Hình Thức Chia Lợi Nhuận Giữa Các Thành Viên Trong Công Ty

Hình thức chia lợi nhuận giữa các thành viên trong công ty

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, kính mong được Quý luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề sau: Doanh nghiệp tôi vừa thành lập vào đầu tháng 05/2022 và bắt đầu đi vào hoạt động. Tôi có thắc mắc là sau này khi công ty tôi hoạt động có lãi thì chúng tôi có thể tiến hành chia lợi nhuận bằng tài sản được không, hay bắt buộc phải chia bằng tiền mặt vì công ty chúng tôi muốn linh động về mặt chia lợi nhuận. Kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi vềhình thức chia lợi nhuận giữa các thành viên trong công ty để chúng tôi hiểu rõ hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật của Phamlaw)

Hình thức chia lợi nhuận giữa các thành viên trong công ty
Hình thức chia lợi nhuận giữa các thành viên trong công ty

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Chia lợi nhuận và cổ tức bằng tài sản

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã gửi câu hỏi đến Bộ phận tư vấn pháp luật của Phamlaw. Về vướng mắc của Quý khách, vì trong câu hỏi của Quý khách chưa nói rõ loại hình doanh nghiệp mà công ty Quý khách hoạt động, nên chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

1. Chia lợi nhuận trong doanh nghiệp tư nhân

Vấn đề phân chia lợi nhuận không đặt ra đối với Doanh nghiệp tư nhân bởi Doanh nghiệp Tư nhân chỉ có một chủ sở hữu và toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp sẽ thuộc về một mình chủ Doanh nghiệp.

2. Chia lợi nhuận trong công ty TNHH 1 thành viên

Khoản lợi nhuận trong công ty TNHH 1 thành viên có thể hiểu là phần tài sản thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi tất cả các chi phí là thuế

+ Đối với công ty TNHH  một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu: Sẽ được hưởng toàn bộ số lợi nhuận đó. Chủ sở hữu công ty sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

+ Đối với công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu: Các thành viên trong tổ chức sẽ hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn.

Hình thức chi trả lợi nhuận

– Chi trả bằng tiền mặt: Công ty phải chi trả lợi nhuận bằng tiền mặt Đồng Việt Nam. Có thể trả bằng séc, chuyển khoản hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện.

– Chi trả bằng hình thức khác: Do Điều lệ của công ty quy định

3. Cách thức phân chia lợi nhuận trong công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì việc phân chia lợi nhuận trong công ty TNHH hai thành viên trở lên thường được thực hiện theo 2 cách sau:

Thứ nhất, các thỏa thuận giữa các thành viên thường được ghi nhận trong Điều lệ công ty. Do đó, điều lệ công ty được xác định là văn bản thỏa thuận giữa các thành viên về việc thành lập công ty theo như quy định của pháp luật doanh nghiệp và nguyên tắc trong quá trình hoạt động của công ty. Việc phân chia lợi nhuận cũng là một điều khoản được ghi nhận tại Điều lệ công ty. Do đó, có thể hiểu rằng ngay từ khi thành lập công ty, các thành viên sẽ tự thoả thuận với nhau về nguyên tắc phân chia lợi nhuận, sau đó mới ghi vào Điều lệ.

Thứ hai, Chia theo phần vốn góp tương ứng của thành viên. Việc phân chia lợi nhuận sẽ dựa trên số vốn góp của từng thành viên góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Dựa vào số vốn góp của từng thành viên góp vào công ty khi thành lập, bộ phận quản lý sẽ tiến hành phân chia phần trăm lợi nhuận. Đây là phương thức phân chia lợi nhuận được rất nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn áp dụng.

Hình thức chi trả lợi nhuận

– Chi trả bằng tiền mặt: Công ty phải chi trả lợi nhuận bằng tiền mặt Đồng Việt Nam. Có thể trả bằng séc, chuyển khoản hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện.

– Chi trả bằng hình thức khác: Do Điều lệ của công ty quy định

4. Cách thức phân chia lợi nhuận trong công ty cổ phần

Quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020: “Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính”

Theo đó lợi nhuận để chia trong công ty cổ phần chính là việc phân chia cổ tức

Hình thức phân chia cổ tức

– Chi trả bằng tiền mặt: Công ty phải chi trả cổ tức tiền mặt bằng Đồng Việt Nam. Có thể trả bằng séc, chuyển khoản hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện.

– Chi trả bằng cổ phần: Công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần. Công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức. Thời hạn thực hiện là 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.

– Cổ tức bằng hình thức khác: Do Điều lệ của công ty quy định.

5. Cách thức phân chia lợi nhuận công ty hợp danh

Theo điểm e điều 181 Luật doanh nghiệp 2020 về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh: “Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty”

Theo điều luật trên, thành viên công ty hợp danh được chia lợi nhuận, chịu rủi ro tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại điều lệ công ty. Do tính chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới với các nghĩa vụ của công ty các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau trong quản lý công ty; được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại điều lệ công ty; Từ đây, có thể thấy là theo quy định thì thành viên hợp danh được chia lợi nhuận tương ứng với tỉ lệ vốn góp vào công ty nhưng cũng có thể khác nếu theo quy định tại điều lệ công ty, tức là Luật cho phép thỏa thuận trong điều lệ.

Bên cạnh những quyền hạn như trên thì các thành viên hợp danh cũng phải có những nghĩa vụ nhất định, những nghĩa vụ đó là: điểm e khoản 2 Điều 181 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của các thành viên hợp danh: “Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ”;

Trong trường hợp công ty kinh doanh thua lỗ thì các thành viên hợp danh phải chịu lỗ theo nguyên tắc đã được các thành viên thống nhất và thỏa thuận trong điều lệ công ty. Trong qúa trình quản lý công ty hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty hay đại diện cho công ty các thành viên hợp danh phải hành động một cách trung thực, định kỳ hàng tháng báo cáo chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty. Hơn nữa do đặc điểm của công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân được thiết lập chủ yếu dựa trên nền tảng tin cậy, hiểu biết lẫn nhau nên để bảo đảm tính ổn định trong hoạt động kinh doanh cho công ty, đảm bảo khả năng tồn tại cho công ty. Từ điều luật này cũng thấy Luật cho phép thỏa thuận trong điều lệ của công ty đó.

Hình thức chi trả lợi nhuận:

– Chi trả bằng tiền mặt: Công ty phải chi trả lợi nhuận bằng tiền mặt Đồng Việt Nam. Có thể trả bằng séc, chuyển khoản hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện.

– Chi trả bằng hình thức khác: Do Điều lệ của công ty quy định

Tóm lại, nếu Quý khách muốn được chia lợi nhuận công ty bằng tài sản hay tiền mặt thì cần căn cứ vào loại hình mà doanh nghiệp của Quý khách hoạt động theo. Bên cạnh đó cũng cần căn cứ vào các điều khoản được ghi nhận trong điều lệ của công ty. Như mong muốn của Quý khách ở trên, công ty của Quý khách muốn được chia lợi nhuận một cách linh hoạt, vì vậy Quý khách có thể xem xét lại Điều lệ công ty mình để sửa đổi hay bổ sung điều lệ một cách phù hợp, thuận lợi nhất hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo mong muốn của các thành viên hay cổ đông của công ty.

Trên đây là ý kiến của Phamlaw về vướng mắc của Quý khách liên quan đến vấn đề Hình thức chia lợi nhuận giữa các thành viên trong công ty. Nếu Quý khách còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ với Bộ phận tư vấn pháp luật của Phamlaw, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ doanh nghiệp chuyên sâu, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, luôn hỗ trợ 24/7.

———————————-

Phòng tư vấn doanh nghiệp – Phamlaw

> Xem thêm:

  • thủ tục giải thể công ty tnhh mtv
  • hồ sơ giải thể công ty
5/5 - (2 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
  • Thông tư số 42/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 3 năm 2012Thông tư số 42/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 3 năm 2012
  • Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chung cư mini tại Hà NộiThủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chung cư mini tại Hà Nội
  • Thông tư liên tịch Số: 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15 tháng 05 năm 2013Thông tư liên tịch Số: 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15 tháng 05 năm 2013
  • Thủ tục sang tên nhà đấtThủ tục sang tên nhà đất
  • Cấp Giấy chứng nhận cho đất nằm trên nhiều đơn vị hành chínhCấp Giấy chứng nhận cho đất nằm trên nhiều đơn vị hành chính
  • Giao đất, cho thuê đất phi nông nghiệp đối với người Việt NamGiao đất, cho thuê đất phi nông nghiệp đối với người Việt Nam
  • Quy định pháp luật về phá sản doanh nghiệp mới nhấtQuy định pháp luật về phá sản doanh nghiệp mới nhất
  • Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng phương thức thương lượngGiải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng phương thức thương lượng
  • Mẫu hợp đồng thuê giám đốc công ty cổ phầnMẫu hợp đồng thuê giám đốc công ty cổ phần
  • Thủ Tục Giải Thể Công Ty Tại Phú Yên Trọn Gói Giá RẻThủ Tục Giải Thể Công Ty Tại Phú Yên Trọn Gói Giá Rẻ

Bài viết cùng chủ đề

  • Trình tự tăng vốn vào công ty cổ phần
  • Những lưu ý trước và sau khi thành lập doanh nghiệp
  • Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự mới
  • Thủ tục đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất
  • Trình tự thuê đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất
  • Chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH 1 thành viên
  • Mã số doanh nghiệp và nghĩa vụ sau khi thành lập
  • Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Từ khóa » Cách Chia Phần Trăm Cổ Phần