Ho Gà Là Gì, Làm Thế Nào để Nhận Biết Và Phòng Ngừa?
Có thể bạn quan tâm
Thời điểm giao mùa là lúc trẻ hay mắc các bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả bệnh ho gà. Vậy ho gà là gì, làm thế nào để nhận biết và phòng ngừa? Mời các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
- 1. Tìm hiểu về bệnh ho gà
- 1.1. Bệnh ho gà là gì?
- 1.2. Khả năng lây nhiễm của bệnh ho gà
- 2. Triệu chứng ở bệnh ho gà là gì?
- 2.1. Diễn biến của bệnh ho gà
- 2.2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà là gì?
- 3. Bệnh ho gà gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?
- 4. Ngăn ngừa hiệu quả bệnh ho gà
1. Tìm hiểu về bệnh ho gà
1.1. Bệnh ho gà là gì?
Ho gà là một bệnh lây nhiễm, thường xảy ra khi đường hô hấp bị tấn công bởi vi khuẩn Bordetella pertussis. Chúng bám chặt vào các lông mao ở đường hô hấp trên rồi giải phóng các độc tố nhằm tấn công đường hô hấp và làm ống thở sưng tấy.
Theo cảnh báo của Cục Y tế Dự phòng Việt Nam, bệnh ho gà có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi nơi. Tuy nhiên, đáng lo ngại là có đến 90% số ca mắc bệnh ho gà là các em bé dưới 1 tuổi không được tiêm chủng đầy đủ.
1.2. Khả năng lây nhiễm của bệnh ho gà
Bệnh ho gà có khả năng lây nhiễm rất cao, nhất là trong giai đoạn 2 tuần đầu, kể từ khi phát bệnh. Ở giai đoạn này, có đến 80% những người tiếp xúc người bệnh có nguy cơ bị lây bệnh. Con người chính là nguồn bệnh duy nhất và cũng là nguồn lây chủ yếu cho trẻ nhỏ.
Ho gà chủ yếu lây qua đường hô hấp, thông qua nước bọt, dịch tiết ở họng có trong không khí của người bệnh khi họ ho, hắt xì, khạc nhổ… Do đó, bệnh ho gà rất dễ lây lan, đặc biệt là ở những không gian đông người như trường học, khu vui chơi, khu công cộng…
Trẻ em có sức đề kháng yếu chính là đối tượng dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công nhất. Đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi và các bé không được tiêm phòng.
2. Triệu chứng ở bệnh ho gà là gì?
2.1. Diễn biến của bệnh ho gà
Cục Y tế Dự phòng cho biết, bệnh ho gà thường trải qua 4 giai đoạn như sau:
– Ủ bệnh: Giai đoạn này kéo dài từ trung bình 9 – 10 ngày nhưng cũng có những trường hợp lên đến 20 ngày.
– Viêm long (tiền triệu): Giai đoạn này diễn ra trong suốt 1 – 2 tuần, bắt đầu xuất hiện những cơn sốt nhẹ, chảy nước mũi, hắt xì và ho giật cục. Những ngày cuối của giai đoạn, các cơn ho trở nên dữ dội hơn, tần suất dày hơn.
– Khởi phát: Giai đoạn này kéo dài từ 1 – 6 tuần, cũng có những trường hợp lên đến trên 10 tuần. Lúc này, các cơn ho xuất hiện đột ngột, khiến trẻ ho rũ rượi, nhất là về đêm. Lúc này, trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, thở nhanh, vã mồ hôi hoặc thậm chí có thể nôn sau mỗi cơn ho.
– Hồi phục: Là giai đoạn cuối cùng, kéo dài khoảng 2 – 3 tuần. Khi đó, những cơn ho ít dần, trẻ bắt đầu hạ sốt. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có khả năng tái phát trở lại.
2.2. Các dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà là gì?
Thông thường, các triệu chứng của bệnh ho gà được phát hiện sau khi trẻ tiếp xúc với mầm bệnh khoảng 5 – 10 ngày. Tùy vào mỗi thời điểm mà bệnh lại có những triệu chứng khác nhau.
– Ban đầu, bệnh có triệu chứng giống với cảm lạnh như sốt nhẹ hoặc ho nhẹ.
– Sau đó, những cơn ho kéo đến dồn dập, khiến trẻ ho rũ rượi, không thể kiểm soát và khiến trẻ khó thở.
– Chính vì khó thở nên sau mỗi cơn ho, bé thường hít thở sâu, tạo ra những âm thanh như gió rít.
– Những cơn ho có thể kéo dài trong 1 – 2 tuần, thậm chí 1 – 2 tháng, hoặc lâu hơn nữa.
– Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những cơn ho sẽ kéo theo đờm dãi và những cơn nôn.
3. Bệnh ho gà gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?
Ho gà là một bệnh rất nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Mỗi năm, trên Thế giới có đến 300.000 trẻ bị tử vong do ho gà. Bên cạnh đó, ho gà cũng khiến không ít trẻ em bị tổn thương não.
Do những triệu chứng của bệnh trong thời gian đầu rất giống những bệnh khác nên nhiều bậc phụ huynh chủ quan, không cho con đi khám hoặc tự ý dùng thuốc cảm cúm… Kết quả là bé gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm não, mất nước, khó thở hoặc ngưng thở do não không đủ oxy, xuất hiện kết mạc… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây tử vong.
4. Ngăn ngừa hiệu quả bệnh ho gà
Cha mẹ nên cho bé tiêm phòng vắc-xin đầy đủ. Đây chính là cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh ho gà cho trẻ.
Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ lây lan của bệnh, mọi người cần lưu ý:
– Nghiêm túc cách ly trẻ khỏi những nơi đông người.
– Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài và rửa tay với xà phòng thường xuyên.
– Dùng tay hoặc khăn giấy để che miệng và mũi mỗi khi ho hoặc hắt xì.
– Vứt bỏ giấy ăn sau khi sử dụng vào đúng nơi quy định.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh ho gà, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh. Hy vọng các bậc cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn “ho gà là gì”, từ đó có biện pháp chăm sóc con yêu phù hợp!
Từ khóa » Nguyên Nhân Ho Gà ở Trẻ Em
-
Bệnh Ho Gà điều Trị ở Nhà được Không? Hướng Dẫn Chăm ... - Vinmec
-
Bệnh Ho Gà: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Biến Chứng Và Cách điều Trị
-
Ho Gà ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Bệnh Ho Gà: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị - VNVC
-
Bệnh Ho Gà: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Biến Chứng Và Cách điều Trị
-
Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Bệnh Ho Gà ở Trẻ Sơ Sinh
-
Bệnh Ho Gà ở Trẻ Em - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Ho Gà - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Ho Gà Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Hướng Điều Trị
-
Bệnh Ho Gà - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Nguyên Nhân Gây Ho Gà - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Thông Tin Bệnh Ho Gà Ở Trẻ, Nguyên Nhân Và Cách Nhận Biết
-
Bệnh Ho Gà Có Thể đe Dọa Tính Mạng Của Trẻ
-
Những Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Ho Gà ở Trẻ 3 Tuổi