[HIV] Thời Kỳ Cửa Sổ Thường Kéo Dài Trong Bao Lâu? - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Xét nghiệm chẩn đoán ngay sau khi nghi ngờ tiếp xúc với HIV có thể không cho kết quả chính xác và giai đoạn này được gọi là giai đoạn cửa sổ nhiễm HIV hay giai đoạn ủ bệnh của HIV. Vậy thời kỳ cửa sổ HIV kéo dài bao lâu?
HIV là một loại virus có khả năng tấn công vào các tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch làm cho người nhiễm bệnh dễ mắc phải các loại nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, nhiễm HIV có thể tiến triển đến giai đoạn bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).
Tuy nhiên, nếu bạn làm xét nghiệm ngay sau khi nghi ngờ mình bị phơi nhiễm HIV thì có thể ra kết quả âm tính dù cơ thể đã nhiễm virus. Giai đoạn đầu tiên này được gọi là thời kỳ cửa sổ của nhiễm trùng HIV. Vì thế, muốn xác định chắc chắn có nhiễm HIV hay không bạn cần lặp lại xét nghiệm sau 3 tháng kể từ khi nghi ngờ phơi nhiễm với HIV.
Bạn hiểu thế nào là thời kỳ cửa sổ HIV?
Giai đoạn cửa sổ là gì? Đây là khoảng thời gian từ khi mới bị nhiễm HIV cho đến khi cơ thể tạo ra lượng kháng thể chống lại virus này hay có lượng ARN HIV đủ để phát hiện bằng các loại xét nghiệm HIV hiện nay.
Thời kỳ cửa sổ HIV kéo dài trong bao lâu? Tùy vào cơ địa và loại xét nghiệm, thời kỳ cửa sổ ở mỗi người có thể kéo dài trong những khoảng thời gian không giống nhau:- Đối với xét nghiệm tìm kháng nguyên/ kháng thể, thời kỳ cửa sổ kéo dài từ 18–90 ngày.
- Đối với xét nghiệm tìm ADN/ ARN virus thì thời kỳ cửa sổ kéo dài khoảng 10–33 ngày.
Lưu ý, trong giai đoạn này, người nhiễm HIV hoàn toàn có khả năng lây truyền virus cho người khác dù kết quả xét nghiệm HIV ban đầu âm tính.
Dấu hiệu và triệu chứng thời kỳ cửa sổ HIV là gì?
Trong khoảng thời gian đầu này, người nhiễm HIV giai đoạn cửa sổ có thể xuất hiện những triệu chứng giống với cảm cúm hoặc khi nhiễm các loại virus thông thường khác, như:
- Mệt mỏi
- Sưng hạch
- Đau đầu, đau mỏi người
- Phát ban
- Sốt.
Những triệu chứng HIV thời kỳ cửa sổ có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Mỗi người cũng có biểu hiện khác nhau, có khi nhẹ hoặc nặng hơn người khác. Một vài trường hợp, người bệnh giai đoạn đầu không có bất kỳ triệu chứng nào, thậm chí họ không nghĩ mình đã nhiễm HIV.
Bạn nên làm gì sau khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV?
Bất kỳ ai sau khi nghĩ bản thân đã phơi nhiễm với HIV đều nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất để làm xét nghiệm. Dù kết quả kiểm tra lần đầu tiên âm tính, bạn cũng cần hẹn lịch kiểm tra lại lần nữa để xác định chắc chắn có bị nhiễm HIV hay không.
Trong vòng 72 giờ đầu tiên sau khi nghi ngờ mình đang trong thời gian phơi nhiễm HIV, bạn nên hỏi nhân viên y tế về phương pháp điều trị thuốc kháng virus dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP). Điều này có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của virus sau khi nghi ngờ đã tiếp xúc với nguồn nghi nghiễm. Thời gian phát huy hiệu quả tốt nhất khi điều trị dự phòng sau phơi nhiễm là trong vòng 24 giờ kể từ khi bị phơi nhiễm. Phương pháp điều trị này giúp bạn có thể giảm thiểu khả năng nhiễm HIV nhưng đây không phải là cách chữa trị và không phải lúc nào chúng cũng có tác dụng.
Trong lúc có thể là thời kỳ cửa sổ HIV này, bạn cũng nên ý thức để không lây truyền HIV cho người khác. Hãy tránh quan hệ tình dục hay sử dụng chung kim tiêm, dao cạo râu… với người khác.
Điều trị HIV sớm để có hiệu quả tốt
Đừng trì hoãn việc điều trị HIV ngay từ giai đoạn đầu, nếu được chẩn đoán xác định dương tính sau thời kỳ cửa sổ của nhiễm trùng HIV. Chẩn đoán sớm và lựa chọn khởi động điều trị sớm sẽ đem lại hiệu quả tốt và duy trì chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bắt đầu điều trị ngay khi xác nhận dương tính với HIV sẽ giúp cơ thể bảo tồn hệ thống miễn dịch.
Bên cạnh đó, người nhiễm HIV cũng cần thông báo với những người thân cận nhất, đặc biệt là người từng quan hệ tình dục để họ sớm kiểm tra và có biện pháp bảo vệ sức khỏe. Cơ thể dường như không có khả năng loại bỏ hoàn toàn virus này ra ngoài nên ngoài điều trị, chăm sóc sức khỏe bản thân, người bệnh cũng nên chú ý để tránh truyền virus cho người khác.
Một vài nghiên cứu cho thấy người nhiễm HIV điều trị với thuốc kháng virus thường xuyên có thể làm giảm tải lượng virus xuống đến mức không còn phát hiện thấy qua xét nghiệm máu. Khi đó, khả năng lây truyền HIV được xem như giảm xuống bằng không. Vậy nên, sau thời kỳ cửa sổ HIV và chẳng may kết quả xác nhận dương tính, đừng quá tuyệt vọng mà hãy tích cực điều trị sớm để tiếp tục vui sống khỏe mạnh.
[embed-health-tool-ovulation]
Từ khóa » Hiv Có Bị Sổ Mũi
-
Dấu Hiệu Cảnh Báo HIV đang Phát Triển âm Thầm Trong Cơ Thể
-
Bệnh Cúm ở Người Có HIV | Vinmec
-
Đặc điểm Sốt Do Virus HIV | Vinmec
-
Triệu Chứng Hắt Hơi, Sổ Mũi, Sốt, Ho, đau Họng Sợ HIV
-
Dấu Hiệu Nào đặc Hiệu Cho Nhiễm HIV Giai đoạn đầu? - Tiếng Chuông
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Nhiễm HIV/AIDS - Page 2 - Nhà Kho
-
Nghẹt Mũi, Sổ Mũi Có Fải Là Triệu Chứng HIV Hay Không? - Tư Vấn HIV
-
Giai đoạn Cửa Sổ HIV Có Triệu Chứng Gì, Xử Lý Ra Sao Nếu Bị Nhiễm
-
Ho Có Phải Là Một Triệu Chứng Của HIV? - Thuốc Dân Tộc
-
Triệu Chứng HIV: 15 Dấu Hiệu HIV Thường Gặp. Làm Sao Biết Không ...
-
Xin Chào Bác Sĩ, Triệu Chứng Nổi Mụn, Ho, Cảm Sổ Mũi Có Bị Liệt Kê ...
-
Sốt Nhẹ, Sổ Mũi, Chảy Mồ Hôi Sau Quan Hệ Tình Dục Có Phải Dấu Hiệu ...
-
Bệnh Viêm Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
-
Sốt, Sổ Mũi, Da Nổi U,… Có Phải Dấu Hiệu Nhiễm HIV? - AloBacsi