Hình Tượng Người Lính Trong Thơ Ca Kháng Chiến Chống Pháp
Có thể bạn quan tâm
In | 1/5/2010 9:11:25 AM |
Thật vậy, kháng chiến bùng nổ, người trai lên đường ra chiến trận theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ chủ tịch kính yêu - tiếng gọi của hồn thiêng sông núi. Lòng người không khỏi luyến tiếc cảnh thanh bình khi bước chân ra trận. Đó là một mùa thu Hà Nội đầy lưu luyến:
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác heo may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi).
Hay một làng quê Kinh Bắc trù phú, tươi đẹp nay đã chìm trong máu lửa của quân thù:
“Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ, gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”.
(Bên kia sông Đuống- Hoàng Cầm).
Quê hương càng tươi đẹp thì lòng người càng xót xa nhớ tiếc và quyết ra đi dẹp tan kẻ thù đang giày xéo non sông. Cảm hứng lãng mạn với khí khái tráng sĩ là cảm hứng chủ đạo trong thơ ca về hình tượng người lính những ngày đầu cách mạng:
“Thôi hãy lên đường tráng sĩ ơi!
Quê hương mong đợi đã bao đời
Biên thuỳ nghe dậy niềm ai oán
Gươm đã mài chưa? Khát máu rồi!”
(Biết gửi đưa ai - Báo Vệ quốc).
Người chiến sĩ - anh vệ quốc quân chính là những người nông dân mặc áo lính. Họ đã gác lại sau lưng tình cảm gia đình: mẹ già, vợ trẻ, con thơ cùng với ruộng nương ở chốn làng quê để ra đi vì nghĩa lớn:
“ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay…”
Phần lớn các anh ra đi từ những làng quê nghèo khó:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
Hay họ là những thanh niên trí thức chốn thị thành, hăng hái lên đường theo tiếng gọi nhập ngũ:
“Kháng chiến bùng lên, biệt thủ đô
Lên đường dẻo bước, khoác ba lô”
(Tự thuật - Tú Mỡ).
Tất cả họ đến là để chiến đấu vì đất mẹ yêu thương. Vì thế mà “Anh với tôi đôi người xa lạ, Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.
(Đồng chí - Chính Hữu).
Từ khắp mọi miền đất nước, những người con yêu nước hội tụ với nhau trong cuộc sống gian khổ vì tình đồng chí, tình đồng đội thiêng liêng, cao cả:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kĩ
Đồng chí!”
(Đồng chí - Chính Hữu).
Bản thân họ thì thiếu thốn trăm bề, bệnh tật khổ sở:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
(Đồng chí - Chính Hữu).
Ngay đến trang bị, họ cũng phải:
“Lột sắt đường tàu rèn thêm đao kiếm”. Thế nhưng họ đã lao vào chiến dịch với khí thế tiến công như nước vỡ bờ:
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ”.
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi).
Đó chính là bản lĩnh chiến đấucủa quân đội ta: “Trước quân thù chỉ biết có tiến công”, làm nên khí thế hừng hực đấu tranh của dân tộc Việt Nam trong những ngày khói lửa:
“Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua luỹ thép gai
Ào ào vũ bão”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu).
Để rồi trước đạn bom man rợ của kẻ thù, họ hi sinh thật quả cảm. Cái chết của anh vệ quốc quân đã tạc nên tượng đài dân tộc Việt Nam thế kỉ XX:
“Bạn ta đó
Chết trên dây thép ba tầng
Một bàn tay chưa rời báng súng
Chân lưng chừng nửa bước xung phong
Ôi những con người mỗi khi nằm xuống
Vẫn nằm trong tư thế tiến công!”
(Giá từng thước đất - Chính Hữu).
Hi sinh mất mát càng lớn thì ý chí căm thù của anh vệ quốc càng được hun đúc, bản lĩnh đấu tranh của anh càng được tôi luyện. Càng gian khổ đau thương càng thắp sáng trong anh ngọn lửa nhiệt tình cách mạng. Các anh - đội quân cách mạng của nhân dân với tâm thế lạc quan, niềm tin sắt đá vào thắng lợi cuối cùng của dân tộc. Hình tượng người lính càng về sau càng toả sáng vẻ đẹp của một quân đội được tôi luyện và trưởng thành từ trong tranh đấu. Tinh thần vì nước quên thân, vì dân chiến đấu rạo rực trong anh. Các anh lăn lộn với cuộc sống cực khổ ở chốn rừng sâu, vẫn bám trụ với làng bản, với dân, giữ vững tinh thần của người dân sau khi sự tàn phá của giặc đã đi qua:
“Có đêm gió bấc lạnh lùng
Áo quần rách nát, lá dùng che thân
Khó khăn đau ốm muôn phần
Lấy đâu đủ thuốc mặc dần bệnh nguôi
Có phen giặc chạy tơi bời
Rừng sâu đói rét không người hỏi han”.
(Lên Cấm Sơn - Thôi Hữu).
Đói rét, bệnh tật mặc kệ! Dưới sự lãnh đạo của vị Cha già dân tộc đâu có giặc các anh lại cứ đi. Hình ảnh đoàn quân Tây tiến thật oai hùng bởi sức mạnh tiềm tàng ẩn giấu trong một hình hài bừng bừng khí thế:
“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân đi màu lá giữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”
(Tây tiến - Quang Dũng).
Và rồi, họ cùng nhau vui cười rộn rã khi kể chuyện riêng tư. Sự lạc quan trở thành bản lĩnh chiến đấu giúp người chiến sĩ vượt lên tất cả để giành chiến thắng:
“Đằng nớ vợ chưa!
Đằng nớ?
Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu”.
(Nhớ - Hồng Nguyên).
Bên cạnh tình đồng chí, đồng đội thì tình quân dân chính là nguồn nghị lực tiếp thêm sức mạnh cho các anh chiến đấu và chiến thắng quân thù. Hình ảnh người lính trở nên gần gũi với đời sống qua tình quân dân trong chiến lược của quân đội ta “Đi dân nhớ, ở dân thương”. Sau mỗi chiến dịch, người dân đón tiếp các anh, trông chờ các anh như chính những người thân yêu trong gia đình:
“Bóng tre che mát đường làng
Một hàng quân bước hai hàng người vui”
(Quân về - Nguyễn Ngọc Tấn).
Hay: “Các anh về xôn xao làng bé nhỏ
Nồi cơm nấu dở, bát nước chè xanh
Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau”
(Bao giờ trở lại - Hoàng Trung Thông).
Tấm lòng của những bà bầm, bà bủ chăm chút các anh như chính con đẻ của mình:
“Bầm yêu con yêu luôn đồng chi
Bầm quý con bầm quý anh em
Bầm ơi liền khúc ruột mềm
Có con có mẹ còn thêm đồng bào”
(Bầm ơi! - Tố Hữu).
Tất cả tình cảm gắn bó máu thịt đó đã theo các anh trên các nẻo đường ra trận. Trong mỗi chiến công các anh giành được lấp lánh hình ảnh của những người mẹ, người chị, người anh em các dân tộc sinh sống trên đất Việt mến thương. Hình ảnh người lính trong thơ ca kháng chiến thể hiện vẻ đẹp của cuộc sống cách mạng đang chuyển mình đi lên. Đó là một hình tượng chói loà trong văn học Việt Nam giai đoạn (1946 - 1954), đây cũng là bước tiếp nối của hình tượng người sĩ phu yêu nước trong quá khứ, đồng thời là sự mở đầu cho hình tượng Anh giải phóng quân kiên cường bất khuất trong kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975). Dẩu ở vào thời điểm nào của lịch sử đi nữa thì hình ảnh của người lính cách mạng - Anh bộ đội Cụ Hồ mãi là tượng đài bất hủ của lòng yêu nước và bản lĩnh đấu tranh của dân tộc Việt Nam.
Hát mãi về anh, tôn vinh anh và tiếp bước truyền thống cha anh vừa là trách nhiệm vừa là niềm hạnh phúc của mỗi chúng ta.
Từ khóa » Hình ảnh Người Lính Trong Cuộc Kháng Chiến Chống Pháp
-
HÌnh ảnh Người Lính Trong Thời Kháng Chiến Chống Pháp - Tài Liệu Text
-
Hình ảnh Anh Bộ đội Trong Thơ Ca - Huyện Hải Lăng
-
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ CA KHÁNG CHIẾN ...
-
Vẻ đẹp Của Hai Hình Tượng Người Lính Thời Kì Kháng Chiến Chống ...
-
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ CA KHÁNG CHIẾN. (Trần ...
-
Hình Tượng Người Lính Trong Thơ Ca Cách Mạng Việt Nam
-
Hình ảnh Người Lính Trong Hai Cuộc Kháng Chiến Chống Pháp Và ...
-
Hình Tượng Người Lính Trong Thơ Kháng Chiến Chống Pháp
-
Hình Tượng Người Lính Kháng Chiến Chống Pháp Trong Tây Tiến Và ...
-
Bài 1: Thời Chống Pháp: Nhà Văn Và Người Lính
-
Hình Tượng Người Lính Trong Kháng Chiến Chống Pháp
-
MS323 – Hình ảnh Người Lính Trong Kháng Chiến Chống Pháp Và ...
-
Phân Tích Hình ảnh Người Lính Trong Hai Tác Phẩm Đồng Chí Và Bài ...