Hình Vẽ Nào Là Hình Cắt Của Vật Thể
Có thể bạn quan tâm
Giả sử dùng một mặt phẳng tưởng tượng song song với một mặt phẳng hình chiếu cắt vật thể ra làm hai phần. Chiếu vuông góc phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt đó.
Nội dung chính Show- 2. Các khái niệm
- II - Mặt cắt
- 1. Mặt cắt chập
- III - Hình cắt
- 1. Hình cắt toàn bộ
- 2. Hình cắt một nửa: (bán phần)
- 1.1/ Định nghĩa hình cắt
- 1.2/ Phân loại hình cắt
- 2/ Hướng dẫn về mặt cắt, hình trích
- 2.1/ Mặt cắt
- 3/ Kí hiệu và các quy định về hình cắt
- 3.1/ Kí hiệu
- 3.2/ Quy ước chung và cách vẽ hình cắt
Hình 1. Xây dựng hình cắt và mặt cắt
2. Các khái niệm
- Hình biểu diễn đường bao của vật thể trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt
Hình 1.1. Mặt cắt
- Hình biểu diễn mặt cắt và đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt
Hình 1.2. Hình cắt
Lưu ý: Mặt cắt được thể hiện bằng đường kẻ gạch gạch.
II - Mặt cắt
Mặt cắt dùng để biểu diễn tiết diện vuông góc của vật thể. Dùng trong trường hợp vật thể có nhiều phần lỗ, rãnh.
1. Mặt cắt chập
- Mặt cắt chập được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền mảnh
- Mặt cắt chập dùngđể biểu diễn vật thể có hình dạng đơn giản
Hình 2.1. Hình biểu diễn mặt cắt chập của vật thể
2. Mặt cắt rời
- Mặt cắt rời được vẽ ở ngoài hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền đậm
- Mặt cắt được vẽ gần hình chiếu và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh
Hình 2.2. Hình biểu diễn mặt cắt rời của vật thể
III - Hình cắt
Tùy theo cấu tạo của vật thể mà dùng các loại hình cắt khác nhau.
1. Hình cắt toàn bộ
Hình 3.1. Hình cắt toàn bộ
- Sử dụng một mặt phẳng cắt để chia vật thể thành hai phần
- Dùng biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể
2. Hình cắt một nửa: (bán phần)
Hình 3.2. Hình cắt một nửa
- Hình cắt một nửa là hình biểu diến môt nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu và được ngăn cách nhau bằng nét gạch chấm mảnh
- Biểu diễn những vật thể có tính chất đối xứng
- Chú ý: Các nét đứt ở nửa hình chiếu đã được thể hiện trên nửa hình cắt nên ta không cần vẽ
3. Hình cắt cục bộ: (riêng phần)
- Là hình biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt
- Được ngăn cách với phần còn lại của vật thể bằng nét gạch chấm mảnh
-
Chú ý: Đường giới hạn của phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng
Hình 3.3. Hình cắt cục bộ
Bài 14: Ôn tập phần Vẽ kĩ thuật – Câu 4 trang 72 SGK Công nghệ 11. Thế nào là hình cắt và mặt cắt ? Hình cắt và mặt cắt dùng để làm gì?
Thế nào là hình cắt và mặt cắt ? Hình cắt và mặt cắt dùng để làm gì?
– Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.
– Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt, gọi là hình cắt.
– Mặt cắt dùng để biểu diễn tiết diện vuông góc của vật thể. Dùng trong trường hợp vật thể có nhiều lỗ, rãnh.
Hình cắt:có 3 loại
Quảng cáo+ Hình cắt toàn bộ: sử dụng một mặt phẳng cắt dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.
+ Hình cắt bán phần: Hình biểu diễn gồm nửa hình cắt ghép với nửa hình chiếu, đường phân cách là đường tâm. Dùng để biểu diễn vật thể đối xứng.
+ Hình cắt cục bộ: biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng.
Những bài viết tổng hợp kiến thức hay nhất!
- Nguyên lý, phân loại, đặc điểm bơm ly tâm => Xem tại đây
- Những điều bạn cần biết về Pin – Ắc Quy ? => Xem tại đây
- Hiểu chi tiết về Biến Tần (Lưu ý khi lựa chọn) => Xem tại đây
- Boiler – Lò hơi, nồi hơi trong công nghiệp => Xem tại đây
- #1 Những điều cần biết về máy nén khí => Xem tại đây
- Nguyên lý động cơ rung (máy massage, đầm, thiết bị di động) => Xem tại đây
- Phải hiểu về động cơ bước (Step motor) => Xem tại đây
Hình cắt là hình biẻu diễn phần còn lại của vật thể sau khi đã tưởng tượng cắt bỏ phần vật thể ở giữa mặt phẳng cắt và người quan sát.
1.1/ Định nghĩa hình cắt
Đối với những vật thể có cấu tạo bên trong phức tạp, nếu chỉ dùng hình chiếu để biểu diễn thì hình vẽ sẽ có nhiều đường khuất, như vậy hình vẽ sẽ không rõ ràng, sáng sủa. Để khắc phục điều đó, bản vẽ kỹ thuật dùng các hình chiếu khác nhau, gọi là hình cắt. Nội dung của phương pháp hình cắt như sau:
Giả sử người ta dùng mặt cắt tưởng tượng cắt vật thể ra làm hai phần, lấy đi phần ở giữa người quan sát và mặt cắt, rồi chiếu phần còn lại lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt gọi là hình cắt.
>>> Vậy hình cắt là hình chiếu biểu diễn phần còn lại của vật thể sau khi tưởng tượng cắt bỏ phần ở giữa mặt phẳng cắt và người quan sát.
1.2/ Phân loại hình cắt
Chú ý:
- Để thể hiện bên trong của một phần nhỏ vật thể, cho phép vẽ hình cắt riêng phần của phần đó, hình cắt này gọi là hình cắt riêng phần.
- Hình chiếu riêng phần có thể đặt ngay ở vị trí tương ứng trên hình chiếu cơ bản.
- Để giảm bớt số lượng hình vẽ, cho phép ghép phần hình chiếu với phần hình cắt với nhau thành một hình biểu diễn trên cùng một phương chiếu gọi là hình cắt kết hợp.
2/ Hướng dẫn về mặt cắt, hình trích
Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.) Trang 22 cn11. Mặt cắt được thể hiện bằng các đường gạch gạch.
2.1/ Mặt cắt
a/ Định nghĩa và cách ký hiệu vật liệu trên mặt cắt
Định nghĩa
- Mặt cắt là hình biểu diễn nhận được trên mặt phẳng cắt, khi ta tưởng tượng dùng mặt phẳng cắt này cắt vật thể. Mặt phẳng cắt chọn sao cho nó vuông góc với chiều dài của vật thể bị cắt.
- Mặt cắt dùng để thể hiện hình dạng và cấu tạo phần tử bị cắt mà trên các hình chiếu khó hoặc không thể hiện được.
Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt
- Tiêu chuẩn TCVN 0007-1993 quy định các ký hiệu vật liệu trên mặt cắt của một số loại vật liệu dùng trong bản vẽ kỹ thuật.
- Kí hiệu vật liệu trên mặt cắt
- Kí hiệu chung của các vật liệu trên mặt cát không phụ thuộc vào vật liệu được thể hiện trên hình dưới
- Trên các mặt cắt muốn thể hiện rõ loại vật liệu thì ta sử dụng
b/ Các quy tắc vẽ
Các đường gạch gạch của các kí hiệu vật liệu được vẽ bằng nét mảnh, nghiêng một góc thích hợp, tốt nhất là 450 với đường bao chính hoặc với trục đối xứng mặt cắt.
Khoảng cách các đường gạch gạch phụ thuộc vào độ lớn của miền gạch và tỷ lệ của bản vẽ, nhưng không nhỏ hơn hai lần chiều rộng của nét đậm và không nhỏ hơn 0.7mm.
Trường hợp miền gạch gạch quá rộng cho phép chỉ vẽ ở vùng biên. Ký hiệu vật liệu của hai chi tiết kề nhau phải phân biệt bằng hướng gạch, hoặc khoảng cách giữa các nét gạch gạch, đường gạch phải so le nhau. Cho phép tô đen các mặt cắt hẹp có bề rộng nhỏ hơn 2mm.
Trường hợp có các mặt cắt hẹp kề nhau thì phải để khoảng trống không nhỏ hơn 0,7 mm giữa các mặt cắt hẹp này. Không kẻ đường gạch gạch qua chữ số kích thước.
b/ Phân loại mặt cắt
Mặt cắt được chia ra mặt cắt thuộc hình cắt và mặt cắt không thuộc hình cắt. Các mặt cắt không thuộc hình cắt bao gồm
Đường cắt dời
Mặt cắt rời là mặt cắt được đặt ở ngoài hình biểu diễn tương ứng
Mặt cắt dời có thể đặt ở giữa phần lìa của của một hình chiếu nào đó. Đường bao của mặt cắt thuộc hình cắt được vẽ bằng nét liền đậm. Mặt cắt dời dùng để thể hiện những phần tử có đường bao mặt cắt phức tạp.
Mặt cắt dời thường được đặt dọc theo đường kéo dài của nét cắt và đặt gần hình biểu diễn tương ứng. Nhưng cung cho phép đặt tuỳ ý trên bản vẽ.
Mặt cắt chập
Là mặt cắt đặt ngay trên hình biểu diễn tương ứng. Đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng nét liền mảnh. Các đường bao tại chỗ đặt mặt cắt của hình biểu diễn vẫn thể hiện đầy đủ.
Mặt cắt chập dùng cho các phần tử có đường bao mặt cắt đơn A giản.
c/ Ký hiệu và các quy định về mặt cắt
Các ghi chú trên mặt cắt cũng giống như cách ghi chú trên hình cắt, cần có các nét cắt xác định vị trí mặt phẳng cắt, mũi tên chỉ hướng nhìn và chữ ký hiệu mặt cắt
Mọi trường hợp của mặt cắt đều có ghi chú trừ trường hợp mặt cắt là một hình đối xứng đồng thời trục đối xứng của nó đặt trùng với vết mặt phẳng cắt hay trùng với đường kéo dài của mặt phẳng cắt không cần vẽ nét cắt, mũi tên chỉ hướng chiếu và ký hiệu bằng chữ. Trường hợp mặt cắt tại chõ cắt rời cũng ghi chú như trên
Trường hợp mặt cắt chập hay cắt rời không có trục đối xứng trùng với vết mặt phẳng cắt hay đường kéo dài của mặt phẳng cắt thì chỉ cần vẽ nét cắt , mũi tên chỉ hướng nhìn mà không cần ghi ký hiệu bằng chữ
Mặt cắt được đặt đúng chiều mũi tên và cho phép đặt mặt cắt ở vị trí bất kỳ trên bản vẽ. Nếu mặt cắt đã được xoay, thì trên chữ kí hiệu có mũi tên cong cũng giống như hình cắt đã được xoay.
Đối với một số mặt cắt của vật thể có hình dạng giống nhau, nhưng khác nhau về vị trí và góc độ cắt, thì mặt cắt đó có cùng chữ kí hiệu giống.
Nếu mặt phẳng cắt đi qua trục của lỗ tròn xoay hoặc phần lõm tròn xoay thì đường bao của lỗ hoặc lõm đó được vẽ đầy đủ trên mặt cắt.
Trong trường hợp đặc biệt cho phép dùng mặt cắt cong để cắt, khi đó mặt cắt được vẽ theo dạng hình trải và có ghi dấu trải.
3/ Kí hiệu và các quy định về hình cắt
Trên hình cắt cần có những ghi chú để xác định rõ vị trí của mặt phẳng cắt và hướng nhìn… TCVN 5-78 quy định các kí hiệu và quy ước về hình cắt như sau:
3.1/ Kí hiệu
Vị trí các mặt cắt trong hình cắt được biểu thị bằng nét cắt, nét cắt được vẽ bằng nét liền đậm. Các nét cắt đặt tại chỗ giới hạn của các mặt phẳng cắt: chỗ đầu, chỗ cuối và chỗ chuyển tiếp của các mặt phẳng cắt. Các nét cắt không được cắt đường bao của hình biểu diễn.
Ở nét cắt đầu và nét cắt cuối có mũi tên chỉ hướng nhìn. Mũi tên vẽ vuông góc với nét cắt, đầu mũi tên chạm vào khoảng giữa nét cắt. Bên cạnh mũi tên có chữ ký hiệu A tương ứng với kí hiệu trên hình cắt.
Phía trên hình cắt cũng ghi cặp chữ ký hiệu tương ứng với những kí hiệu ghi ở nét cắt. Giữa cặp chữ kí hiệu có dấu nối và dưới cặp chữ ký hiệu có dấu gạch ngang bằng nét liền đậm. ví dụ hình 6.7
3.2/ Quy ước chung và cách vẽ hình cắt
Đối với hình cắt đứng , hình cắt bằng, hình cắt cạnh, nếu mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng của vật thể và các hình cắt đó được đặt ở vị trí liên hệ chiều trực tiếp với hình biểu diễn có liên quan thì không cần ghi chú và kí hiệu về hình cắt.
Ví dụ: Có thể xem trên hình bên dới
a/ Hình cắt toàn phần
Chính là hình cắt đứng, hình cắt bằng, và hình cắt cạnh đơn giản, chủ yếu dùng để thể hiện toàn bộ hình dạng bên trong của vật thể trên các mặt phẳng chiếu cơ bản. xem trên hình 6.10
b/ Hình cắt kết hợp hình chiếu
Thực chất của loại hình biểu diễn này là ghép phần hình chiếu và hình cắt với nhau để thể hiện cấu của vật thể trên cùng một mặt phẳng hình chiếu cơ bản.
Ghép một nửa hình chiếu với một nửa hình cắt.
Nếu hình chiếu và hình cắt hay hai hình cắt của một vật thể trên mặt phẳng hình chiếu cơ bản nào đó có chung một trục đối xứng thì có thể ghép một nửa hình chiếu với một nửa hình cắt với nhau, hay ghép hai nửa hình cắt với nhau thành một hình biểu diễn
Tiêu chuẩn bản vẽ qui định lấy trục đối xứng của hình làm đường phân cách giữa hình chiếu và hình cắt. Phân hình cắt thường đặt phía bên phải trục đối xứng, nếu trục đối xứng vuông góc với đường bằng của bản vẽ.
Nếu vật thể hay một bộ phận của vật thể có trục hình học ( trục của hình tròn xoay) thì trục đó được xem như là trục đối xứng của hình biểu diễn và được dùng làm đường phân cách khi ghép hình chiếu với hình cắt.
Trong trường hợp ghép một nửa hình chiếu và hình cắt ở trên, nếu có nét liền đậm trùng với trục đối xứng thì dùng nét lượn sóng làm đường phân cách.
Nét này được vẽ lệch sang phần hình chiếu hay hình cắt tuỳ theo nét liền đậm thuộc hình biểu diễn nào
Trong trường hợp hình chiếu và hình cắt không có chung trục đối xứng thì cũng có thể ghép một phần hình cắt với một phần hình chiếu và đường phân cách là nét lượn sóng
Trong trường hợp hình chiếu và nhiêù hình cắt của vật thể trên một hình chiếu cơ bản nào đó có chung hai trục đối xứng thì có thể ghép một phần hình chiếu với hai hay ba phần hình cắt thành một hình biểu diễn lấy hai trục đối xứng làm đường phân cách.
Trong trường hợp ghép hình chiếu với hình cắt, thường không vẽ nét khuất trên hình chiếu, nếu các nét đó được thể hiện trong hình cắt.
b. Hình cắt riêng phần
Hình cắt riêng phần dùng để thể hiện hình dạng bên trong của bộ phận nhỏ của vật thể như : lỗ, bánh răng, then ..
Hình cắt được vẽ thành hình biểu diễn riêng biệt hay được vẽ ngay ở vị trí tương ứng trên hình chiếu cơ bản, giới hạn của hình cắt riêng phần là nét lượn sóng. Nét này không được vẽ trùng với bất kỳ đường nào trên bản vẽ, không vượt ra ngoài đường bao quanh. Nét lượn sóng thể hiện đường giới hạn của phần vật thể được cắt đi.
c. Hình cắt bậc
Hình cắt bậc thể hiện hình dạng bên trong của một số bộ phận của vật thể, khi trục đối xứng hay trục quay của bộ phận đó nằm trên mặt phẳng song song với mặt phẳng hình chiếu. Khi vẽ ta dùng các mặt phẳng song song đó làm các mặt cắt.
Các mặt phẳng trung gian nối giữa các mặt cắt được quy ước không thể hiện trên hình cắt và đảm bảo các phần cần biểu diễn thể hiện hoàn toàn trên cùng một hình cắt.
d. Hình cắt xoay
Hình cắt xoay thể hiện hình dạng bên trong của một bộ phận của vật thể khi các mặt phẳng đối xứng chứa trục chính của vật thể.
Khi vẽ, dùng các mặt đối xứng đó làm mặt cắt, và chúng được xoay về trùng nhau thành một mặt phẳng. Nếu mặt phẳng này song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản thì cắt xoay có thể bố trí ngay trên mặt phẳng hình chiếu có bản đó.
Chiều xoay không nhất thiết phải trùng với hướng nhìn. Khi xoay mặt phẳng cắt, cần xoay cả bộ phận liên quan tới phần bị cắt, còn các phần tử khác vẫn chiếu như khi chưa cắt. Thường thì ta sử dụng một mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cơ bản còn các mặt khác thì xoay về hình chiếu cơ bản.
Từ khóa » Hình Cắt Là Hình Biểu Diễn Phần Vật Thể ở
-
Hình Cắt Là Hình Biểu Diễn Phần Vật Thể ở: Trước Mặt Phẳng Cắt
-
Hình Cắt Là Hình Biểu Diễn Phần Vật Thể ở ....... (khi Ta Giả Sử Cắt Vật Thể)
-
Hình Cắt Là Hình Biểu Diễn Phần Vật Thể ở đâu? - Hoc247
-
[CHUẨN NHẤT] Hình Cắt Là Hình Biểu Diễn Phần Vật Thể ở - TopLoigiai
-
Hình Cắt Là Hình Biểu Diễn Phần Vật Thể ở: A. Trước Mặt ... - Top Lời Giải
-
Hình Cát Là Hình Biểu Diễn Phần Vật Thể ở - Trần Gia Hưng
-
Khái Niệm Hình Cắt, Dấu Hiệu Nhận Biết Hình Cắt. Câu Hỏi 2714189
-
Hình Cắt Là Hình Biểu Diễn Phần Vật Thể
-
Hình Cắt Là Hình Biểu Diễn Phần Vật Thể ở - CungHocVui
-
Hình Cắt Là Hình Biểu Diễn Phần Vật Thể ở...
-
Hình Cắt Là Hình Biểu Diễn Phần Vật Thể ở: A. Trước Mặt ...
-
Mặt Cắt Là Hình Biểu Diễn Phần Nào Của Vật Thể Nằm Trên Mặt Phẳng ...
-
Hình Cắt Là Hình Biểu Diễn Phần Vật Thể ở - Hoc24
-
Hình Cắt Lá Hình Biểu Diễn Phần Vật Thể Ở - .vn