Hình Thức Biểu Quyết Thông Qua Quyết định Công Ty - Phamlaw

Hình thức biểu quyết thông qua quyết định công ty

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau: Tôi đang có dự định thành lập công ty để hoạt động kinh doanh, có một vài người bạn của tôi cũng muốn cùng góp chung tiền để vào công ty này. Tuy nhiên thì tôi chưa hiểu rõ về hình thức biểu quyết thông qua quyết định của công ty, giữa các loại hình công ty thì hình thức biểu quyết thông qua quyết định khác nhau như thế nào? Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi để tôi có thể lựa chọn được loại hình công ty phù hợp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hình thức biểu quyết thông qua quyết định công ty
Hình thức biểu quyết thông qua quyết định công ty

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã gửi câu hỏi đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw. Về vướng mắc của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn qua bài viết dưới đây. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp Quý khách lựa chọn được loại hình công ty phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình.

Tại khoản 1 Điều 60 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định: “Hội đồng thành viên thông qua các nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định”. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 143 Luật doanh nghiệp 2014 cũng có quy định: “Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản”. Như vậy theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn và đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần được phép thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên và đại hội đồng cổ đông qua hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Riêng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Luật doanh nghiệp 2014 cho phép điều lệ công ty có thể quy định thêm hình thức biểu quyết khác.

Tại khoản 4 Điều 60 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

“Thành viên được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên trong trường hợp sau đây:

a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;

b) Ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;

c) Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;

d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử.”

Tại khoản 2 Điều 140 Luật doanh nghiệp 2014 cũng có quy định như sau:

“Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:

a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;

b) Ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;

c) Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;

d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử.”

Căn cứ theo quy định của hai điều luật trên thì Luật doanh nghiệp 2014 cũng cho phép thành viên hay cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông thông qua hình thức hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hay hình thức khác.

Đối với biểu quyết tại hội đồng thành viên thì không có quy định bắt buộc các loại quyết định phải được thông qua tại hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn dưới từng hình thức trên trong Luật doanh nghiệp 2014. Chính vì vậy, các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn được phép thỏa thuận trong điều lệ là mọi quyết định của hội đồng thành viên đều được phép thông qua dưới hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.

Đối với biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông, tại khoản 2 Điều 136 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định:

“2. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:

a) Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

b) Báo cáo tài chính hằng năm;

c) Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;

d) Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, về kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

đ) Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và của từng Kiểm soát viên;

e) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;

g) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.”

Tuy nhiên đại hội đồng cổ đông thường niên có vẻ như không được tổ chức qua hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Do đó, các vấn đề được nêu ở khoản 2 Điều 136 Luật doanh nghiệp 2014 phải được đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua dưới hình thức biểu quyết tại cuộc họp, ngoài ra điều lệ không thể quy định các vấn đề này có thể được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 143 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định:

“2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:

a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung của Điều lệ công ty;

b) Định hướng phát triển công ty;

c) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

đ) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc một tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;

e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

g) Tổ chức lại, giải thể công ty.”

Theo quy định của điều luật này thì ngoại trừ các vấn đề phải được thông qua tại đại hội đồng cổ đông thường niên thì điều lệ công ty được phép  quy định những hình thức lấy ý kiến bằng văn bản áp dụng đối với tất cả các vấn đề còn lại.

Đối với biểu quyết tại hội đồng quản trị và ban kiểm soát, khoản 3 Điều 149 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định: “Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết”. Đối với ban kiểm soát thì Luật doanh nghiệp 2014 không có quy định nào về hình thức biểu quyết vì vậy ban kiểm soát có thể thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến tại cuộc họp, bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác mà điều lệ quy định vì vậy điều lệ công ty cần quy định rõ ràng về vấn đề này.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Phamlaw về thắc mắc của Quý khách liên quan đến vấn nêu trên. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tịn đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866.

Xem thêm:

  • thủ tục giải thể công ty tnhh mtv hà nội
  • Quy định về chuyển nhượng phần vốn góp trong doanh nghiệp
  • Quy định về cổ phần ưu đãi của công ty trong doanh nghiệp
  • Thủ tục giải thể doanh nghiệp nhanh

 

 

Rate this postCó thể bạn quan tâm
  • Quá trình phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định hiện hànhQuá trình phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định hiện hành
  • Chỉ thị số 08/2004/CT-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2004Chỉ thị số 08/2004/CT-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2004
  • Ly hôn khi không có đăng ký kết hôn 2017Ly hôn khi không có đăng ký kết hôn 2017
  • Trình tự, thủ tục mua bán xe ô tôTrình tự, thủ tục mua bán xe ô tô
  • Thi hành án tính theo lãi suất ngân hàngThi hành án tính theo lãi suất ngân hàng
  • Thông tư số 11/2010/TT-BKH ngày 27 tháng 05 năm 2010Thông tư số 11/2010/TT-BKH ngày 27 tháng 05 năm 2010
  • Người nước ngoài có được thành lập bệnh viện tại Việt Nam?Người nước ngoài có được thành lập bệnh viện tại Việt Nam?
  • Bí quyết khỏe mạnh và sống thọ của người Nhật
  • Định giá đất đaiĐịnh giá đất đai
  • Mẫu đơn xin được miễn thuế thu nhập cá nhânMẫu đơn xin được miễn thuế thu nhập cá nhân

Bài viết cùng chủ đề

  • Vấn đề pháp lý doanh nghiệp cần lưu ý trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Mức thuế của doanh nghiệp mới được thành lập
  • Tại sao doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu?
  • Sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
  • Thủ tục, mẫu đơn trình báo công an khi mất trộm tài sản
  • Mô hình công ty TNHH một thành viên
  • Loại hình doanh nghiệp là gì?

Từ khóa » Trong Cty Tnhh 2 Thành Viên Quyết định Của Hđqt được Thông Qua Tại Cuộc Họp Khi