Hồ Chí Minh – Vĩ Nhân Của Thế Giới - Cổng Thông Tin điện Tử
Có thể bạn quan tâm
Bác Hồ của chúng ta là danh nhân văn hoá thế giới thứ 21. Được ghi là “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất”. Trên thế giới, chưa có một danh nhân nào được 88 quốc gia ra “Nghị quyết kỷ niệm” như Bác Hồ ta. Có nước viết Đề cương kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh, dày đến 84 trang
Từ ngày 20/10 đến 30/11/1987, Đại hội đồng UNESCO khoá 24 họp, có mục xét các danh nhân kỷ niệm vào các năm “tuổi tròn”. Đến dự có 159 quốc gia (lúc đó phe Xã hội Chủ nghĩa có 8 thành viên, với bối cảnh các nước Đông Âu đang đổ vỡ), với nguyên tắc đủ 100% số phiếu (nếu là khoá họp của ban chấp hành, chỉ cần đủ đa số phiếu). Với nội dung: Trong 3 năm: 1988, 1989, 1990, những danh nhân đúng vào tuổi 100 để thế giới kỷ niệm. Mức độ danh nhân có thể khác nhau: Danh nhân văn hoá, Nhà hoạt động kiệt xuất, Nhà thơ vĩ đại… Kỳ này, có 3 vị được đưa ra xét: 1. Ông Nê-ru, Ấn Độ, sinh năm 1889. 2. Ông Hồ Chí Minh, Việt Nam, sinh năm 1890. 3. Ông Hadara (nhà sử học vĩ đại) Liên Xô. Ông Nêru, dễ xét hơn, chỉ trong 45 phút là xong, vì Ấn Độ là nước lớn, trung lập, ổn định về kinh tế, đạt mức cao “Nhà quán quân của phong trào giải phóng dân tộc”. Bác Hồ được xét với nội dung khác, phải 7 tiếng đồng hồ mới xong. Vì Bác là danh nhân văn hoá tiêu biểu cho nền văn hoá nhân loại, Anh hùng giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Cũng còn bởi có 3 nước “ăn tiền” của nước khác đến gây khó khăn. Tất nhiên không dám gây trực tiếp, bởi chạm đến lòng tôn kính của đại biểu các nước với Bác Hồ, họ đành quanh co: Cuộc họp Đại hội đồng UNESCO kỳ này chỉ xét danh nhân có năm tuổi chẵn vào năm 1989, còn danh nhân có năm tuổi chẵn vào năm 1990 thì tạm hoãn để bàn lại tiêu chuẩn, bởi lâu nay ta xét vĩ nhân chưa chặt chẽ, còn có kẽ hở…, số còn lại hoãn đến năm đầu tiên của thế kỷ XXI! (nghĩa là 10 năm sau, mà đời người chỉ có 1 lần 100 tuổi). Thế là đại biểu các nước khác phản ứng mạnh mẽ, cho rằng Hồ Chí Minh là ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc, không xét là không công bằng. Cuối cùng 100% chấp nhận xét. Kỳ họp này, bà Chủ tịch UNESCO là người Thái Lan, làm chủ tọa phiên họp. Dù lúc đó quan hệ giữa nước ta và Thái Lan chưa thuận như bây giờ, nhưng bà lại có bản tham luận rất hay về Hồ Chí Minh. Những điểm chính các nước tôn vinh về Bác: Cách đây gần 45 năm, các nước thuộc địa trên thế giới chìm trong một đêm dài nô lệ, chưa có nước nào giành được độc lập, thì nước Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã dám đương đầu với một nước có nhiều thuộc địa và giành thắng lợi, mở đầu cho thời kỳ giải phóng dân tộc. Liên hợp quốc thấy rằng, Hồ Chí Minh đã đề ra phong trào xoá nạn mù chữ đầu tiên vào năm 1945 (Liên hợp quốc vào đầu thập niên 90 mới đề ra cho thế giới). Đây là nguyên thủ một quốc gia nhỏ mà có tầm nhìn dự báo chiến lược. Đã thấy được dân còn đói, dân còn dốt thì nguy cơ mất nước còn bị đe doạ. Hồ Chí Minh là người đề ra Tết trồng cây đã hơn 30 năm để bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Đó là nhà văn hoá kiệt xuất. Thế giới ngày nay là thế giới đối thoại (tránh đối đầu), thì Hồ Chí Minh đã có tư tưởng đối thoại từ năm 1946. Thật vậy, khi muốn quân Tưởng rút khỏi nước ta (lúc đó ta chưa đủ mạnh), ta đã đúc một tượng người bằng vàng nặng 54 kg để tặng cho viên tướng cầm quân Tưởng, trong lúc tuần lễ vàng năm 1946 ta chỉ thu được 375 kg. Khi Tưởng rút quân, để cố tránh cuộc chiến tranh Pháp – Việt, Bác phải sang Pháp 4 tháng để đối thoại, đi từ ngày 30/5 đến ngày 20/10/1946 mới về đến Hải Phòng. Do đó, Liên hợp quốc coi Hồ Chí Minh là người đầu tiên đề ra đối thoại và đã tiến hành đối thoại (kể từ khi có Liên hợp quốc). Liên hợp quốc còn xét Hồ Chí Minh về mặt đạo đức: 24 năm là nguyên thủ quốc gia mà không tha hoá. Hồ Chí Minh là một nhân cách của một người cầm quyền kiểu mới. Khi chưa có chính quyền, Người sống với nhân dân, khi giành được chính quyền, Người phục vụ nhân dân. Người tiêu biểu cho thế kỷ XX – thế kỷ mà thế giới đang đứng trước một thảm hoạ tha hoá về văn minh vật chất. Khi Người qua đời, ngoài căn nhà sàn (để lại), không có một cái gì của riêng mình. Hồ Chí Minh là người cộng sản hội tụ được cả tinh hoa, trí tuệ của Đông – Tây… Bác Hồ của ta là danh nhân văn hoá thế giới thứ 21. Được ghi là “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất”. Cũng cần nói thêm: Trên thế giới, chưa có một danh nhân nào lại được 88 quốc gia ra “Nghị quyết kỷ niệm” như Bác Hồ ta. Có nước viết Đề cương kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh, dày đến 84 trang…./.
Từ khóa » Các Bậc Vĩ Nhân Thế Giới
-
Time 100: Danh Sách Nhân Vật ảnh Hưởng Nhất Trên Thế Giới Thế Kỷ 20
-
Top Những Bậc Vĩ Nhân Thế Giới Và Thiên Tài Không Bằng Cấp Bạn Nên ...
-
8 Vĩ Nhân Thông Minh Kiệt Xuất Nhất Mọi Thời đại - Báo Gia Lai
-
Top 10 Vĩ Nhân Thế Giới- Trang Tổng Hợp Tư Liệu Nghệ Thuật Sống
-
Những Con Người Vĩ Đại Mãi Mãi :: Suy Ngẫm & Tự Vấn
-
Ai Mới Là Thiên Tài Vĩ đại Nhất Mọi Thời đại? - Dân Việt
-
Các Bậc Vĩ Nhân, Tài Giỏi Trên Thế Giới Hầu Hết đều Chọn Sống Tối Giản
-
Bài Học Từ 23 Danh Nhân Trên Thế Giới - Sách Hay - Zing
-
Top 5 Vĩ Nhân Thế Giới được Người đời Tôn Sùng Nhất - Kiến Thức
-
10 Vĩ Nhân Nổi Tiếng Lịch Sử Nhân Loại - Kiến Thức
-
Bộ 4 Bức Tranh Về Các Bậc Vĩ Nhân - Những Con Người Thay đổi Thế ...
-
Câu Chuyện Về Cuộc đời Các Vĩ Nhân Truyền Cảm Hứng Cho Thiếu Nhi
-
Ba Vĩ Nhân Trung Quốc Của Thế Kỷ XX