Họ Hàng Nội Ngoại Cách Nhau Mấy đời Thì được Phép Kết Hôn?

Trong một xã hội dân chủ người ta được tự do yêu đương, được tự do theo đuổi hạnh phúc của mình. Tuy nhiên có một số quan hệ được pháp luật điều chỉnh mà mỗi công dân cần phải tuân thủ sự điều chỉnh đỏ, trong đó có quan hệ hôn nhân gia đình, cụ thể hơn là việc có được kết hôn trong phạm vi họ hàng, và họ hàng trong phạm vi bao nhiêu đời thì mới được phép kết hôn.

Luật cho phép bạn được phép tự do yêu đương, tự do tìm kiếm tình yêu, nhưng vẫn cần tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn, và không được phạm vào những điều mà luật cấm, đó không chỉ là về quan hệ pháp luật mà còn liên quan đến cả phong tục tập quán và cả những quan hệ thuộc về đạo đức xã hội hiện diện trên đất nước ta. Vậy để trả lời cho câu hỏi liệu việc kết hôn trong phạm vi họ hàng vì có trái với quy định pháp luật không và họ hàng cách nhau mấy đời thì mới được kết hôn?

→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn, tư vấn luật hôn nhân trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Là họ hàng thì có được phép kết hôn không?
  • 2 2. Như nào là phạm vi họ hàng ba đời trong quan hệ hôn nhân gia đình?
  • 3 3. Quy định về điều kiện kết hôn hợp pháp:
  • 4 4. Tư vấn trường hợp kết hôn với người có họ hàng

1. Là họ hàng thì có được phép kết hôn không?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 tại Việt Nam, việc kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng gần gũi bị cấm để tránh các rủi ro về mặt di truyền và đảm bảo giá trị văn hóa, đạo đức xã hội. Để bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình của Việt Nam, pháp luật quy định những trường hợp cấm kết hôn tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

– Cấm kết hôn giả tạo, tức là kết hôn không phải vì để xây dựng hạnh phúc gia đình mà nhắm vào những mục đích khác chẳng hạn như là để xuất nhập cảnh, nhập quốc tịch…

– Cấm hành vi cản trở hoặc cưỡng ép, lừa dối người khác thực hiện kết hôn hoặc ly hôn.

– Cấm kết hôn khi chưa đủ độ tuổi mà pháp luật quy định (tảo hôn).

– Cấm chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hoặc chồng, hoặc người đang có vợ hoặc chồng mà sống chung như vợ chồng với người khác.

– Cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

– Cấm yêu sách, đòi hỏi về của cải một cách vô lý trong việc kết hôn, chẳng hạn như thách cưới, hoặc yêu cầu của hồi môn quá cao.

– Cấm thực hiện việc mang thai hộ, sử dụng kỹ thuật sinh sản vì mục đích thương mại, cấm lựa chọn giới tính của thai nhi, sinh con bằng hình thức sinh sản vô tính.

– Cấm mọi hành vi bạo lực gia đình, kể cả bạo lực thể chất hay bạo lực tinh thần.

– Cấm lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động hoặc vì hành vi trục lợi khác.

Như vậy việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu trực hệ có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời là điều mà luật không cho phép. Đặt trường hợp ngược lại là có quan hệ họ hàng nhưng ở ngoài phạm vi 3 đời này thì vẫn được phép kết hôn.

ho-hang-cach-nhau-may-doi-thi-duoc-ket-hon-%283%29

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Việc luật cấm kết hôn khi có họ hàng trong phạm vi ba đời có thể có nhiều nguyên do, trong đó có thể kể đến một vài lý do tiêu biểu như sau:

– Về mặt sinh học, di truyền: việc kết hôn trong phạm vi ba đời sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thế hệ sau, do việc kết hôn trong phạm vi ba đời về mặt sinh học sẽ khiến tỷ lệ gen đồng hợp tăng, dị hợp giảm, điều này khiến các gen lặn có hại có điều kiện để biểu hiện ra ngoài thành biểu hiện như là cơ thể bị dị tật, sức đề kháng yếu, tỷ lệ tử vong cao, ngoài ra còn khiến cho tỷ lệ các bệnh di truyền như mắc các bệnh di truyền như bệnh Đao, mù màu, bạch tạng, bại não, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh nguy hiểm có tỷ lệ xuất hiện cao hơn, điều này có thể là nguyên nhân trực tiếp gây thoái hóa giống nòi dân tộc.

– Về mặt truyền thống, văn hóa: kết hôn khi trong quan hệ họ hàng gần (phạm vi ba đời) sẽ ảnh hưởng xấu tới truyền thống văn hóa dân tộc, do việc kết hôn trong họ hàng có thể nói là mang tính chất loạn luân, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục.

Mục đích của các quy định này:

  • Tránh các vấn đề về di truyền: Kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống gần gũi có nguy cơ cao gây ra các khuyết tật bẩm sinh hoặc các vấn đề di truyền cho thế hệ sau.
  • Giữ gìn thuần phong mỹ tục và đạo đức gia đình: Quy định này nhằm bảo vệ các giá trị đạo đức, văn hóa trong gia đình và xã hội, đảm bảo sự lành mạnh trong các mối quan hệ gia đình.

→ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568 – Một cuộc gọi, giải quyết mọi vấn đề pháp luật.

2. Như nào là phạm vi họ hàng ba đời trong quan hệ hôn nhân gia đình?

Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại Việt Nam, “phạm vi ba đời” là khái niệm quan trọng được quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nhằm ngăn chặn các cuộc hôn nhân giữa những người có quan hệ huyết thống gần gũi, với mục đích bảo vệ sức khỏe thế hệ tương lai và duy trì thuần phong mỹ tục.

Phạm vi ba đời trong quan hệ huyết thống được hiểu như sau:

– Đời thứ nhất: Là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Những người thuộc đời thứ nhất là cha, mẹ và con ruột của họ.

– Đời thứ hai: Là mối quan hệ giữa anh chị em ruột với nhau. Điều này bao gồm:

+ Anh chị em cùng cha mẹ (anh chị em ruột).

+ Anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha (cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha).

– Đời thứ ba: Là mối quan hệ giữa các anh chị em con chú, con bác, con cậu, con dì, nghĩa là con cái của anh chị em ruột với nhau (anh chị em họ). Ví dụ: Con của hai người anh em ruột sẽ là anh chị em họ hàng và thuộc đời thứ ba.

Cụ thể, phạm vi ba đời có thể được tóm gọn như sau:

  • Đời thứ nhất: Cha mẹ với con cái.
  • Đời thứ hai: Anh chị em ruột (bao gồm cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha).
  • Đời thứ ba: Anh chị em họ (con của anh chị em ruột).

Ví dụ cụ thể:

Ông A và bà B có hai con: C1 và C2.

C1 có con là C3, C2 có con là C4.

C3 và C4 là anh chị em họ (cùng ông bà nội/ngoại), và họ thuộc đời thứ ba.

Theo quy định, những người trong phạm vi ba đời không được phép kết hôn. Điều này có nghĩa là:

Cha mẹ không được kết hôn với con cái (đời thứ nhất).

Anh chị em ruột không được kết hôn với nhau (đời thứ hai).

Anh chị em họ cũng không được kết hôn với nhau (đời thứ ba).

3. Quy định về điều kiện kết hôn hợp pháp:

Ngoài không vi phạm những điều cấm của luật thì một cuộc hôn nhân chỉ được coi là hợp pháp khi hai bên nam, nữ đáp ứng được những điều kiện sau đây:

– Về độ tuổi: Luật hôn nhân và gia đình quy định về độ tuổi kết hôn hợp pháp đối với nam là từ đủ 20 tuổi và với nữ là từ đủ 18 tuổi, đây là độ tuổi mà nam và nữ đã có thể trang bị đủ cho mình những kiến thức tối thiểu về việc kết hôn cũng như là đã đến tuổi vị thành niên và có thể tự chịu trách nhiệm đối với mỗi quyết định của cuộc đời mình.

– Về mặt ý chí: Nam nữ phải hoàn toàn tự nguyện khi tiến tới hôn nhân, do mục đích của hôn nhân là để chung sống xây dựng hạnh phúc gia đình như vậy nếu nam nữ không tự nguyện đến với nhau thì mục đích của hôn nhân liệu còn có thể đạt được. Do vậy ý chí tự nguyện tiến tới hôn nhân của cả hai bên là một điều kiện bắt buộc phải có.

– Về mặt năng lực hành vi dân sự: Khi kết hôn hai bên nam nữ đều phải có đầy đủ năng lực hành vi dân dự. Điều này được quy định như là để đảm bảo hai người kết hôn đều xác định được ý chí của mình hoàn toàn tự nguyện và cũng là để họ có thể tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình khi kết hôn. Do hôn nhân và quan hệ vợ chồng, quan hệ gia đình là thuộc về vấn đề nhân thân do vậy chỉ có những người trong cuộc mới có thể tự đưa ra quyết định của mình, chính vì vậy khi đăng ký kết hôn cả hai người đều phải đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Như vậy khi kết hôn, nếu không vi phạm vào điều cấm mà luật quy định và đạt được những điều kiện kết hôn trên thì cuộc hôn nhân này mới được coi là kết hôn hợp pháp.

→ Mọi vấn đề thắc mắc khác về pháp luật hôn nhân vui lòng liên hệ Hotline: 1900.6568 – Tổng đài tư vấn luật hôn nhân và gia đình trên toàn quốc.

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

4. Tư vấn trường hợp kết hôn với người có họ hàng

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc vấn đề sau mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi và người đó muốn kết hôn, nhưng lại biết cùng chung dòng họ. Cụ cố người đó là mẹ ruột của bà cố nội người đó và bà nội tôi. Vậy chúng tôi mỗi người là mấy đời? Có bị luật pháp cấm kết hôn không?Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Để giúp bạn xác định mối quan hệ của mình và người đó có thuộc phạm vi cấm kết hôn hay không, chúng ta sẽ phân tích cụ thể dựa trên quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và các căn cứ pháp lý liên quan.

Phân tích mối quan hệ của hai bên: Cụ cố của người đó là mẹ ruột của bà cố nội người đó và bà nội của bạn.

Điều này có nghĩa là: Bà cố nội của người đó và bà nội của bạn là chị em ruột. Người đó là cháu cố nội (đời thứ ba tính từ cụ cố), và bạn là cháu đời thứ ba tính từ bà nội.

Xác định số đời: Theo quy định pháp luật, mỗi thế hệ trong gia đình được tính là một đời. Căn cứ vào quan hệ huyết thống như đã nêu:

Cụ cố của người đó và bạn là thế hệ đầu tiên (đời thứ nhất).

Bà cố nội của người đó và bà nội của bạn là thế hệ thứ hai.

Người đó và bạn là thế hệ thứ tư (do bạn và người đó là cháu cố của cụ cố).

Kết luận về số đời: Bạn và người đó thuộc đời thứ tư tính từ cụ cố. Vì vậy, mối quan hệ của hai bạn không nằm trong phạm vi ba đời (do bạn và người đó là đời thứ tư).

Căn cứ pháp lý:

Dựa vào Điều 5 và Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, quy định cấm kết hôn chỉ áp dụng đối với:

Những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời, tức là cha mẹ và con cái, anh chị em ruột, và anh chị em họ (đời thứ ba).

Kết luận pháp lý:

Do bạn và người đó thuộc đời thứ tư, không nằm trong phạm vi ba đời, nên không bị cấm kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Căn cứ pháp lý chi tiết:

Điều 5, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: Về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, trong đó có quy định về các trường hợp cấm kết hôn, bao gồm những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời.

Điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: Quy định cụ thể về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời.

Vậy, hai bạn không thuộc phạm vi bị cấm kết hôn theo luật định. Nếu cần thêm thông tin hoặc muốn tư vấn về thủ tục pháp lý, tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ tư vấn pháp luật trực tuyến, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài Luật sư: 1900.6568

THAM KHẢO THÊM:

  • Cấm kết hôn là gì? Các trường hợp bị cấm kết hôn năm 2025?
  • Anh em họ có được phép yêu nhau, kết hôn với nhau không?
  • Kết hôn khi hai người cùng một họ? Lấy người cùng họ được không?

Từ khóa » Cô Họ Chưa Chồng