Ho Kéo Dài Sau COVID-19, Xử Trí Như Thế Nào? - Bộ Y Tế
Có thể bạn quan tâm
Truy cập nội dung luôn
Ho kéo dài sau COVID-19, xử trí như thế nào?
22/02/2022 | 09:16 AM
| news-relate70% những người có triệu chứng COVID-19 là ho khan. Cơn ho có xu hướng đến nhanh chóng, bắt đầu khoảng một ngày sau khi phát bệnh, nhưng nó thường không giảm nhanh, đặc biệt là đối với những người không được tiêm vaccine.
1. Ho là gì?
Ho, về bản chất là phản ứng bảo vệ cơ thể, nhằm tống xuất mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, ho nhiều quá gây mệt, gây khó ngủ thì cần điều trị.
Cần phân biệt 2 loại, ho khan và ho có đờm:
- Ho khan, thường do nhiễm virus, gây kích ứng đường hô hấp.
- Ho có đờm, thường do có bệnh mạn tính về đường hô hấp hoặc do nhiễm vi khuẩn.
Ho khan thì có thể dùng thuốc giảm ho. Ho có đờm thì không nên dùng thuốc giảm ho, mà nên dùng thuốc long đờm.
2. Tại sao COVID-19 gây ra ho?
Theo thống kê, có khoảng 50- 70% những người mắc COVID-19 có triệu chứng là ho khan. Hầu hết những người mắc COVID-19, có thể ho khoảng 19 ngày. Thậm chí, ho kéo dài 4 tuần hoặc trong nhiều tháng.
Ho là phản xạ cần thiết bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Bình thường, khi phát hiện ra virus hoặc những vật thể lạ, các dây thần kinh cảm giác sẽ kích hoạt cảm biến ho ở vùng tủy của não, từ đó kích hoạt các cơ xung quanh đường hô hấp để đẩy vật thể lạ ra ngoài.
Ở bệnh nhân COVID-19, virus có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhắm mục tiêu vào các dây thần kinh cảm giác, như một phần của bệnh nhiễm trùng, do đó, gây nên những cơn ho.
3. Điều trị ho thế nào?
3.1. Làm giảm kích thích đường hô hấp
- Có thể dùng mật ong, bạc hà và các loại thảo dược...
- Các loại thuốc bổ phế...
3.2. Thuốc giảm ho bằng cách ức chế trung khu hô hấp
3.2.1.Hoạt chất codein
Codein có tác dụng giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho, nhưng làm khô và tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Khi bào chế thường kết hợp với terpin để làm loãng dịch tiết đường hô hấp. Dùng codein trong trường hợp ho khan gây khó chịu, mất ngủ và trong các chứng đau nhẹ và vừa.
Chống chỉ định: Trẻ em dưới 1 tuổi, bệnh gan, suy hô hấp, phụ nữ có thai.
Codein làm khô đường hô hấp, tăng độ quánh của dịch tiết phế quản.
3.2.2. Hoạt chất dextromethorphan...
- Do ức chế trung tâm ho, dextromethorphan có tác dụng chống ho tương tự codein, nhưng ít gây tác dụng phụ hơn.
- Dextromethorphan không gây nghiện, không có tác dụng giảm đau và rất ít tác dụng an thần.
- Dextromethorphan chỉ định tốt trong trường hợp ho khan, mạn tính.
Chống chỉ định: Quá mẫn với thuốc, trẻ em dưới 2 tuổi, đang điều trị bằng thuốc ức chế monoaminoxydase (MAO) .
Thận trọng: Người có nguy cơ hoặc đang suy giảm hô hấp, tiền sử bị hen, dị ứng.
Ngoài ra, trong nhóm này còn có hoạt chất pholcodin, noscapin...
3.3. Thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin thế hệ cũ
- Hoạt chất alimemazin (siro theralene hoặc các loại siro tương tự)
- Hoạt chất diphenhydramin (siro benadryl hoặc các loại tương tự).
Chỉ định: Các chứng ho khan do dị ứng, do kích thích, nhất là về ban đêm. Lưu ý, các thuốc thuộc nhóm này thường gây buồn ngủ.
3.4. Thuốc long đờm
Có 2 loại thuốc: Làm tăng dịch tiết đường hô hấp và làm tiêu nhầy, loãng đờm.
3.4.1. Các thuốc làm tăng dịch tiết
Là chất kích thích niêm mạc dạ dày hoặc bản chất là tinh dầu, có tác dụng kích thích các tế bào niêm mạc đường hô hấp tăng tiết dịch: Hoạt chất guaiphenesine, terpin, eucalyptol...
Lưu ý, khi dùng các thuốc này, bệnh nhân cần uống nhiều nước.
3.4.2. Các thuốc tiêu nhầy
- Hoạt chất N-acetyl cystein: Acemuc hoặc các loại tương tự có cùng thành phần.
- Họa chất ambroxol: Bisolvon hoặc các loại tương tự.
- Hoạt chất bromhexin: Mucosolvan hoặc các loại tương tự.
Khi sử dụng các thuốc này cần lưu ý:
Thuốc có thể gây co thắt phế quản nên chống chỉ định cho người hen phế quản.
Thuốc làm tiêu màng nhầy bảo vệ dạ dày nên có thể làm bệnh nhân dạ dày tá tràng bị nặng hơn.
Không dùng các thuốc long đờm quá 10 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
4. Xử trí ho kéo dài sau khi khỏi COVID-19
Nhiều người dù đã âm tính nhưng vẫn ho kéo dài. Tùy từng trường hợp mà có cách xử trí hợp lý, an toàn, hiệu quả.
4.1. Ho khan
Có thể vẫn còn virus chưa hết hẳn, hoặc nhiễm virus đường hô hấp khác. Hoặc ho do dị ứng, do khói thuốc, hóa chất...
Cách xử lý là dùng giảm ho bổ phế + thuốc chống dị ứng thế hệ cũ như alimemazine, diphenhydramin (theralene hoặc benadryl hoặc các loại có thành phần tương tự).
Một số trường hợp là do trào ngược dạ dày thực quản, do khi bị COVID-19, dễ lo lắng, mất ngủ, suy nghĩ nhiều... có thể gây tăng tiết acid dạ dày, gây rối loạn co thắt dạ dày thực quản, cũng gây ho khan. Trường hợp này cần dùng kháng acid để trung hòa dịch vị dạ dày, thuốc an thần nhẹ để giảm lo lắng, căng thẳng.
4.2. Ho có đờm
Có thể do viêm phế quản, viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn. Các trường hợp này phải thăm khám bác sĩ để dùng kháng sinh + long đờm (thường dùng loại ambroxol)
Có thể do các bệnh phổi khác như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản... Khi đó cần đi khám chuyên khoa hô hấp để được xử lý triệt để.
4.3. Ho do nấm đường hô hấp
Việc dùng kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch... có thể khiến một số loại nấm phát triển, dù bình thường không gây bệnh.
Nếu dùng các biện pháp điều trị ở trên mà vẫn ho kéo dài thì cần nghĩ đến nhiễm nấm. Do đó, cần được thăm khám của bác sĩ chuyên khoa để được điều trị triệt để. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị ho do COVID-19 khi không có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
- Tweet
Tin liên quan
- Gia đình xin về, bác sĩ quyết tâm cứu bệnh nhi mắc khối u tuyến tùng nguy hiểm
- Trẻ hóc dị vật đường thở, bác sĩ chỉ ra sai lầm trong sơ cứu
- Ngành Y tế Hà Nội tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch sởi
- Giun dài 14 cm sống trong mắt nhiều ngày
- Gia đình xin về, bác sĩ quyết tâm cứu bệnh nhi mắc khối u tuyến tùng nguy hiểm
- Ngành y tế Hà Nội tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch sởi
- Truy xuất tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi gây ngộ độc khiến 4 người nhập viện ở Vũng Tàu
TIN LIÊN QUAN
Số vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước gia tăng Ngộ độc rượu làm nhiều người nhập viện, Bộ Y tế cảnh báo rượu không có nguồn gốc Kết hợp Đông – Tây y phòng và điều trị bệnh trị đột quỵ não Gửi báo giá, hồ sơ năng lực thực hiện hoạt động Thuê trang trí cảnh quan cho...Hoạt động Lãnh đạo Bộ
Tin tổng hợp
Thông tin chỉ đạo điều hành
Hoạt động của địa phương
Điểm tin Y tế
Chuyển đổi số y tế
Liên kết
---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngànhThăm dò ý kiến
- %
Từ khóa » Chỉ Bị Ho Có Phải Covid
-
Những Dấu Hiệu Cơ Bản để Nhận Biết Bạn đang Mắc Covid-19 Và ...
-
NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG NHIỄM COVID-19 QUA TỪNG NGÀY
-
Các Triệu Chứng Của COVID-19 | CDC
-
Cần Biết Các Triệu Chứng Covid-19 Nhẹ Và Trung Bình
-
[PDF] COVID–19: XÁC ĐỊNH CÁC TRIỆU CHỨNG
-
Đau Họng Covid Như Thế Nào - Cách Phân Biệt Với Các Dạng đau ...
-
Giải đáp Thắc Mắc: Liệu Hậu Covid Ho Nhiều Có Sao Không? | Medlatec
-
Biểu Hiện Và Mức độ Nguy Hiểm Của Virus Corona (Sars-Cov-2)
-
Phân Biệt Triệu Chứng Bệnh COVID-2019 Với Các Bệnh Cảm Lạnh ...
-
Dấu Hiệu Phân Biệt Nhiễm Cảm Lạnh, Cúm Mùa Và COVID-19
-
'Ác Mộng' Vì Ho Dai Dẳng, Nhiều F0 đang Chữa Ho Sai Cách Mà Không ...
-
F0 Bị Ho Có đờm, Dùng Thuốc Trị Ho Nào? - Covid 19
-
12 Dấu Hiệu Cảnh Báo Cơ Thể Nhiễm SARS-CoV-2
-
Bác Sĩ BV Nhiệt đới Chỉ Cách Phân Biệt Bệnh Covid-19 Với Cảm Cúm