Hình Thức Kế Toán

Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định nhằm phản ánh các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng quy định, pháp lý nhà nước.

1.1 Các hình thức kế toán cơ bản

Các hình thức kế toán hiện nay, Tân Thành Thịnh giới thiệu 5 hình thức kế toán cơ bản hiện nay, mỗi hình thức sẽ có những đặc điểm riêng. Tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức kế toán phù hợp.

a) Hình thức Nhật ký – Sổ cái

Hình thức Nhật Ký – Sổ cái phù hợp với các đơn vị kế toán có quy mô nhỏ, khối lượng công việc ít, không bị phát sinh thường xuyên và sử dụng ít tài khoản. Hoặc là các đơn vị có mô hình quản lý tập trung một cấp, hoặc  các đơn vị mà lao động kế toán ở trình độ thấp và ít nhân viên kế toán.

Nhật ký - Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp gồm 2 phần: Phần Nhật ký và phần Sổ Cái.

Phần Nhật ký: gồm các cột: Cột "Ngày, tháng ghi sổ", cột "Số hiệu”, cột "Ngày, tháng” của chứng từ, cột “Diễn giải" nội dung nghiệp vụ và cột "Số tiền phát sinh".

Phần Sổ cái: được phản ánh cho cả hai bên Nợ và Có của từng tài khoản kế toán. Toàn bộ tài khoản mà đơn vị sử dụng sẽ được phản ánh ở cả phần sổ này. Phần này dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế (theo từng tài khoản kế toán)

b) Hình thức Nhật ký chung

Hình thức Nhật Ký Chung áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, dịch vụ, thương mại có quy mô vừa và nhỏ. 

Tất cả các nghiệp vụ doanh nghiệp phát sinh đã được ghi nhận vào sổ nhật ký chung dựa trên các chứng từ kế toán: hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, giấy. Dựa vào những dữ liệu đã ghi trên sổ Nhật Ký Chung kế toán vào sổ cái cho từng đối tượng kế toán theo trình tự thời gian. Các thông tin sẽ được phân loại theo từng nghiệp vụ.

c) Hình thức Chứng từ ghi sổ

Hình thức chứng từ ghi sổ là hình thức mà các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh ở Chứng từ gốc trước hết phải được phân loại, tổng hợp, lập Chứng từ ghi sổ, sau đó mới sử dụng Chứng từ ghi sổ để ghi Sổ cái các tài khoản. 

Hình thức chứng từ ghi sổ áp dụng cho mọi doanh nghiệp, việc ghi sổ này phải tuân thủ nội dung các quy định dựa trên Sổ cái và trình tự thời gian trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

Việc ghi sổ chứng từ gồm:

  • Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
  • Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

d) Hình thức Nhật ký – chứng từ

Nhật ký chứng từ là sổ kế toán tổng hợp, dùng để phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo vế Có của các tài khoản. ... Căn cứ để ghi chép các NKCT là chứng từ gốc, số liệu của sổ kế toán chi tiết, của bảng kê và bảng phân bổ.

Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:

  • Nhật ký chứng từ.
  • Bảng kê.
  • Sổ Cái.
  • Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.
  • Việc ghi sổ chứng từ gồm 2 bước sau:

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.

Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.

e) Hình thức kế toán trên máy vi tính

Hình thức kế toán trên máy vi tính là hình thức sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính để thực hiện các công việc kế toán trong doanh nghiệp. ... Tuy quy trình ghi sổ được thực hiện trên máy tính nhưng các sổ kế toán và báo cáo tài chính vẫn phải được in đầy đủ theo quy định. 

Với công nghệ thông tin ngày một phát triển thì hình thức kế toán trên máy tính được ưu tiên sử dụng phổ biến. Sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính sẽ giúp quá trình xử lý và theo dõi dữ liệu nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức rất nhiều lần. 

Việc truy xuất dữ liệu cũng thuận tiện và dễ dàng hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp phải đầu tư trang thiết bị để hỗ trợ công việc kế toán cũng như đội ngũ nhân viên phải thành thạo các phần mềm kế toán chuyên dụng để đảm bảo hỗ trợ công việc tốt nhất. 

GỌI NGAY TÂN THÀNH THỊNH: 0913459391 - 028.3985.8888

TÂN THÀNH THỊNH LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG QUÝ KHÁCH HÀNG

1.2 Các tiêu chí lựa chọn hình thức kế toán

Với 5 hình thức kế toán trên, khi doanh nghiệp lựa chọn loại hình thức kế toán nào thì phải tuân theo các nguyên tác cơ bản của hình thức kế toán đó, không áp tùy tiện giữa hình thức nọ với hình thức kia theo kiểu riêng của mình. 

  • Để lựa chọn được một hình thức kế toán phù hợp với đặc điểm của mình, doanh nghiệp cần dựa vào các tiêu chí sau đây:
  • Lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị quản lý hay đơn vị trực thuộc...
  • Đặc điểm của quy trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Quy mô hoạt động của đơn vị/ bộ phận
  • Trình độ trang thiết bị, áp dụng những phương tiện kỹ thuật tính toán tiên tiến, ví dụ như phần mềm kế toán.
  • Khả năng kiểm soát đối với thông tin kế toán cung cấp: Trình độ của nhà quản lý cũng như mức độ yêu cầu đối với kế toán của nhà quản lý.
  • Điều kiện và phương tiện vật chất hỗ trợ cho công tác kế toán.

Từ khóa » Hình Thức Kế Toán Chứng Từ Ghi Sổ Là Gì