Hình Thức Giải Quyết Tranh Chấp Thương Lượng Giữa Các Bên Là Như ...
Có thể bạn quan tâm
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, thông dụng và phổ biến nhất được các bên tranh chấp áp dụng rộng rãi để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, nhất là trong hoạt động thương mại. Phương thức giải quyết tranh chấp này thường được giới thương nhân lựa chọn mỗi khi có tranh chấp phát sinh, bởi sự đơn giản của phương thức thực hiện, ít tốn kém, lại không bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lí phức tạp, uy tín cũng như bí mật trong kinh doanh được bảo đảm tối đa và mức độ phương hại đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên cũng thấp, thậm chí còn tăng cường sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau sau khi thương lượng thành công.
Khái niệm, bản chất
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất động phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp đầu tiên được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 317 Luật Thương mại 2005.
Bản chất của thương lượng được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau đây:
+ Thứ nhất, phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay ra phán quyết
+ Thứ hai, quá trình thương lượng giữa các bên cũng không chịu sự ràng buộc của bất kì nguyên tắc pháp lí hay những quy định mang tính khuôn mẫu nào của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp. Pháp luật của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận thương lượng là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mà không có bất kì quy định nào chi phối đến cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng.
+ Thứ ba, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lí nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức thương lượng là sự thể hiện quyền tự do thỏa thuận, tự do định đoạt của các bên tranh chấp. Các bên tự đề xuất các giải pháp và thỏa hiệp với nhau theo trình tự, thủ tục tự chọn để giải quyết các bất đồng phát sinh mà không bắt buộc phải tuân theo một thủ tục pháp lí nào. Do thể thức đơn giản, ít phiền hà, hiệu quả, ít tốn kém, không gây ra ảnh hưởng xấu trong quan hệ kinh doanh giữa các bên sau tranh chấp mà thương lượng luôn là phương thức ưa chuộng phổ biến, được các thương nhân ưu tiên lựa chọn trước khi tìm đến các giải pháp khác để giải quyết các tranh chấp thương mại. Quá trình thương lượng để giải quyết tranh chấp thường mại có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức: thương lượng trực tiếp, thương lượng gián tiếp và kết hợp thương lượng trực tiếp với thương lượng gián tiếp.
Thương lượng trực tiếp là cách thức mà các bên tranh chấp trực tiếp gặp nhau bàn bạc, trao đổi và đề xuất ý kiến của mỗi bên nhằm tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh chấp.
Thương lượng gián tiếp là cách thức các bên tranh chấp gửi cho nhau tài liệu giao dịch thể hiện quan điểm và yêu cầu của mình nhằm tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh chấp.
Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, tuỳ hoàn cảnh cụ thể cũng như “sở trường, sở đoản” của mỗi bên tranh chấp mà có thể áp dụng phương pháp thương lượng trực tiếp hay thương lượng gián tiếp hoặc phối kết hợp thích ứng cả hai phương pháp này nhằm tăng cường tính hiệu quả và khả năng thành công của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng.
Ưu, nhược điểm của thương lượng
Ưu điểm nổi bật của phương thức giải quyết tranh chấp này là sự thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, tính linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém. Mặt khác, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng còn bảo vệ được uy tín cho các bên tranh chấp cũng như bí mật trong kinh doanh của các nhà kinh doanh. Nếu thương lượng thành công không những các bên đã loại bỏ được những bất đồng đã phát sinh mà mức độ phương hại đến mối quan hệ kinh doanh giữa các bên cũng thấp, tăng cường sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau trong tương lai.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng cũng có những hạn hạn chế nhất định. Thương lượng thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết và thái độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp. Khi một hoặc các bên tranh chấp thiếu sự hiểu biết về lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp không nhận thức được vị thế của mình về khả năng thắng thua nếu phải theo đuổi vụ kiện tại cơ quan tài phán hoặc không có thái độ nỗ lực hợp tác, thiếu sự thiện chí, trung thực trong quá trình thương lượng thì khả năng thành công là rất mong manh, kết quả thương lượng thường bế tắc.
Ngoài ra, kết quả thương lượng lại không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lí mang tính bắt buộc. Do vậy, dù các bên có đạt được thỏa thuận để giải quyết vụ tranh chấp thì việc thực thi kết quả thương lượng cũng vẫn phụ thuộc vào sự tự nguyện của bên phải thi hành. Nếu một bên không tự nguyện thi hành thì kết của thương lượng cũng chỉ tồn tại trên giấy mà không có một cơ chế pháp lí trực tiếp nào bắt buộc thi hành đối với kết quả thương lượng của các bên.
Những hạn chế này của thương lượng dễ bị lạm dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại. Nhiều trường hợp vì thiếu sự thiện chí, hợp tác trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp mà một bên đã tìm mọi cách trì hoãn quá trình thương lượng nhằm kéo dài vụ tranh chấp, nhất là khi thời hiệu khởi kiện không còn nhiều. Bởi vậy, các bên tranh chấp thường phải lưu ý, cần nhắc đến yếu tố này trước hoặc trong khi tiến hành thương lượng để có giải pháp lựa chọn hợp lí trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp thương mại.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Sự Thương Lượng Là Gì
-
Thương Lượng Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Thương Lượng Là Gì ? Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng ...
-
Thương Lượng Là Gì? Thỏa Thuận Bằng Thương Lượng Quy định Như ...
-
Thương Lượng Là Gì? Ví Dụ Giải Quyết Tranh Chấp Bằng Thương Lượng
-
Thương Lượng Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Thương Lượng Và Hòa Giải?
-
So Sánh Thương Lượng Và Hoà Giải Trong Thương Mại - LuatVietnam
-
[PDF] KỸ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG
-
Hỏi Đáp Về Kinh Doanh Và Thương Lượng Tập Thể - ILO
-
Thương Lượng Tập Thể Là Gì? Nội Dung Và Nguyên Tắc ... - Luật LawKey
-
Khái Niệm, Phân Loại Và đặc Tính Của đàm Phán, Thương Lượng
-
THƯƠNG LƯỢNG – PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRONG KINH ...
-
SỰ THƯƠNG LƯỢNG - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Giải Quyết Tranh Chấp Lao động Cá Nhân Bằng Phương Thức Thương ...
-
Tư Vấn Giải Quyết Tranh Chấp Hợp đồng - Luật Việt An