Hình Tượng Hoa Sen - Biểu Tượng đặc Trưng Kiến Trúc Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
1. Hình tượng hoa Sen trong kiến trúc Việt Nam truyền thống
Sen là loài hoa gắn bó với con người Việt Nam từ rất lâu đời và dần trở thành biểu tượng quen thuộc của Việt Nam. Đặc biệt trong Phật giáo, hoa Sen chiếm vị trí rất quan trọng và được tôn quý. Vì thế đặc điểm kiến trúc Việt Nam, đặc biệt là kiến trúc Phật giáo, hoa Sen đã luôn là một hình tượng nghệ thuật được chú trọng.
Trước đây, Sen được trồng phổ biến ở khu vực gần chùa tạo nên không gian và cảnh quan một nét tĩnh lặng và thanh cao. Sau đó trong quá trình phát triển, hoa Sen được lồng vào trong các chi tiết của kiến trúc và điêu khắc rất linh động. Hình tượng hoa Sen thường tập trung trong các nơi thờ tự chính của ngôi chùa, trong các phù điêu, đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật hay các họa tiết trang trí phong phú. Có những công trình thể hiện hình khối kiến trúc hay cả một tổng thể là hình tượng hoa Sen rất độc đáo và ấn tượng.
Những công trình kiến trúc tiêu biểu với hình tượng hoa Sen thường xuất hiện trong những giai đoạn hưng thịnh của Phật giáo. Trong đó phải kể đến là Chùa Một Cột vào Thời Lý thế kỷ thứ 11; tháp Cửu Phẩm Liên Hoa vào thế kỷ thứ 17; Chùa Tây Phương, Chùa Kim Liên vào thế kỷ 18,….
>>>> XEM NGAY: Giải mã vai trò tỉ lệ vàng trong kiến trúc & thiết kế nội thất
1.1 Chùa Một Cột
Chùa Một Cột là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu ở nước ta được xây dựng lấy cảm hứng từ hoa Sen. Theo truyền thuyết, Chùa được hình thành từ một giấc mộng đài Sen của vua Lý Thái Tông thế kỷ 11. Chỉ với một cây trụ vững chắc vươn từ dưới bùn lên đỡ lấy một cấu trúc xây dựng truyền thống bằng gỗ bình thường. Cây trụ là tượng trưng cho cọng hoa sen còn cấu trúc nhà gỗ chính là đà sen nở rộ. Nhìn từ xa chùa có hình dáng như một đóa sen lớn mọc lên giữa hồ nước.
1.2 Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa – Chùa Bút Tháp
Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa là một tổ hợp kết cấu gỗ dạng tháp chín tầng chồng lên nhau dựa theo kết cấu hình tượng hoa sen. Mỗi tầng có một đài Sen rộng khoảng 2m và cao 50cm. Chiều cao tổng thể của cả tòa tháp cao 7,8m. Phía ngoài tháp được thiết kế với các cánh Sen bằng gỗ sơn đỏ tạo thành những tầng lớp so le nhau. Ngoài ra, các bức tượng Phật trong chùa đều tọa trên các tòa Sen.
>>>> XEM THÊM: Thức cột Hy Lạp
1.3 Chùa Kim Liên
Kiến trúc cũ của chùa Kim Liên là có các lớp mái kéo dài theo phương ngang. Tuy nhiên đến giữa thế kỷ XVIII đã cô gọn thành một cụm tựa hình tượng bông Sen.
Bên cạnh vẻ đẹp về hình khối, về ý tưởng kiến trúc thì chùa Kim Liên còn giải quyết tốt được vấn đề ánh sáng, thông gió… Kết cấu tổng thể đến từng chi tiết kiến trúc đều gọn gàng, ổn định, ăn nhập với các yếu tố phù trợ khác. Nhìn từ xa, Chùa Kim Liên thấp thoáng bao quanh là hồ, giống như đóa Sen nở trên mặt nước.
1.4 Chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương được xây dựng với lối kiến trúc tinh xảo hơn với các đầu đao kép uốn cong, so le. Vào trong chùa sẽ thấy hình tượng hoa Sen được khắc lồng vào nhiều bộ phận trong bộ vì gỗ. Các bệ cột gỗ được kê trên những tảng đá chạm hình cánh Sen đẹp nền nã và toát lên vẻ đẹp truyền thống.
Vò thế kỷ XVIII, hoa Sen đã trở thành phong cách kiến trúc của cả một giai đoạn. Nó đánh dấu một phong cách nghệ thuật độc đáo, khởi đầu từ Chùa Kim Liên và được kế tiếp ở Chùa Tây Phương. Đặc biệt ở đây, nét đẹp của giá trị nghệ thuật là ở kết cấu kiến trúc thực được tạo ra chỉ bằng một hình tượng đơn giản, đó là bông Sen.
2. Hình tượng hoa Sen trong kiến trúc Việt Nam đương đại
Hình tượng hoa Sen được ứng dụng phổ biến trong lối kiến trúc truyền thống và cả kiến trúc Việt Nam đương đại. Dưới đây là một số công trình kiến trúc đương đại tại Việt Nam nổi tiếng với biểu tượng hoa Sen mà bạn có thể tham khảo.
2.1 Bảo tàng Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội
Bảo tàng chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành năm 1990 do kiến trúc sư trưởng người Nga chịu trách nhiệm thiết kế nội thất. Tòa nhà cao 3 tầng gần 20m là khối hình vuông vạt góc. Bốn khối hình vuông ở tầng trên cùng được thiết kế cách điệu vừa là cánh Sen, vừa là 4 khuôn cửa độc đáo.
Bên cạnh đó, hình khối công trình khắc họa nên một hình tượng bông Sen trắng nở nhẹ nhàng, tinh khiết. Thiết kế này tượng trưng cho phẩm chất thanh cao, trong sáng của Hồ Chủ Tịch và gợi nhớ tới Làng Sen – quê hương của Người. Nhờ lối kiến trúc độc đáo kết hợp tính dân tộc và hiện đại, Bảo tàng Hồ Chí Minh được xem là công trình văn hóa lớn của đất nước.
2.2 Chùa Cồ Đàm, tỉnh Đồng Nai
Hình tượng hoa Sen là biểu tượng trong nghệ thuật khá quen thuộc đối với Phật giáo của Phương Đông. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo và tư tưởng sâu kín, vẻ đẹp thanh tao. Một trong các ngôi chùa tại Việt Nam có lối kiến trúc đẹp với hình tượng hoa Sen chính là chùa Cồ Đàm.
Chùa Cồ Đàm thuộc tỉnh Đồng Nai hiện vẫn còn đang ở giai đoạn xây dựng. Kiến trúc của chùa xây dựng theo ý tưởng duy nhất là hoa Sen. Kiến trúc của chùa hết sức đặc biệt, không giống bất cứ một ngôi chùa nào trên đất nước ta. Với mô típ hoa Sen xuyên suốt với các chi tiết kiến trúc biểu tượng cho các bộ phận của hoa sen… Xung quanh chùa được bao bọc bởi một hồ nước với độ sâu 50cm. Hình dáng bên ngoài chùa giống như một thuyền Sen hai tầng, với ý niệm đưa người vượt sông mê để đến bờ giác ngộ giải thoát.
2.3 Tòa tháp tài chính Bitexco, TP.HCM
Tòa tháp Bitexco tại trung tâm quận 1, TP.HCM cao 68 tầng và được xếp thứ 110 các tòa nhà cao nhất trên thế giới. Tòa tháp do kiến trúc sư Carlos Zapata thiết kế với ý tưởng mong muốn xây dựng một công trình “khác thường” có sự liên kết với truyền thống dân tộc. Do đó biểu tượng truyền thống bông hoa Sen chính là ý tưởng được sử dụng để thực hiện nên công trình này.
Tòa tháp được xây dựng tối tân về kỹ thuật có hình dáng thuôn dài của búp Sen: to ở dưới và thuôn gọn lại phía trên. Nhìn từ xa, tòa nhà vươn cao như búp Sen khổng lồ bên dòng sông Sài Gòn. Vẻ đẹp của hình tượng hoa Sen còn được chuyển tải từ các mảng tường kính làm nổi bật dáng vẻ vươn cao của tòa nhà.
3. Luận bàn về hình tượng hoa Sen trong kiến trúc Việt Nam
Không giống như điêu khắc, kiến trúc là một ngành nghệ thuật mang tính kỹ thuật. Các công trình kiến trúc phải thỏa mãn các yêu cầu về công năng sử dụng và cũng phải tạo ra cái đẹp. Do đó, các nhà thiết kế luôn cố gắng đưa vào công trình của mình những hình tượng, những ý nghĩa nhằm đem lại những cảm xúc thích thú nhất cho người thụ hưởng. Các nhà thiết kế đã “cài mã’’ vào trong công trình kiến trúc của mình với hai loại chính: “mã” dân gian và “mã” trí thức.
Với “mã” dân gian, chúng ta sẽ dễ thấy và dễ hiểu hơn, có thể “giải mã” một cách dễ dàng. Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, chùa Cồ Đàm là những ví dụ điển hình. Với “mã” trí thức, khi “giải mã” chúng ta cần sự liên tưởng và thấu hiểu sâu xe hơn về ý nghĩa. Ví dụ đối với chùa Một Cột, kết cấu xây dựng là trụ cuốn Sen và thanh chống chéo được bẻ cong là đài hoa Sen, làm toàn bộ công trình nhắc ta nghĩ tới hình tượng hoa Sen.
Khi “cài mã” cho công trình kiến trúc, người KTS có khi phải “hy sinh” những khía cạnh khác để theo đuổi việc “cài mã”. Thế nên ta cần cân nhắc và lựa chọn, ví dụ như tòa tháp Bitexco để thể hiện ý tưởng táo bạo, công trình này không tránh khỏi những mặt hạn chế. Bởi theo thiết kế này, diện tích và hình dạng các tầng không giống nhau gây nên sự phức tạp trong thiết kế và thi công, đồng thời diện tích tổng thể của cả tòa nhà ít hơn nhiều so với các phương án kiến trúc khác, đó là chưa kể về mặt kinh tế của các mảng kính cong đồ sộ. Hay vì cố vươn cao tầng nên tỷ lệ của hình búp Sen không còn nữa, không đủ độ thuyết phục, mà thay vào đó có nhiều liên tưởng khác: hoa súng, trái bắp, hoa gạo, hay búp măng…
Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận với hình búp Sen, tòa tháp Bitexco đã thể hiện ý tưởng sáng tạo táo bạo. Bởi theo xu hướng hiện nay, kiến trúc cao tầng hiện đại được phát triển phẳng và đơn điệu với kết cấu nặng nề, thì tòa tháp Bitexco sẽ là điểm sáng cho kiến trúc TP.HCM nói riêng và cho kiến trúc Việt Nam nói chung. Các công trình kiến trúc cao tầng theo xu hướng này đã trở thành biểu trưng cho các thành phố lớn trên thế giới.
Có thể nói, hoa Sen là hình tượng nghệ thuật sáng giá nhất và được khai thác phổ biến trong nghệ thuật Kiến trúc Việt Nam từ xưa đến nay. Từ hoa Sen, ta có thể lấy cảm hứng về giá trị cả vừa vật chất, vừa tinh thần để tạo nên một tác phẩm có tổng thể thống nhất và tinh tế. Ngày nay vị thế hoa Sen được nâng lên tầm cao mới, mang nhiều tính ẩn dụ, giàu nhạc điệu và chất thơ hơn.
Trên là các thông tin cùng các hình tượng hoa Sen trong kiến trúc truyền thống và đương đại tại Việt Nam. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn hoặc muốn giải đáp thêm thông tin, vui lòng liên hệ A&More qua các thông tin dưới đây:
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 29 Ngõ 79 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Tầng 3 Tòa nhà 34 ngõ 28B Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP Hà Nội
- Nhà máy sản xuất đồ gỗ: 138 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
- Giấy phép kinh doanh số: 0104561190 | Cấp ngày: 06/04/2010 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hà Nội
- Hotline: (024) 3399 3333 – 0983 656 995.
- Email liên hệ: info@amore-architecture.vn
>>>> CLICK NGAY: Trần nhà nguyện Sistina – Câu chuyện bức tranh tường 500 tuổi
Từ khóa » Hình Khắc Hoa Sen
-
Hình Xăm Hoa Sen đẹp Và ý Nghĩa Của Nó - Wiki Cách Làm
-
Tranh Phù Điêu Hoa Sen | Hoa Sen, Điêu Khắc, Nghệ Thuật - Pinterest
-
Phù điêu Gỗ Khắc Hoa Sen Hình Vuông (60x60) | Shopee Việt Nam
-
+101 Hình Xăm Hoa Sen Đẹp Nhất ⚡️ Kèm Ý Nghĩa Quốc Hoa ...
-
Hoa Sen Trong Nghệ Thuật Trang Trí Việt Nam
-
99+ Hình Xăm Hoa Sen: Đẹp, Đơn Giản, Ý Nghĩa, Thuần Khiết
-
Ý Nghĩa Hình Xăm Hoa Sen Là Gì? Tattoo Bông Sen đẹp Nhất
-
Hình Tượng Hoa Sen Trong Văn Hóa - Nghệ Thuật Việt Nam
-
Hình Tượng Hoa Sen Trong Kiến Trúc Việt Nam Truyền Thống Và đương ...
-
Ý Nghĩa Biểu Tượng Hoa Sen Trong điêu Khắc Chăm
-
Hình Tượng Hoa Sen Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc - TaiLieu.VN
-
Ý Nghĩa Hoa Sen Trong Phong Thủy Và Các Tuổi Hợp Nhất - Battrang24h
-
BỘ SƯU TẬP PHÙ ĐIÊU HOA SEN ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC 360