Hổ Cái Champawat – Wikipedia Tiếng Việt

Hổ cái Champawat
Xác hổ Champawat bị Jim Corbett bắn năm 1907
Xuất hiện lần đầuCuối thế kỷ XIX
Xuất hiện lần cuối1907
Thông tin
Giống loàiHổ Bengal
Giới tínhCái

Hổ cái Champawat là một con hổ cái Bengal sống ở vùng Champawat của Ấn Độ. Con hổ cái được coi là tử thần vùng Champawat. Trong chưa đầy một thập kỷ của thế kỷ XX nó đã giết và ăn thịt tới 436 người dân ở vùng biên giới Ấn Độ - Nepal và tạo nên một kỷ lục là kẻ ăn thịt người nhiều nhất trong lịch sử động vật[1][2]. Con hổ cái này cuối cùng đã bị tiêu diệt bởi tay thợ săn người Anh Jim Corbett vào năm 1907[3][4].

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Nepal

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Peter Byrne, thợ săn chuyên nghiệp và tác giả người Nepal, hổ Champawat từng sống ở khu vực gần dãy Himalaya và con hổ này bắt đầu những cuộc tấn công của mình trong ngôi làng Rupal ở phía tây Nepal gần dãy Himalaya trong thời gian cuối thế kỷ 19, với hàng tá người bị phục kích khi họ đi ngang qua rừng. Hàng chục đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã bị phục kích trong các khu rừng rậm. Những cuộc tấn công diễn ra thường xuyên và đẫm máu tới mức nhiều người đã nghĩ tới chuyện ma quỷ. Cho đến khi một người thợ săn trong vùng phát hiện và bắn một con hổ cái, nguyên nhân thực sự mới được làm rõ. Phát đạn bắn trượt và con hổ cái đã thoát chết dù gãy hai răng, nó đau đớn và kiệt sức không thể đi săn mồi được bình thường, nhưng nỗi tức giận biến con hổ cái biến thành một kẻ chuyên đi săn người.

Sau đó con số nạn nhân tăng lên đến con số 200 người.[4] Nhiều thợ săn đã được tuyển tới vùng tìm cách bắn hạ con hổ này nhưng nó quá khôn ngoan và thậm chí ẩn náu rất giỏi tới mức hiếm ai có thể nhìn thấy nó. Cuối cùng, chính phủ Nepal buộc phải huy động quân đội vào cuộc, đây là trường hợp hiếm hoi trong lịch sử mà quân đội được cho là cần thiết phải can thiệp vào sự cố động vật tấn công người hàng loạt. Tuy nhiên quân đội Nepal vẫn không bắt được con hổ cái. Tuy nhiên, dù thất bại trong việc bắt giữ hoặc giết chết con hổ nhưng các binh sĩ đã áp dụng các biện pháp siết chặt như tạo tiếng động lớn để buộc con hổ phải từ bỏ lãnh thổ của mình.

Tại Ấn Độ

[sửa | sửa mã nguồn]

Con hổ đã rời bỏ lãnh thổ của mình, vượt qua sông Sarda ở biên giới để vào địa phận Ấn Độ và tiếp tục hoành hành ở huyện Kumaon thuộc bang Uttarakhand. Càng giết nhiều người thì nó lại càng khiến nó trở nên táo bạo hơn và càng không sợ hãi con người. Nó bắt đầu rình mò và tấn công các ngôi làng vào cả ban ngày. Hầu hết nạn nhân của nó bao gồm phụ nữ và trẻ em, vì họ là những người có nguy cơ cao nhất do thói quen vào rừng để thu thập tài nguyên để nuôi gia súc, kiếm củi và chế tạo. Cuộc sống trên khắp khu vực trở nên tê liệt, thậm chí đàn ông cũng không dám ra khỏi túp lều của họ để làm việc bởi tiếng gầm của con hổ ngày ngày vẫn vang lên ầm ầm từ phía khu rừng.[5] Những người dũng cảm muốn đi săn hổ và kết thúc cuộc sống sợ hãi kéo dài cũng đều phải chịu chung số phận. Chỉ đến khi người thợ săn kiêm Đại tá nổi tiếng Jim Corbett vào cuộc, cơn ác mộng mới cơ hội được thực sự kết thúc.

Corbett đã lần theo con hổ bằng vết máu của nạn nhân mới nhất của nó là một cô gái ở độ tuổi thiếu niên khoảng 16 tuổi. Dù là người dũng cảm nhưng ông cũng không khỏi bàng hoàng về những gì mình được chứng kiến trong hang, ông đã tìm được xác chết của cô vào ngày hôm sau. Sau khi suýt bị con hổ phục kích trong khi điều tra thi thể của nạn nhân và dọa nó bằng hai phát súng từ khẩu súng trường của mình, Corbett phải tạm thời từ bỏ cuộc săn lùng, quyết định nhờ cậy vào dân làng và tổ chức đánh chiêng tạo tiếng ồn lớn vào ngày hôm sau ở hẻm núi sông Champa để dụ con vật lao ra. Nhờ chiến thuật đó, ông ta đã tìm thấy và nổ súng tiêu diệt con hổ cái này.

Với sự giúp đỡ của tehsildar Champawat, tiếng chiêng trống được tạo ra bởi khoảng 300 dân làng, khiến con hổ hoảng loạn xông ra, giúp Corbett định vị được mục tiêu. Và ngày hôm sau, khoảng giữa trưa, Corbett đã bắn chết con hổ cái. Những phát súng đầu tiên của Corbett đã bắn trúng vào ngực và vai, và phát súng cuối cùng của ông, được thực hiện bằng súng trường của tehsildar sau khi súng của ông ta hết đạn, bắn vào chân con vật, khiến nó gục xuống chỉ 6 m (20 ft) trước mặt ông ấy. Con hổ cái bị tiêu diệt trong năm 1907, một kỳ công đáng kể xác nhận của khoảng 300 dân làng. Những người dân địa phương bắt đầu cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Tổng cộng nó đã giết chết 436 người[6][cần dẫn nguồn] và còn có rất nhiều người nữa không được thống kê, nó thực sự là con hổ giết người nhiều nhất trong lịch sử của loài hổ.

Khi khám nghiệm tử thi con hổ, Jim Corbett đã khám phá ra nguyên nhân dẫn đến thói quen tấn công người của nó là do từng bị đạn bắn (trong lần một người thợ săn nổ súng ở Nepal), một số cái răng bị gãy vỡ (trong đó có 2 răng nanh) gây chứng đau răng thường xuyên khiến nó khó thể săn giết được những con mồi khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, nên chuyển sang đối tượng dễ tấn công hơn là người nên nó quay sang tấn công con người.[7] Các cuộc kiểm tra tiếp theo được thực hiện bởi Corbett cho thấy con hổ vẫn ở trong tình trạng khỏe mạnh về thể chất (trừ hàm răng của nó) và ước tính con vật từ 10 đến 12 tuổi.

Ghi nhớ

[sửa | sửa mã nguồn]

Như vậy, hổ cái Champawat từng trở thành nỗi kinh hoàng ở Nepal, với việc giết 200 người, trước khi tới bang Uttarakhand ở Bắc Ấn Độ. Và khi xâm nhập vào Ấn Độ, nó vẫn tiếp tục giết người, nâng tổng số người chết dưới móng vuốt của mình lên 430-436 người.[7] Hiện nay, tại thị trấn Champawat gần cầu Chataar và trên đường đến Lohaghat, người ta đã đặt một tấm bảng xi-măng, đánh dấu nơi con hổ bị hạ sát. Tuy nhiên, vị trí chính xác nơi mà con hổ đã bị giết bởi Jim Corbett là gần hơn với vị trí hiện tại của nhà máy thủy điện đó là từ tấm bảng này khoảng 1 km (0,62 dặm). Những chi tiết về con hổ cái Champawat và làm thế nào nó đã bị hạ sát có thể được tìm thấy trong cuốn sách Những kẻ ăn thịt người ở Kumaon (năm 1944), cũng được viết bởi chính Corbett.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Craig Glenday biên tập (2008). Guinness World Records 2008. Bantam Books. tr. 254.
  2. ^ Gordon Grice (2012). The Book of Deadly Animals.
  3. ^ Stephen Mills (2004). Tiger. Firefly Books. tr. 99. ISBN 978-1-55297-949-5. OCLC 57209158.
  4. ^ a b Đỗ Quyên (ngày 6 tháng 4 năm 2012). “Đi cắt cỏ, một thanh niên bị hổ vồ chết”. Báo Người lao động. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2013.
  5. ^ “Top 10 Worst Man Eaters In History”. Litverse. ngày 16 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2013.
  6. ^ “10 quái thú ăn thịt người kinh khủng nhất lịch sử”. VTC News. ngày 4 tháng 5 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2013.
  7. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên afamily
  • x
  • t
  • s
Động vật tấn công
Thú dữ
  • Xung đột với động vật
  • Động vật tấn công
  • Những kẻ ăn thịt người
  • Hổ vồ
  • Gấu tấn công
  • Báo hoa mai tấn công
  • Báo sư tử tấn công
  • Sói tấn công
  • Chó cắn
  • Mèo cắn
  • Khỉ cắn
  • Rắn cắn
  • Cá mập tấn công
  • Cá sấu ăn thịt người
  • Sư tử tấn công
  • Cá voi giết người
Chân khớp
  • Côn trùng đốt
  • Rận cắn
  • Bọ cạp chích
  • Nhện cắn
  • Kiến cắn
  • Ong đốt
  • Muỗi đốt
  • Bọ chét cắn
  • Rết cắn
Khác
  • Chim tấn công
  • Hải ly cắn
  • Thằn lằn tấn công
  • Sứa chích
  • Đỉa hút máu
  • Cá da trơn ăn thịt người
  • Cá đuối gai độc
  • x
  • t
  • s
Hổ
Các nòi
Còn tồn tạiHổ Ấn Độ • Hổ Đông Dương • Hổ Hoa Nam • Hổ Mã Lai • Hổ Mãn Châu • Hổ Sumatra
Tuyệt chủngHổ Ba Tư • Hổ Bali • Hổ Java
Biến thểHổ trắng • Hổ vàng • Hùm xám • Hổ đen
Với sư tửHổ đấu với sư tử • Sư tử lai hổ • Hổ sư • Sư hổ
Với ngườiHổ vồ người • Săn hổ • Pín hổ • Cao hổ cốt • Hổ hình quyền • Bảo tồn loài hổ • Ngày quốc tế về bảo tồn hổ
Văn hóaHình tượng con hổ trong văn hóa (Hàn Quốc • Trung Quốc • Việt Nam) • Tục thờ hổ (Việt Nam • Trung Quốc) • Múa hổ  • Dần • Chúa sơn lâm  • Hình tượng con hổ trong nghệ thuật  • Hình tượng con hổ trong tín ngưỡng  • Hình tượng con hổ trong văn học  • Ngũ Hổ (Thanh Hổ  • Xích Hổ  • Hắc Hổ  • Hoàng Hổ  • Bạch Hổ)
Các con hổ
Hư cấuShere Khan • Tony • Tigger • Hobbes • Hodori • Richard Parker • Hổ Nương • Shin Long • Tigra • Tygra
Có thậtCọp ba móng • Hổ cái Champawat • Segur • Chowgarh • Thak • Chuka • Mundachipallam • Pilibhit • Powalgarh
KhácChi Báo • Mèo lớn  • Kẻ ăn thịt người • Hổ răng kiếm • Ngũ hổ tướng Tam Quốc • Ngũ hổ tướng nhà Nguyễn • Hổ Quyền • Chùa Hổ • Khu bảo tồn hổ thung lũng Hukawng • Dự án Hổ • Tam nhân thành hổ
  • x
  • t
  • s
Động vật trong văn hóa
Nhóm loài
12 Con giáp
  • Sửu
  • Dần
  • Mão
  • Thìn
  • Tỵ
  • Ngọ
  • Mùi
  • Thân
  • Dậu
  • Tuất
  • Hợi
Hoàng đạo
  • Cừu
  • Cua
  • Sư tử
  • Bọ cạp
  • Ngựa
Tứ linh
  • Long
  • Lân
  • Quy
  • Phụng
Tứ tượng
  • Thanh Long
  • Bạch Hổ
  • Huyền Vũ
  • Chu Tước
Tứ đại hung thú
  • Thao thiết
  • Hỗn Độn (混沌)
  • Đào Ngột (梼杌)
  • Cùng Kỳ (穷奇)
Ngũ hình
  • Rồng
  • Rắn
  • Hổ
  • Báo (en)
  • Hạc
  • Khỉ
  • Bọ ngựa
  • Chim Ưng (en)
Lục súc
  • Ngựa
  • Trâu/Bò
  • Dê/Cừu
  • Chó
  • Lợn
Ngũ Long
  • Thanh Long
  • Xích Long
  • Hắc Long
  • Hoàng Long
  • Bạch Long
Ngũ Hổ
  • Bạch Hổ
  • Hắc Hổ
  • Xích Hổ
  • Hoàng Hổ
  • Thanh Hổ
Giống loài
Loài thú
  • Sư tử
  • Hổ
  • Báo
  • Mèo
  • Gấu
  • Sói
  • Chó
  • Cáo
  • Khỉ
  • Khỉ đột
  • Voi
  • Tê giác
  • Trâu
  • Ngựa
  • Lừa
  • Cừu
  • Hươu nai
  • Lợn
  • Lợn rừng
  • Thỏ
  • Chuột
  • Dơi
  • Chuột túi
  • Gấu túi (en)
  • Nhím (fr)
  • Chồn sói (fr)
  • Sói đồng (en)
  • Đười ươi (en)
  • Cá hổ kình (en)
  • La (fr)
  • Báo đốm (en)
  • Báo hoa mai (en)
  • Linh cẩu đốm (en)
  • Chồn (en)
  • Yeti
Loài chim
  • Đại bàng
  • Thiên nga
  • Hạc
  • Quạ
  • Bồ câu
  • Chim cánh cụt
  • Vịt (ru)
  • Chim yến (en)
  • Chim cưu (fr)
Bò sát
  • Rồng
  • Rắn
  • Rùa
  • Cá sấu
  • Khủng long
  • Bạo long (en)
  • Kiếm long (en)
  • Raptor (en)
Loài cá
  • Cá chép
  • Cá mập
  • Cá chó (en)
Lưỡng cư
  • Ếch/Cóc
  • Sa giông (en)
Côn trùng
  • Nhện
  • Bọ cạp
  • Ong (en)
  • Kiến (en)
  • Ve sầu (en)
  • Bọ hung (en)
  • Gián (en)
Loài khác
  • Chân đầu
  • Chân khớp
  • Ký sinh vật
  • Nhuyễn thể (en)
  • Mực khổng lồ (en)
  • Giun trùng (en)
  • Sinh vật
  • Vi sinh vật (en)
Tín ngưỡngvà Tôn giáo
Trong tôn giáo
  • Kinh Thánh
  • Hồi giáo
  • Phật giáo
  • Ấn Độ giáo
Tục thờ thú
  • Thờ bò
  • Thờ ngựa
  • Thờ hổ
  • Thờ gấu
  • Thờ chó
  • Thờ cá voi
  • Thờ rắn
  • Thờ côn trùng
  • Thờ ếch
Sinh vật huyền thoại
  • Sinh vật huyền thoại Nhật Bản
  • Sinh vật huyền thoại Việt Nam
  • Sinh vật huyền thoại Trung Hoa
Sinh vật huyền thoạiPhương Tây
  • Kỳ lân
  • Rồng
  • Phượng hoàng
Khác
  • Linh vật
  • Biểu tượng quốc gia
  • Sinh vật đáng sợ
  • Quái vật lai
  • Chúa sơn lâm
  • Kỵ tọa thú
  • Súc sinh
  • Loài ô uế
  • Loài thanh sạch
  • Bốn hình hài
  • Tượng hình quyền
  • Nghệ thuật động vật
  • Hình hiệu thú
  • Truyện kể loài vật
  • Phim về động vật
  • Biểu trưng loài vật
  • Động vật hình mẫu
  • Nhân hóa
  • Thú hóa
  • Biến hình
  • Ẩn dụ
  • Sinh vật bí ẩn

Từ khóa » Con Của Người Hầu Gái Tập 436