Hồ Con Rùa – Wikipedia Tiếng Việt

Công trường Quốc tế Hồ Con Rùa
Nút giao thông cùng mức
Công trường Quốc tếCông trường Quốc tế
Thiết kếNguyễn Kỳ
Hoàn thành:1965 hoặc 1967
Cao:34 mét (112 ft)
Diện tích3.800 mét vuông (0,94 mẫu Anh)
Vị tríGiao điểm của đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân
Địa chỉQuận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
MapBản đồ
Tọa độ: 10°46′58″B 106°41′45″Đ / 10,78278°B 106,69583°Đ / 10.78278; 106.69583

Hồ Con Rùa là tên gọi dân gian của một hồ phun nước nhân tạo nằm giữa nơi giao nhau của ba con đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, tạo thành một nút giao thông cùng mức kiểu bùng binh. Khu vực này có tên chính thức là Công trường Quốc tế, hiện nay là một trong những nơi hoạt động ẩm thực gần như từ sáng đến đêm, với rất nhiều tiệm cà phê và hàng quán xung quanh.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời nhà Nguyễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy). Vua Minh Mạng sau đổi tên thành cửa Vọng Khuyết. Bốn năm sau khi cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835) bị dẹp tan, tức năm 1837, nhà vua hạ lệnh phá thành Bát Quái và xây một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành Phụng. Vị trí cửa Khảm Khuyết trở thành một điểm ở ngoài vòng thành, nối thẳng con đường ngoài mặt tây thành xuống bến sông.[cần dẫn nguồn]

Thời Pháp thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Cầu thang lên khu vực giữa hồ con rùa.

Sau khi người Pháp chiếm được thành Gia Định (là tên chính thức của thành Phụng), họ đã cho san bằng ngôi thành này vào ngày 8 tháng 3 năm 1859. Khi chiếm được cả ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, người Pháp bắt đầu quy hoạch lại thành phố vào năm 1862. Dựa trên những còn đường có sẵn dọc ngang trong thành Quy cũ, người Pháp đã sắp xếp khu hành chính mới căn cứ trên các di tích cũ. Vị trí Hồ Con Rùa hiện nay nằm ở cuối con đường dẫn ra bến sông được đánh số 16. Trên con đường này, dinh Thống đốc đầu tiên được xây dựng vào năm 1863. Năm 1864, Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de l'Intérieur - người dân đương thời gọi là "Dinh Thượng thơ"), được xây dựng ở phía đối diện dinh Thống đốc. Vào ngày 1 tháng 2 năm 1865, Thống đốc Nam Kỳ, Phó đô đốc Hải quân Pháp Pierre-Paul de La Grandière (1807-1876) đã đặt tên con đường số 16 là đường Catinat.[1]

Tháp nước tại vị trí hồ Con Rùa hiện nay vào cuối thế kỷ 19
Tượng đài vào khoảng năm 1930

Vào năm 1878, tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngay nay để cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Từ ngày 24 tháng 2 năm 1897, đoạn đường từ phía sau nhà thờ Đức Bà đến tháp nước đổi tên thành đường Blancsubé. Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu cung cấp nước nữa và con đường được mở rộng nối dài đến đường Mayer (nay là đường Võ Thị Sáu) và khúc cuối này có tên là đường Garcerie. Từ đó vị trí này trở thành giao lộ như ngày nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre (cắt giao lộ là đường Testard - nay là đường Võ Văn Tần - và đường Larclauze - nay là đường Trần Cao Vân). Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ, để đánh dấu cuộc xâm chiếm và biểu tượng của việc người Pháp làm chủ Đông Dương. Do đó người địa phương thường gọi nó là Công trường Ba Hình. Các tượng đài này tồn tại đến năm 1956 thì bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến Sĩ.[2]

Thời Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam thì địa điểm Công trường Chiến Sĩ là vòng xoay giao thông của hai con đường Duy Tân và Trần Quý Cáp. Thời điểm xây dựng Hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác. Một số tài liệu cho là nó được xây dựng vào năm 1965, vài tài liệu khác thì cho là 1967. Người thiết kế Hồ con Rùa là kiến trúc sư Nguyễn Kỳ. Mẫu thiết kế của ông được chọn trong cuộc thi tìm quy hoạch mới cho địa danh này.

Từ 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang trong đó gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng năm bàn tay xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ nhụy hoa. Tháp chính có chiều cao 34 mét. Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn ghi tên các nước công nhận Việt Nam Cộng hòa. Do đó mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa[3].

Sau khi xây dựng xong thì ban đầu khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến Sĩ Tự Do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế.

Hồ Con Rùa trang trí vào dịp tết Nguyên Đán 2010.

Sau năm 1975 đến nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1975, chính quyền cho đục bỏ các dòng chữ trên tấm bia. Đường Duy Tân thay tên thành đường Phạm Ngọc Thạch còn đường Trần Quý Cáp đổi thành đường Trần Cao Vân/Võ Văn Tần. Vào đầu năm 1976 (hay 1978), tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.

Khu vực vòng xoay hồ con rùa bao quanh bởi các quán cà phê, là nơi tấp nập về đêm và là một trong những vòng xoay có nhiều cây xanh nhất thành phố Hồ Chí Minh.

Giai thoại Hồ Con Rùa

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo lời thuật lại của nhà báo ngành Công an Huỳnh Bá Thành (Ba Trung) trong cuốn sách "Vụ án Hồ Con Rùa" (Nhà xuất bản Tuổi Trẻ 1982) thì có các giai thoại truyền miệng kể là vào năm 1967, khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng đến coi thế đất tại Dinh Độc Lập. Người thầy phong thủy này khen vị trí của dinh là vị trí của long mạch, trấn yểm vị trí của đầu rồng[4]. Cũng theo lời thuật trên thì con rồng này đầu tại Dinh Độc Lập và đuôi nằm tại vị trí Công trường Chiến Sĩ, tuy phát hưng vượng, nhưng do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền, vì vậy cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy nữa thì mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài. Cũng vì thế, mà theo một số người thì kiến trúc tháp cao giống như hình một thanh gươm (hoặc cây đinh/kim), đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng, và khuôn viên hồ nước có hình bát quái, bên giữa có hình âm dương.

Một số người khác thì lại cho rằng kiến trúc tháp lại giống hình đuôi rồng vươn cao, nhưng có con rùa đè chặt ở phần đầu ngọn. Số khác thì lại cho là nhìn từ trên cao xuống thì toàn thể kiến trúc trông giống như một con rùa[cần dẫn nguồn]. Một số người lại đưa giải thích là sở dĩ làm hình con rùa, vì trong dân gian, con rùa mới đội bia (trên lưng rùa lúc đó -xây dựng khoảng năm 1972- có một bia đá ghi công, và nơi đây được thiết kế như một đài tưởng niệm) và ngụ ý "mang ơn". Nhưng tất cả cũng chỉ là giả thuyết hay là giai thoại thêu dệt thêm.

Vụ án Hồ Con Rùa

[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng theo Huỳnh Bá Thành trong cuốn sách nói trên, cũng xuất phát từ quan niệm phong thủy đó, vào đêm 01/4/1976, một nhóm người phản đối chính quyền Việt Nam thống nhất đã đặt bom phá hủy mà theo nhà nước là với mục đích "giải thoát cho đuôi rồng để nó phá chính quyền mới". Tuy nhiên, đã bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ và ngăn chặn trong vụ án mang tên "Vụ án Hồ Con Rùa". Trong trào lưu phim mì ăn liền, vụ án này đã được dựng thành phim cùng tên năm 1985 do Trần Phương làm đạo diễn, dựa theo cuốn truyện gián điệp "Vụ án Hồ Con Rùa" nói trên, do nhà báo công an Huỳnh Bá Thành (Ba Trung) viết và Nhà xuất bản Tuổi Trẻ ấn hành năm 1982.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tấm bia cũ vẫn còn, nhưng con rùa không còn Tấm bia cũ vẫn còn, nhưng con rùa không còn

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ [1]
  3. ^ Hồ Con Rùa và giai thoại 'trấn yểm long mạch' ở Sài Gòn, 21/8/2016, VnExpress
  4. ^ Cũng vì thế để giải thích việc Dinh Độc Lập còn có tên gọi là Phủ Đầu Rồng

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hồ Con Rùa.
  • Vị trí Hồ Con Rùa trên bản đồ Google maps
  • Hình ảnh Hồ Con Rùa trước năm 1975
  • Hình ảnh Hồ Con Rùa xưa và nay
  • Video Hồ Con Rùa 'khoác áo mới' sau 50 năm, VnExpress, 2/8/2015
  • x
  • t
  • s
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Công trình hành chính
  • Bưu điện Sài Gòn
  • Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Công trìnhlịch sử – văn hóa
  • Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
  • Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ
  • Bảo tàng Thành phố
  • Bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • Bến Nhà Rồng
  • Dinh Độc Lập
Công viên,khu sinh thái, phố đi bộ
  • Bến Bạch Đằng
  • Công viên 23 tháng 9
  • Công viên 30 tháng 4
  • Công viên Bách Tùng Diệp
  • Công viên Chi Lăng
  • Công viên Gia Định
  • Công viên Hoàng Văn Thụ
  • Công viên Lê Thị Riêng
  • Công viên Lê Văn Tám
  • Công viên Lịch sử – Văn hóa Dân tộc
  • Công viên Phú Lâm
  • Công viên Tao Đàn
  • Đầm Sen
  • Địa đạo Củ Chi
  • Địa đạo Phú Thọ Hòa
  • Rừng ngập mặn Cần Giờ
  • Suối Tiên
  • Bình Quới – Thanh Đa
  • Thảo Cầm Viên
  • Khu Tây ba lô – Phố đi bộ Bùi Viện
  • Phố đi bộ Nguyễn Huệ
    • Đường hoa Nguyễn Huệ
Công trình tôn giáo
  • Chùa Ấn Quang
  • Chùa Giác Hải
  • Chùa Giác Lâm
  • Chùa Giác Viên
  • Chùa Hoằng Pháp
  • Chùa Giác Ngộ
  • Chùa Nam Thiên Nhất Trụ
  • Chùa Nghệ Sĩ
  • Chùa Phật Cô Đơn
  • Chùa Phụng Sơn
  • Chùa Tập Phước
  • Chùa Từ Ân
  • Chùa Vĩnh Nghiêm
  • Chùa Xá Lợi
  • Đại chủng viện Thánh Giuse
  • Đan viện Cát Minh
  • Đền Công Chính
  • Đền Hùng (Thảo Cầm Viên)
  • Đền thờ Đức Thánh Trần
  • Đình Minh Hương Gia Thạnh
  • Đình Thông Tây Hội
  • Hội quán Hà Chương
  • Hội quán Nghĩa An
  • Hội quán Nhị Phủ
  • Hội quán Ôn Lăng
  • Hội quán Tuệ Thành
  • Lăng Ông
  • Miếu Nổi
  • Nhà thờ Ba Chuông
  • Nhà thờ Cầu Kho
  • Nhà thờ Cha Tam
  • Nhà thờ Chí Hòa
  • Nhà thờ Chợ Quán
  • Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn
  • Nhà thờ Đức Bà
  • Nhà thờ Hạnh Thông Tây
  • Nhà thờ Huyện Sỹ
  • Nhà thờ Tân Định
  • Nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc
  • Thánh thất Sài Gòn
  • Thiền viện Vạn Hạnh
  • Tu viện dòng Thánh Phaolô
  • Việt Nam Quốc Tự
Nhà hát, sân khấu
  • Nhà hát Bến Thành
  • Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang
  • Nhà hát Hòa Bình
  • Nhà hát Thành phố
  • Sân khấu kịch Idecaf
  • Rạp Công Nhân
Công trình thể thao
  • Nhà thi đấu Phú Thọ
  • Nhà thi đấu Tân Bình
  • Sân vận động Hoa Lư
  • Sân vận động Quân khu 7
  • Sân vận động Thống Nhất
Công trìnhthương mại – dịch vụ
  • Bitexco Financial Tower
  • Chợ An Đông
  • Chợ Bà Chiểu
  • Chợ Bến Thành
  • Chợ Bình Tây
  • Chợ Tân Định
  • Diamond Plaza
  • Landmark 81
  • mPlaza Saigon
  • Saigon Centre
  • Saigon Trade Center
  • Thuận Kiều Plaza
  • Union Square
  • Vincom Center Đồng Khởi
Công trìnhgiao thông – đô thị
  • Buýt đường sông
  • Cầu Ba Son
  • Cầu Mống
  • Đại lộ Đông Tây
  • Đường Đồng Khởi
  • Đường Lê Lợi
  • Đường Nguyễn Hữu Cảnh
  • Đường Tôn Đức Thắng
  • Ga Sài Gòn
  • Hầm Thủ Thiêm
  • Hồ Con Rùa
  • Kênh Bến Nghé
  • Kênh Hàng Bàng
  • Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
  • Khu đô thị Phú Mỹ Hưng
  • Khu đô thị mới Thủ Thiêm
  • Khu phố cổ Chợ Lớn
  • Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
  • Vinhomes Central Park
Khách sạn
  • Khách sạn Caravelle Sài Gòn
  • Khách sạn Continental
  • Khách sạn Grand Sài Gòn
  • Khách sạn Majestic Saigon
  • Khách sạn Rex
Khu công nghệ
  • Công viên phần mềm Quang Trung
  • Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

  • x
  • t
  • s
Các địa danh Công trường tại Thành phố Hồ Chí Minh
Quảng trường
  • Công trường Công xã Paris
  • Công trường Lam Sơn
  • Công trường Quách Thị Trang
  • Công trường Mê Linh
Vòng xoay giao thông
  • Công trường Cộng Hòa
  • Công trường Dân Chủ
  • Công trường Quốc Tế (Hồ Con Rùa)
  • x
  • t
  • s
Nút giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nút giao cùng mức
  • Công trường Dân Chủ
  • Công trường Mê Linh
  • Công trường Quốc Tế (Hồ Con Rùa)
  • Ngã sáu Cộng Hòa
  • Ngã bảy Lý Thái Tổ
  • Ngã sáu Nguyễn Tri Phương
  • Ngã sáu Phù Đổng
  • Vòng xoay Lăng Cha Cả
  • Nguyễn Huệ – Lê Lợi (Bùng binh Cây Liễu)
Nút giao khác mức và hỗn hợp
  • Nút giao thông Cây Gõ
  • Ngã sáu Gò Vấp
  • Ngã tư Hàng Xanh
  • Ngã sáu Nguyễn Thái Sơn
  • Ngã tư Thủ Đức
  • Nút giao thông An Sương

Từ khóa » Cộng Công Trường Quốc Tế