Hồ Chí Minh - Người Mở đường Xây Dựng Nền Văn Hóa Mới Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Người mang hình ảnh của một “nền văn hoá tương lai”
Những giá trị bền vững tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm; là tình đoàn kết, yêu thương gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; là lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, là tính cần cù, sáng tạo trong lao động, giản dị trong lối sống..., tất cả đều hội tụ và tỏa sáng ở vị Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh.
Trong tư duy và trong hành động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam kiên quyết kháng chiến chống thực dân Pháp, nhưng không chống lại những giá trị văn hóa của nhân dân Pháp, chống đế quốc Mỹ nhưng vẫn trân trọng những truyền thống văn hóa - cách mạng Mỹ. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh trong và ngoài nước khẳng định. Petghidapnhơ viết trên tờ Diễn đàn (Mỹ): “Cụ Hồ Chí Minh là một người yêu mến văn hoá Pháp trong khi chống thực dân Pháp, một con người biết coi trọng những truyền thống cách mạng Mỹ khi Mỹ phá hoại đất nước của Cụ”.
Có thể nêu việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một số điểm trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791 để mở đầu cho bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945 như một dẫn chứng nổi bật để minh họa cho những ý kiến trên.
“Trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới… Nguyễn Ái Quốc, cũng đang toả ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị… Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hoá, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai” - nhà thơ Ôxip Mandenxtam trong ghi chép “Thăm một chiến sĩ quốc tế cộng sản - Nguyễn Ái Quốc”.
Biểu tượng của tinh thần khoan dung văn hóa
Đồng chí Phạm Văn Đồng đã nhận xét trong công trình Hồ Chủ tịch - hình ảnh của dân tộc: “Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn bất cứ người Việt Nam nào hết”. Nhưng ở “người Việt Nam này” luôn hiện diện thái độ trân trọng mọi giá trị văn hóa của nhân loại, không ngừng rộng mở tiếp nhận những yếu tố tích cực, tiến bộ để làm giàu thêm cho văn hóa Việt Nam.
Đất nước Việt Nam nằm ở ngã ba giao lưu của nhiều nền văn hoá, trước hết là hai nền văn hóa lớn ở phương Đông là văn hóa Trung Hoa và văn hoá Ấn Độ, các nền văn hóa khu vực Đông nam Á và sau này là Thiên chúa giáo cùng với văn hóa phương Tây. Những điểm tích cực, phù hợp của những dòng văn hóa du nhập được nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam chọn lọc tiếp thu, khai thác, sử dụng trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, tôn giáo, văn học, nghệ thuật... Những ảnh hưởng này được khúc xạ qua bề dày của văn hóa Việt Nam, tạo nên tính đa dạng, sự phong phú cho nền văn hóa Việt Nam.
Với phương châm tìm ra những điểm tương đồng làm cơ sở để thu nhận những giá trị, để hòa đồng, Hồ Chí Minh là người đưa bàn tay hữu nghị thân ái của nhân dân Việt Nam tới với các dân tộc khác, các nền văn hóa khác. Người luôn tìm được và nhấn mạnh những điểm tương đồng, những “mẫu số chung” - là điều có thể đưa những người đối thoại xích lại gần nhau, chấp nhận những điểm riêng, khác biệt để tìm được tiếng nói chung, để có thể đi chung một con đường, thậm chí chỉ một đoạn đường, cùng hướng tới cái đích chung trong khi vẫn bảo lưu những cái khác biệt. Những điểm chung đó là những giá trị mang tính phổ quát: là những nguyên tắc đạo đức, là lòng nhân, là tính thiện, là tình yêu tự do, là khát vọng độc lập dân tộc... “Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau: Ấy là dân nào cũng ưa sự lành và ghét sự dữ”.
Với đối phương, những luận điểm của Hồ Chí Minh cũng đầy tính thuyết phục: “Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn nó độc lập. Các bạn yêu đồng bào của các bạn và muốn họ được tự do. Lòng yêu nước thương nòi này làm vẻ vang các bạn vì nó là lý tưởng cao quý nhất của loài người. Nhưng chúng tôi cũng phải được phép yêu nước của chúng tôi và muốn nó độc lập chứ! Chúng tôi cũng phải được phép yêu đồng bào chúng tôi và muốn họ được tự do chứ! Cái mà các bạn coi là lý tưởng cũng phải là lý tưởng của chúng tôi”. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã tập hợp được sự ủng hộ rộng lớn của loài người tiến bộ, trong đó có cả nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ, vì cuộc chiến đấu của chúng ta mang những ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo vệ những giá trị thiêng liêng trong lương tâm của nhân loại.
Từ khóa » Một Số Nền Văn Hóa ở Việt Nam
-
Những Nét đặc Sắc Văn Hoá Truyền Thống Việt Nam
-
Văn Hóa Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những đặc Trưng Của Nền Văn Hóa Việt Nam
-
Việt Nam - Nơi Giao Lưu Của Nhiều Nền Văn Hóa
-
Văn Hóa - Trang Thông Tin điện Tử Đầu Tư Việt Nam
-
Megastory: Bức Tranh Văn Hóa Việt đa Sắc Mầu
-
Phát Huy “sức Mạnh Mềm” Của Văn Hóa Việt Nam – Mega Story
-
Nét đẹp Văn Hóa Truyền Thống Việt Nam
-
Các Hoạt động Ngày Văn Hóa Các Dân Tộc Việt Nam
-
Xây Dựng Nền Văn Hóa Mới, Con Người Mới Trong Thời Kỳ Hội Nhập ...
-
TỈNH CÀ MAU - Dấu ấn Nước - Biển Trong Lịch Sử, Văn Hóa Việt Nam
-
Phát Huy Giá Trị, Sức Mạnh Văn Hoá Việt Nam: Coi Văn Hóa Là Hồn Cốt ...
-
Văn Hoá Dân Tộc Việt Nam Và Những đặc Trưng Tiêu Biểu
-
Tiếp Tục Xây Dựng, Giữ Gìn, Chấn Hưng Và Phát Triển Nền Văn Hoá Của ...