HIV/AIDS Là Gì? Nguyên Tắc, Cách Phòng Tránh HIV/AIDS?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. HIV/AIDS là gì?
- 2 2. Nguyên tắc, cách phòng tránh HIV/AIDS:
- 3 3. Phân tích nguyên tắc phòng tránh HIV/AIDS:
1. HIV/AIDS là gì?
Căn cứ theo quy định tại điều 2. Giải thích từ ngữ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (HIV/AIDS) có nêu ra khái niệm như sau:
” 1. HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Immunodeficiency Virus” là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
2. AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Acquired Immune Deficiency Syndrome” là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.”
Theo quy định đưa ra như trên chúng ta có thể biết HIV/AIDS là gì và hiện nay thì căn bệnh này là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe, con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Có teher thấy căn bệnh này tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, an ninh trật tự và an toàn xã hội đe dọa sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đáng lo ngại hơn là HIV/AIDS đang lan tràn mạnh mẽ ở khắp các vùng miền từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo xa xôi của đất nước cũng như ở khắp nơi trên thế giới.
2. Nguyên tắc, cách phòng tránh HIV/AIDS:
Căn cứ theo quy định tại điều 3. Nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS Luật Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi bổ sung 2020 quy định cụ thể:
1. Kết hợp các biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng, chống HIV/AIDS trên nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi là biện pháp chủ yếu.
2. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình phát triển kinh tế – xã hội.
3. Kết hợp chặt chẽ phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống ma tuý, mại dâm, chú trọng triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
4. Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
3. Phân tích nguyên tắc phòng tránh HIV/AIDS:
Thứ nhất, biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng iện nay HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe, con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu. Nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, an ninh trật tự và an toàn xã hội,đe dọa sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới. Căn bệnh nguy hiểm này có thể tấn công bất kì ai, không phân biệt tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, địa vị xã hội; Ai cũng có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS nếu không có hiểu biết đầy đủ và không thực hiện các hành vi phòng, chống tích cực. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới lây nhiễm HIV/AIDS là do sử dụng ma tuý theo đường tiêm chích, quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục đồng giới, truyền máu và lây truyền từ mẹ sang con. Trong đó tỷ lệ lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn là lớn nhất.
HIV/AIDS không phải là tệ nạn xã hội. Những người nhiễm HIV/AIDS vẫn khỏe mạnh trong nhiều năm, họ có thể sống chung với gia đình và làm việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy, chúng ta biết hãy quan tâm, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS. Không nên phân biệt, kỳ thị với người nhiễm bệnh; sự phân biệt kỳ thị sẽ làm cho người nhiễm HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, dễ dẫn đến cô đơn, mặc cảm, suy sụp sức khỏe và thậm chí có thể tự vẫn hoặc phạm tội…. Nhằm nâng cao hiểu biết kiến thức về phòng chống HIV tại buổi truyền thông trạm y tế đã tuyên truyền cho cán bộ y tế thôn biết nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm và cách phòng tránh lây nhiễm như thế nào bằng cách trả lời các câu hỏi và các tình huống đặt ra.
Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được gắn kết chặt chẽ với hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư”, các huyện/thàn phố đã gắn hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm một số đơn vị trong ngành về triển khai hoạt động dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS.
Nguyên tắc thứ hai lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình phát triển kinh tế – xã hội được hiểu là nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được hưởng các chế độ, phụ cấp và không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất nghiện dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng mua dâm, bán dâm, người nghiện, người nhiễm HIV… Bơm kim tiêm sạch, bao cao su được cung cấp miễn phí cho các đối tượng trên phải được in rõ trên bao bì hoặc nhãn phụ dòng chữ “Cung cấp miễn phí, không được bán”. Người nghiện chích ma túy có trách nhiệm thu gom bơm kim tiêm đã qua sử dụng để trao lại cho nhân viên cộng đồng tiêu hủy theo quy định của pháp luật về xử lý chất thải.
Nhưng trước mắt cần tuyên truyền rộng rãi để nâng cao ý thức của người dân về nhiễm HIV và bệnh AIDS, nên có thái độ nhận thức đúng đắn, không kỳ thị, phân biệt đối với người nhiễm HIV. Vì cuộc sống của những người nhiễm HIV rất cần sự thông cảm, sẻ chia của xã hội. Chính sự cảm thông ấy cũng là một biện pháp tích cực để giảm thiểu sự lây nhiễm HIV.
Nguyên tắc thứ ba đó là thực hiện tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm, trong đó tập trung tuyên truyền về tác hại của ma túy, mại dâm; cách phòng chống lây truyền AIDS,…
Xây dựng và nhân rộng các mô hình thực hiện tốt công tác phòng, chống tội phạm; kịp thời khen thưởng động viên những tập thể, cá nhân và người dân có thành tích xuất sắc trong tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Tiếp tục mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm và tệ nạn ma túy, mại dâm. Tăng cường công tác quản lý cư trú, ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về ANTT; kiểm soát chặt chẽ các địa bàn, khu vực giáp ranh,… không để các đối tượng lợi dụng để hoạt động phạm tội, tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, đề nghị bà con Nhân dân tích cực tham gia công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm; nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn hoạt động của các đối tượng; thường xuyên giáo dục con em trong gia đình chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật không vướng vào các tệ nạn xã hội; kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm để lực lượng chức năng xử lý.Nguyên tắc thứ tư đó là Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV nguyên nhân đó là:
Do bản chất của bệnh: Vì bản chất của kỳ thị và phân biệt đối xử nói chung thường gắn liền với những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khó chữa như trước đây người dân rất sợ và tránh xa những người bệnh phong (hủi) hay bệnh lao vì không có thuốc điều trị. Trong khi HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh. Một vấn đề khác là HIV lây qua đường tình dục vốn bị kỳ thị như các bệnh hoa liễu. Do vậy mọi người sợ bị lây nhiễm HIV khi tiếp xúc với người nhiễm HIV.
Do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS: Nhiều người vẫn cho rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường hoặc nhiều người lại cho rằng chỉ có những người tiêm chích ma túy hoặc người mua, bán dâm tức là những người cho là xấu xa mới bị nhiễm HIV/AIDS, họ coi nhiễm HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, cứ nhiễm HIV là có tội, có lỗi. kỳ thị và phân biệt đối xử dẫn đến hạn chế một số quyền cơ bản của công dân như quyền được chăm sóc sức khoẻ, làm việc, học hành, tự do đi lại… là những quyền mà người nhiễm HIV được pháp luật bảo vệ. Khi bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người nhiễm HIV sẽ bị hạn chế một số quyền cơ bản trên.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi bổ sung 2020
Từ khóa » Hiv/aids Là Gì Cách Phòng Tránh
-
HIV/AIDS Và Cách Phòng Tránh Lây Nhiễm - Hoạt động Y Tế
-
HIV/AIDS Và Các Biện Pháp Phòng Chống - Medinet
-
HIV/AIDS Và Cách Phòng Tránh Lây Nhiễm - Sở Y Tế Hà Giang
-
AIDS
-
Các Cách Phòng Tránh HIV Bạn Có Thể áp Dụng Ngay - Hello Bacsi
-
Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Bệnh HIV/AIDS
-
Phòng Tránh Lây Nhiễm HIV/AIDS | Sở Y Tế Nam Định
-
HIV/AIDS VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH - Trường THCS Phú Đông
-
HIV/AIDS Là Gì, Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách điều Trị
-
HIV Và AIDS: Những điều Bạn Cần Nhớ | Vinmec
-
AIDS: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị | Vinmec
-
Nguyên Nhân Và Cách Phòng Chống Ngừa Bệnh HIV/AIDS
-
Nhiễm Trùng HIV/AIDS ở Người - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Các Biện Pháp Phòng Chống Lây Nhiễm HIV – AIDS