Hình Thức Kỷ Luật Cách Chức đối Với Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức
Có thể bạn quan tâm
Hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức; ai có thẩm quyền kỷ luật; trường hợp nào thì bị kỷ luật. Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm muốn tìm hiểu vấn đề này. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008
- Nghị định số 112/2020/NĐ-CP
Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức
Cán bộ, công chức, viên chức là những thuật ngữ cơ bản của chế độ công vụ; thường xuyên xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử; phê chuẩn; bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng; Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Công chức là công dân Việt Nam; được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng; Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan; hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an; trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Viên chức là những công dân Việt Nam qua quá trình tuyển dụng theo một quy trình nhất định; để vào làm tại các vị trí công việc cụ thể.
Trường hợp nào áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức
- Đã bị kỷ luật giáng chức mà tái phạm.
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp:
– Công chức lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng; đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công.
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng; trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; thuộc một trong các trường hợp bị kỷ luật khiển trách nhưng chưa đến mức bị buộc thôi việc.
- Người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả; và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.
Thẩm quyền xử lý hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ được quy định như sau:
– Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử; thì có thẩm quyền xử lý kỷ luật, trừ trường hợp các chức vụ chức danh do Quốc hội phê chuẩn.
– Đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn; thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.
Thẩm quyền xử lý hình thức kỷ luật cách chức đối với công chức
– Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
– Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
– Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật.
– Trường hợp công chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ; mà khi chuyển sang cơ quan mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó; và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật; thì cơ quan cũ nơi công chức đã công tác tiến hành xử lý kỷ luật. Hồ sơ, quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi về cơ quan nơi công chức đang công tác.
– Đối với công chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân; thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Thẩm quyền xử lý hình thức kỷ luật cách chức đối với viên chức
- Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
- Đối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu cử; thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử; tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
- Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
- Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái; tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật.
- Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ; mà khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm luật; và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thẩm quyền tiến hành và xử lý kỷ luật thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ nơi viên chức công tác.
- Đối với viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân; thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của cơ quan quản lý viên chức.
Trên đây là thẩm quyền xử lý hình thức kỷ luật cách chức đối với viên chức.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức– Tổ chức họp kiểm điểm;– Thành lập Hội đồng kỷ luật;– Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật được quy định ở đâu?– Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức thực hiện theo Điều 80 Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.– Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo Điều 53 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức
Trường hợp nào bị áp dụng hình thức kỷ luật bãi nhiệm đối với cán bộCán bộ có hành vi vi phạm theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan thì bị bãi nhiệm.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Hình Thức Kỷ Luật đối Với Viên Chức Quản Lý
-
Các Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Viên Chức - Thư Viện Pháp Luật
-
Các Hình Thức Kỷ Luật Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức Mới Nhất
-
Quy định Các Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật đối Với Cán Bộ Công Chức
-
Các Hình Thức Kỷ Luật đối Với Cán Bộ Công Chức, Viên Chức
-
Điểm Mới Của Nghị định 112/2020/NĐ-CP Về Xử Lý Kỷ Luật Cán Bộ ...
-
Các Hành Vi Bị Xử Lý Kỷ Luật đối Với Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức
-
Những điểm Mới, Sửa đổi, Bổ Sung Về Xử Lý Kỷ Luật Cán Bộ, Công ...
-
Quy định Về Thẩm Quyền Xử Lý Kỷ Luật đối Với Viên Chức
-
Quy định Mới Về Xử Lý Kỷ Luật Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức
-
Xử Lý Kỷ Luật đối Với Viên Chức
-
Xử Lý Kỷ Luật Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức – Những điều Cần Biết
-
Quy định Về Xử Lý Kỷ Luật Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức
-
Giải đáp Pháp Luật: Các Hình Thức Kỷ Luật đối Với Viên Chức
-
Quy định Mới Về đánh Giá, Xếp Loại Chất Lượng Cán Bộ, Công Chức ...