Ho Có đờm Lâu Ngày Có ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Không? | Medlatec

1. Những triệu chứng khi bạn ho có đờm

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng ho có đờm lâu ngày, chúng ta cần nắm được những triệu chứng thường gặp. Nếu như đường thở của người bệnh xuất hiện những chất xuất tiết sinh ra lẫn tạp chất thì bạn sẽ thấy những cơn ho kèm với đờm.

Bạn không nên chủ quan với hiện tượng ho có đờm lâu ngày.

Vậy đờm gồm những gì, tại sao chúng lại khiến cho cổ họng con người trở nên khó chịu và đau rát hơn? Trên thực tế, đờm bao gồm cả hồng cầu lẫn bạch cầu, ngoài ra còn có mủ và rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn đã xâm nhập vào bên trong họng nói riêng và đường hô hấp nói chung. Trong đó, phế nang, phế quản hoặc họng là những nơi sản sinh, tiết ra đờm.

Đờm sau khi được tiết ra có thể con người sẽ nuốt chúng, hoặc thải ra bên ngoài thông qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, ví dụ như hiện tượng ho có đờm. Có thể nói, ho là một trong những cách tiêu đờm hiệu quả, các chất dịch cũng như dị vật nhờ đó được đẩy ra ngoài. Sau khi ho, phổi của người bệnh trở nên sạch sẽ và thông thoáng hơn giúp việc hô hấp trở nên dễ dàng.

2. Hiện tượng ho có đờm lâu ngày là do đâu?

Ho có đờm không phải hiện tượng hiếm xảy ra, tuy nhiên nếu như hiện tượng này kéo dài liên tục và không thuyên giảm, người bệnh cần đặc biệt lưu ý. Đây có thể là tín hiệu thông báo cho bạn biết, cơ thể đang mắc một số bệnh nghiêm trọng liên quan đến đường hô hấp. Vì thế, chúng ta không nên chủ quan và cần đi khám, điều trị sớm.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ho có đờm lâu ngày không khỏi, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé! Có thể nói, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là vì đường hô hấp bị nhiễm trùng, chúng biểu hiện qua một số bệnh.

2.1. Bệnh viêm đường hô hấp

Các bệnh viêm đường hô hấp như viêm amidan khiến người bệnh bị ho.

Các bệnh viêm đường hô hấp như viêm amidan khiến người bệnh bị ho.

Bệnh viêm đường hô hấp là một trong những loại bệnh gây ra hiện tượng ho có đờm kéo dài cho con người, đặc biệt là những người lớn tuổi, sức khỏe yếu. Một số bệnh có thể kể đến như: viêm amidan, viêm thanh khí quản,…

Trong đó, những cơn ho kèm đờm xuất hiện nhiều và nặng khi buổi đêm. Bởi vì ban ngày dịch tiết có thể đào thải ra bên ngoài hoặc người bệnh nuốt trôi. Song, buổi đêm, lúc bạn nằm ngủ lượng dịch nhầy này không thể trôi đi đâu, chúng tập trung phía sau cổ họng. Vì thế, người bệnh ho rất nhiều vào buổi đêm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sức khỏe.

2.2. Phổi bị tắc nghẽn mạn tính

Bên cạnh đó, có rất nhiều bệnh nhân bị ho có đờm lâu ngày không khỏi là bởi họ đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh còn có tên viết tắt đó là COPD. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này có thể là bệnh nhân tiếp xúc với môi trường độc hại trong thời gian dài, hay hút thuốc lá hoặc thường xuyên phải ngửi khói thuốc.

Một trong những biểu hiện đặc trưng của loại bệnh này là khi ho sẽ thấy có đờm màu trắng xuất hiện. Nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách, họ có nguy cơ bị biến chứng rất cao, ví dụ như tình trạng khí phế thũng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hô hấp.

2.3. Bệnh lao phổi

Lao phổi là một trong những bệnh rất nguy hiểm.

Lao phổi là một trong những bệnh rất nguy hiểm.

Khi mắc bệnh lao phổi, phần lớn bệnh nhân đều thấy xuất hiện triệu chứng ho và có đờm trong thời gian dài, tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong một số trường hợp, bạn cũng thấy hiện tượng ho ra máu, kèm các triệu chứng khác như đau tức ngực, khó thở,…

Bệnh nhân cần phải được điều trị sớm, bởi vì căn bệnh này để lâu có thể khiến người bệnh bị suy hô hấp, tính mạng bị đe dọa.

2.4. Bệnh ung thư phổi

Các bác sĩ đã chỉ ra rằng, hiện tượng ho có đờm lâu ngày là một trong những biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân mắc ung thư phổi. Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan nếu như tình trạng ho kèm đờm kéo dài rất nhiều ngày và chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Kèm theo hiện tượng trên, bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy đau họng, nuốt khó, đau tức ngực… Ung thư vốn được biết đến là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm thì cơ hội sống sót của bệnh nhân sẽ giảm đi đáng kể.

3. Cách điều trị tình trạng ho có đờm

Ngay khi thấy xuất hiện tình trạng ho, có đờm kèm theo, bạn nên chủ động điều trị sớm. Một số cách điều trị bệnh khá hiệu quả chúng ta có thể thực hiện tại nhà, ví dụ như: sử dụng thuốc Tây, áp dụng các bài thuốc dân gian mà cha ông để lại.

Trong đó, nếu như muốn sử dụng thuốc Tây, người bệnh cần hiểu và nắm rõ tác dụng của thuốc. Một vài loại thuốc mà bác sĩ hay chỉ định để bệnh nhân dùng, điều trị ho có đờm tại nhà như: Terpin hydrat, Acetylcystein, Bromhexin hydroclorid… Tuy nhiên, các bạn hãy cẩn thận, sử dụng với liều lượng phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất, cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe. Cách tốt nhất chúng ta nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Ngoài ra, các liều thuốc dân gian cũng tỏ ra khá hiệu quả khi điều trị hiện tượng ho có đờm lâu ngày. Chúng ta có thể tham khảo một số bài thuốc từ gừng tươi, củ cải trắng để giúp bệnh thuyên giảm.

4. Phòng tránh hiện tượng ho có đờm

Để phòng tránh hiện tượng ho, kèm đờm chúng ta nên rèn thói quen súc họng bằng nước muối để làm sạch họng hằng ngày. Đây là phương pháp phòng bệnh cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, bạn cố gắng đeo khẩu trang khi đi ra đường để hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, khói bụi ô nhiễm trong môi trường.

Khói thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh thường gặp, vì thế mỗi chúng ta nên có ý thức, không hút thuốc nơi công cộng để ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Chính bản thân những người hút thuốc cũng phải cố gắng cai, hạn chế sử dụng để bảo vệ sức khỏe của mình. Cuối cùng, các bạn đừng quên tập thể dục hằng ngày để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng nhé!

Bạn nên súc họng bằng nước muối thường xuyên

Bạn nên súc họng bằng nước muối thường xuyên

Có thể nói, hiện tượng ho có đờm lâu ngày là tín hiệu báo rằng cơ thể bạn đang mắc bệnh nghiêm trọng liên quan đến đường hô hấp. Các bạn nên đi khám và điều trị khi thấy triệu chứng trên kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm. Ngoài ra, mỗi chúng ta cũng nên chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ đường hô hấp.

Từ khóa » Ho Liên Tục Có đờm