng 10.000 tế bào do chúng đi xuyên qua đất và mọc sâu xuống bên dưới.
Quan sát dọc một rễ từ dưới lên trên, ta thấy rễ có các phần sau:
Chóp rễ (root cap)
Là một bao trắng nằm ở đầu rễ, có nhiệm vụ bảo vệ đầu rễ lúc rễ chen đất mọc sâu xuống. Chóp rễ do nhiều lớp tế bào, lớp ngoài tróc đi và mất trong lúc nhiều lớp bên trong được thành lập. Chóp rễ cũng tạo ra dịch nhầy (mucigel), là chất nhựa bảo vệ đầu rễ không bị khô giúp cho rễ đi xuyên qua đất dễ dàng hơn, nó cũng còn giúp cả việc hấp thu nước và chất dinh dưỡng trong đất.
Vùng phân sinh
Nằm ngay trên chóp rễ, chính ở vùng nầy, các tế bào của mô phân sinh sẽ phân cắt để cho nhiều tế bào mới.
Vùng tăng trưởng
Vùng nầy dài vài mm và láng, đó là vùng mà tế bào lớn lên, bắt đầu chuyên hóa và làm cho rễ dài ra.
Vùng lông hút / lông rễ
Trong vùng nầy các tế bào trưởng thành và biệt hóa, vùng nầy còn là vùng lông hút vì đây là nơi có nhiều lông rễ nhỏ nhô ra từ các tế bào căn bì. Các lông này được sinh ra ở vùng bên dưới, lông dài ra khi đi dần lên trên, và cuối cùng lông sẽ rụng. Tế bào lông hút là tế bào sống có tế bào chất, nhân ở đầu lông và một thủy thể to. Lông hút phong phú và duy nhứt ở thực vật, đảm nhận nhiệm vụ hấp thu nước và muối khoáng cho cây, các lông hút còn có nhiệm vụ đồng hóa các chất mà chúng hấp thu; ngoài ra nhờ có lông hút mà diện tích bề mặt hấp thu trên rễ được gia tăng rất lớn. Chót của lông hút có chất nhầy giúp cho lông hút dính chặt vào trong đất.
Chiều dài của vùng lông hút không thay đổi, do các lông hút mới thành lập luôn nằm
bên dưới,càng đi lên bên trên, lông rễ càng dài ra và saucùng sẽ rụng đi. Người ta ước tính ở rễ lúacó khoảng 14 tỉ lông hút với tổng cộng diện tích bề mặt hơn 400m2
Vùng của tế bào trưởng thành ở rễ cũng là nơi mô sơ cấp như căn bì, nhu mô vỏ phát triển
Vùng tẩm suberin
Vùng nầy trống và không láng, nằm bên trên vùng lông hút và là vùng lông hút đã rụng đi. Tầng tế bào bên dưới lông hút lộ ra và vách tế bào bị tẩm suberin nên được gọi là tầng tẩm suberin. Vùng nầy không hấp thu các chất dinh dưỡng được nữa vì vách tế bào không thấm; người ta cho rằng chính sự tẩm suberin vào vách tế bào làm cho lông hút rụng. Sau vùng lông hút, rễ chia nhánh và phân chia ra rễ con (rễ thứ cấp). Từ chóp rễ đi lên, rễ gia tăng đường kính và sau cùng rễ tiếp giáp với thân ở cổ rễ.
Ở các rễ cây song tử diệp, rễ mọc to ra và tầng dưới lông thay vì tẩm suberin lại hoạt động như một tượng tầng, đó là tượng tầng sube nhu bì và cho ra bên ngoài là mô sube (mô che chở thứ cấp), trên mô nầy cũng có các bì khổng.
Từ khóa » Mô Tả đặc điểm Hình Thái Của Hệ Rễ
-
Quan Sát Hình 1.1 Và 1.2 Mô Tả đặc điểm Hình Thái Của Hệ Rễ Cây Trên ...
-
Quan Sát Hình 1.1 Và Hình 1.2, Mô Tả đặc điểm Hình Thái Của Hệ Rễ ...
-
Mô Tả đặc điểm Hình Thái Của Hệ Rễ Cây Trên Cạn
-
Bài 1. Sự Hấp Thụ Nước Và Muối Khoáng ở Rễ - TopLoigiai
-
Mô Tả đặc điểm Hình Thái Của Hệ Rễ Cây Trên Cạn Thích Nghi ... - Selfomy
-
Quan Sát Hình 1.1 Và 1.2 Mô Tả đặc điểm Hình Thái Của Hệ Rễ Cây Trên ...
-
Mô Tả Đặc Điểm Hình Thái Của Hệ Rễ, Cây Trên Cạn
-
Mô Tả đặc điểm Hình Thái Của Hệ Rễ Cây Trên Cạn Thích Nghi Với Chức ...
-
Bài 1 Trang 9 SGK Sinh Học 11. Rễ Của Thực Vật Trên Cạn Có đặc ...
-
Đề Bài - Quan Sát Hình 1.1 Và 1.2 Mô Tả đặc điểm Hình Thái Của Hệ Rễ ...
-
Top 9 Nêu Các đặc điểm Của Rễ Thích Nghi Với Chức Năng Hấp Thụ ...