Hình Tượng Ba Con Khỉ 'không Thấy, Không Nghe, Không Nói ... - SCTV

  • Về SCTV
  • Chất lượng dịch vụ
  • Tuyển dụng
  • Thông tin chuyển khoản thanh toán cước
  • Điểm giao dịch & Liên hệ
  • Hotline: 1900 1878
  • English
Logo
  • Về SCTV Báo cáo phát triển bền vững 2023 Profile VAS Profile SCTV Chất lượng dịch vụ Tuyển dụng
  • Dịch vụ Internet Truyền hình cáp Dịch vụ trọn gói SCTV VOD SCTV Online cho Android TV SCTV Online cho Thiết bị di động Android Box DVB T2 FTTx Internet Leased Line Quảng cáo
  • Khuyến mãi
  • Nội dung đặc sắc
  • DS Website giả mạo SCTV
  • Hỗ trợ

    Đăng ký lắp đặt

    Bảng kênh

    Lịch phát sóng

    Thanh toán cước

    Hỗ trợ khách hàng

    Phản ánh góp ý

  • Bảng giá
  • Thanh toán online tra cuoc

    Tra cước

    hoa don dien tu

    Hoá đơn điện tử

    thanh toan

    Thanh toán

  • Điểm giao dịch & Liên hệ
  • Thông tin chuyển khoản thanh toán cước
  • English
  1. Tin tức
  2. Tin tức
Hình tượng ba con khỉ 'không thấy, không nghe, không nói' và các phiên bản thế giới

Thứ Bảy, 03/07/2021

Trong tiếng Nhật, ba con khỉ này được gọi là Tam Viên (Ba con khỉ khôn ngoan): Mizaru, che mắt: không nhìn thấy điều ác; Kikazaru, bịt tai: không nghe điều ác; và Iwazaru bịt miệng: không nói điều ác.

Hình tượng ba con khỉ 'không thấy, không nghe, không nói'  và các phiên bản thế giới

Bên ngoài Nhật Bản, tên của ba con khỉ này đôi khi được gọi là Mizaru, Mikazaru và Mazaru (hai tên sau không còn giống trong bản gốc tiếng Nhật). Hình tượng ba con khỉ này có nguồn gốc từ một bức chạm khắc (thế kỷ 17) trên cánh cửa của ngôi đền Tōshō-gū ở thành phố Nikkō, thuộc tỉnh Tochigi (Nhật Bản). Bức này do nghệ sĩ Nhật Hidari Jingorō chế tác, được tin là hợp với Bộ quy tắc ứng xử của Khổng Tử, sử dụng khỉ như một cách mô tả vòng đời của con người. Có 8 bức chạm khắc, bức thứ 2 chứa hình ba con khỉ. Triết lý từ ba con khỉ này có thể bắt nguồn từ truyền thuyết Phật giáo Thiên Đài Tông (Tendai-shū) - một nhánh Phật giáo Đại Thừa ở Trung Hoa trong thế kỷ thứ 8 (thời kỳ Nara).
Hình tượng ba con khỉ 'không thấy, không nghe, không nói'  và các phiên bản thế giới

Khái niệm 3 con khỉ bắt nguồn từ việc chơi chữ đơn giản qua câu tục ngữ Nhật: mizaru, kikazaru, iwazaru, có nghĩa là ‘ không thấy, không nghe, không nói’

Ảnh: T.L

Ở Trung Hoa, trong sách Luận Ngữ của Khổng Tử có câu: ‘phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động’, nghĩa là ‘Không nhìn điều sai, không nghe điều xằng bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy’. Có thể câu này đã truyền cảm hứng cho câu châm ngôn hình tượng đã được đưa vào Nhật Bản, thông qua tín ngưỡng dân gian Kōshin, một tín ngưỡng có nguồn gốc Đạo giáo, chịu ảnh hưởng Thần đạo, Phật giáo và những tôn giáo địa phương khác. Khái niệm 3 con khỉ bắt nguồn từ việc chơi chữ đơn giản qua câu tục ngữ Nhật: mizaru, kikazaru, iwazaru, có nghĩa là ‘ không thấy, không nghe, không nói’, trong đó zaru là động từ phủ định (không) , do có cách phát âm gần giống với từ saru (con khỉ) nên được ghép chung để tạo thành những cái tên khỉ kể trên. Cách ghép này được gọi là rendaku, nghĩa là ‘giọng nối tiếp’, một hiện tượng trong hình thái học tiếng Nhật. Ba con khỉ khôn ngoan và câu tục ngữ liên quan không những được biết ở châu Á mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới. Chúng còn là mô típ trong tranh, thí dụ như tranh Ukiyo-e (Phù thế hội) của Keisai Eisen, một loại bản in khắc gỗ, phổ biến từ thế kỷ 17 đến 19, thường đại diện cho văn hóa hiện đại của Nhật Bản. Theo nhà huyền môn Osho, còn được gọi là Acharya Rajneesh, một bậc thầy tâm linh Ấn Độ (1931 – 1990), biểu tượng khỉ bắt nguồn từ Ấn Độ giáo cổ xưa, các nhà sư Phật giáo đã truyền bá biểu tượng này khắp châu Á. Phiên bản gốc của Ấn Độ giáo và Phật giáo gồm có bốn con khỉ. Con khỉ thứ 4, được gọi là Shizaru, thường được miêu tả bằng cử chỉ khoanh tay hoặc che bộ phận sinh dục, hay bịt mũi để tránh mùi hôi thối, có nghĩa là ‘không có mùi tà khí’. Nó tạo thành một bộ ‘tứ không’, tượng trưng cho nguyên tắc ‘không làm điều ác’, phù hợp với phần trích đầy đủ của câu trong Luận Ngữ kể trên. Một đại diện cổ xưa khác của ‘tứ không’ có thể được tìm thấy trong 4 bức tượng bằng vàng ở Bảo tàng vàng Đông Nam Á Zelnik Istvan, một bảo tàng tư nhân tọa lạc trên đường Andrássy, thuộc quận Terézváros của thủ đô Budapest, Hungary. Những bức tượng này xuất hiện khoảng từ thế kỷ 6 đến thứ 8, trông giống như người bộ lạc, không có đường nét cơ thể chính xác và những biểu tượng dương vật mạnh mẽ.
Hình tượng ba con khỉ 'không thấy, không nghe, không nói'  và các phiên bản thế giới

Ba con khỉ khôn ngoan và câu tục ngữ liên quan không những được biết ở châu Á mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới

Ảnh: jinjakentei.jp

Ngược lại, ta có thể thấy một phiên bản đối lập với ba con khỉ ‘tam không’, trong đó, một con đưa tay che phía trên mắt để tập trung tầm nhìn, con thứ hai khum bàn tay che phía ngoài vành tai để lắng nghe rõ hơn, và con thứ ba đưa bàn tay lên miệng như một cái loa đang phát âm thanh. Do có sự bất đồng về nguồn gốc của cụm từ ‘ba không” kể trên, nên có những cách giải thích khác nhau về câu này. Đối với Phật giáo, câu này cho thấy nguyên lý sâu xa của việc không sống với những ý nghĩ xấu xa. Với cách nhìn hiện nay thì câu này và biểu tượng ba con khỉ còn được dùng để chỉ sự thiếu trách nhiệm của một số người giả vờ không biết cái xấu đang diễn ra. Ngoài ra, câu này còn có thể biểu thị cho luật im lặng trong các băng đảng hoặc tội phạm có tổ chức.

Nguồn: thanhnien.vn

Mời bạn chia sẻ ý kiến tại đây Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play. Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên. Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

Có thể bạn quan tâm

Tin tức mới nhất

placeholder+image × ×

Từ khóa » Hình Ba Con Khỉ