Ho Khan: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân gây ho khan và dấu hiệu nhận biết
Để phòng ngừa và khắc phục tốt các triệu chứng ho khan, người bệnh nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một trong những tác nhân gây ho khan khá phổ biến.
1. Do bệnh hen suyễn
Hen suyễn là một trong những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Là tình trạng đường thở bị sưng tấy và thu hẹp. Và ho khan chính là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh. Ngoài ra, hen suyễn còn kèm theo các biểu hiện điển hình như:
- Khó thở, thở khò khè.
- Đau hoặc bị tức ngực.
- Khó ngủ vì khó thở.
⇒ Điều trị: Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc corticosteroid dạng hít có tác dụng điều trị lâu dài như:
- Triamcinolone (Azmacort)
- Flnomasone (Flovent)
- Budesonide (Pulmicort)
Hoặc cũng có thể dùng thuốc có tác dụng ngắn để cải thiện bệnh như thuốc giãn phế quản albuterol (Ventoline, Proventil).
2. Do trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid dạ dày bị đẩy ngược từ dạ dày lên ống thực quản. Khi đó, acid dạ dày có thể gây kích ứng thực quản và tạo ra phản xạ ho, ho khan. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể chuyển sang mãn tính và cơn ho ngày càng dai dẳng hơn.
Bên cạnh tình trạng ho khan, bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn gây những biểu hiện sau:
- Ợ chua, ợ nóng.
- Đau ngực.
- Khó nuốt hoặc nuốt vướng.
- Khàn giọng.
⇒ Điều trị: Hầu hết mọi người đều điều trị bệnh trào ngược dạ dày bằng cách thay đổi lối sống kết hợp với sử dụng thuốc. Thuốc giảm acid không kê đơn như lansoprazole (Prevacid) và omeprazole (Prilosec) thường được bệnh nhân dùng để kiểm soát triệu chứng do trào ngược acid gây ra.
3. Bệnh ho gà
Trong giai đoạn đầu ho gà thường rất dễ gây nhầm lẫn với các triệu chứng thông thường của bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển nặng chúng thường gây ho không kiểm soát, đặc biệt là chứng ho khan.
⇒ Điều trị: Ho gà thường khiến cơ thể người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Chính vì vậy, để cải thiện triệu chứng ho khan và giải quyết dứt điểm bệnh ho gà, người bệnh nên tiêm phòng vắc xin ngay từ khi còn nhỏ.
Ngoài các yếu tố kể trên, vỡ phổi, ung thư phổi hoặc suy tim,… cũng đều là nguyên nhân gây ho khan nhưng chúng ít phổ biến. Đối với những nguyên nhân này, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Viêm mũi dị ứng, viêm xoang
Viêm mũi dị ứng, viêm xoang là bệnh lý đường hô hấp trên. Khi bị bệnh, các màng trong mũi phản ứng bằng cách sản xuất chất nhầy nhiều hơn mức bình thường. Chất nhầy này thay vì thoát ra ngoài bằng mũi chúng lại chảy ngược xuống cổ họng, gây kích ứng niêm mạc vòm họng dẫn đến ho khan. Bên cạnh ho khan, người bệnh còn gặp phải các biểu hiện như sổ nước mũi, viêm họng, khó nuốt, ho nhiều vào ban đêm,…
⇒ Điều trị: Viêm mũi dị ứng, viêm xoang xảy ra là kết quả của dị ứng hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút gây ra. Vì thế, để điều trị, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu viêm xoang và viêm mũi dị ứng ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể làm sạch hốc mũi, hốc xoang bằng nước muối sinh lý hay dùng nước nóng xông. Dùng thuốc kháng sinh nếu tình trạng nhiễm trùng ở mức độ nghiêm trọng.
5. Nhiễm vi khuẩn, vi rút đường hô hấp
Đường hô hấp bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút gây cảm lạnh hay cảm cúm thường khiến cho khí quản bị tổn thương. Chính vì điều này, khí quản dễ bị kích ứng và dẫn đến tình trạng ho khan kéo dài.
⇒ Điều trị: Ho khan do nhiễm vi rút, vi khuẩn gây ra thường rất khó chữa trị. Do đó, đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn trong thời gian dài. Để giảm triệu chứng ho khó chịu do bệnh gây ra, bệnh nhân hãy thử dùng một vài viên kẹo ngậm làm dịu vòm họng. Hoặc cũng có thể uống một ít chất nóng để giảm ho.
6. Chất kích thích có trong môi trường
Có rất nhiều tác nhân tồn tại trong môi trường sống có thể gây kích ứng khí quản dẫn đến ho khan. Cụ thể: khói bụi, phấn hoa và nấm. Ngoài ra, các hoạt chất hóa học luân chuyển trong không khí như nitric oxide hoặc sulfur dioxide cũng có thể gây ho khan. Ngay cả khi không khí sạch nhưng quá khô hay quá lạnh cũng góp phần kích ứng khí quản làm tăng nguy cơ ho khan.
⇒ Điều trị: Để cải thiện chứng ho khan, người bệnh nên vệ sinh nhà cửa và môi trường sống sạch sẽ. Nên trồng thêm cây cối để không khí xung quanh nhà trở nên trong lành hơn. Bên cạnh đó, dùng máy tạo ẩm để làm ẩm không khí trong nhà.
Biến chứng của ho khan
Ho khan có thể tự khỏi sau đó nhưng đối với trường hợp ho khan kéo dài, bệnh có thể gây nên những biến chứng sau:
- Ở phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ lớn tuổi và phụ nữ mang thai, đang cho con bú, ho khan lặp đi lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến chứng tiểu không tự chủ.
- Ho khan kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Người bệnh ngủ không ngon và sâu giấc do ho xuất hiện vào ban đêm.
- Ho dai dẳng có thể gây nhức đầu và buồn nôn.
Chẩn đoán ho khan bằng cách nào?
Dựa vào kinh nghiệm và xem xét các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ giúp đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh. Và để chắc chắn, bệnh nhân sẽ được đề nghị làm các thủ thuật kiểm tra.
Tùy thuộc và độ tuổi, tiền sử bệnh mà bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một trong những xét nghiệm sau đây:
- Xét nghiệm dị ứng.
- Chụp x – quang hoặc xét nghiệm chức năng phổi.
- Sinh thiết.
Tham khảo thêm: Ho khan tức ngực là bị gì? Có nguy hiểm không?
Cách điều trị bệnh ho khan
Ho khan rất khó điều trị dứt điểm trong ngày một ngày hai. Một khi đường thở đã bị tổn thương chúng sẽ trở nên nhạy cảm và rất dễ bị gây kích ứng. Chính vì vậy, cách duy nhất để chấm dứt tình trạng bệnh là cần giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây ho khan. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể làm giảm đau và hạn chế ho khan xuất hiện bằng cách sử dụng thuốc.
Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tận dụng một số loại thảo dược thiên nhiên và áp dụng các biện pháp tại nhà để kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.
1. Sử dụng thuốc điều trị bệnh ho khan
Thông thường, các thuốc được sử dụng để điều trị ho khan trong thời gian ngắn. Thuốc trị ho thường tồn tại dưới dạng viên ngậm và chất lỏng bao gồm:
- Thuốc giảm ho
Các loại thuốc có khả năng cải thiện tốt cơn ho do pholcodin, dextromethorphan, codein và một số loại thuốc khác có khả năng ức chế trung tâm thần kinh gây ho kết hợp với các biệt dược như Atussin, Rhumenol, Neocodion, Codepect…
Trong số những loại thuốc nêu trên có pholcodin và codein là hai thuốc có tác dụng gây nghiện, ức chế nhẹ trung tâm hô hấp và cải thiện cơn đau. Dextromethorphan không có tác dụng giảm đau và không gây nghiện.
Những loại thuốc trị ho có thành phần là codein chỉ được sử dụng cho người lớn, không được khuyến cáo dùng cho trẻ em vì có khả năng gây ức chế hô hấp, đặc biệt chống chỉ định với những trẻ dưới 18 tuổi vừa nạo hoặc / và cắt V.A (sử dụng để giảm đau).
Thuốc giảm ho (đặc biệt là dextromethorphan, codein, pholcodin) chỉ được sử dụng cho những trường hợp bị ho không có đờm (ho do dị ứng, kích ứng, cảm cúm), cơ thể mệt mỏi, mất ngủ do ho nhiều, ho có đờm (trong bệnh giãn phế quản, viêm phế quản mạn). Không sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị hen suyễn, suy hô hấp, phụ nữ đang cho con bú.
- Thuốc kháng histamin
Một số loại thuốc kháng histamin có khả năng chống dị ứng (thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1), giảm ho, làm dịu niêm mạc họng và an thần như Alimemazine, Promethazine, Diphenylhydramin, Chlopheniramin và các biệt dược gồm Atussin, Toplexil, Phenergan, Theralene… Thuốc thường được chỉ định để điều trị ho khan do kích ứng, dị ứng.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng histamin có thể khiến bệnh nhân buồn ngủ do thành phần của thuốc tác động lên những thụ thể H1 ở não. Do đó người bệnh cần lưu ý không sử dụng thuốc khi vận hành máy móc, lá xe, lái máy bay…
Thuốc được dùng vào buổi tối để an thần, phì hợp với trường hợp ho khan làm gián đoạn giấc ngủ. Vì thế bác sĩ khuyên bạn nên dùng thuốc kháng histamin trước khi đi ngủ.
Thuốc kháng histamin có khả năng làm khô quách dịch tiết, có thể hình thành cục đờm tắc nghẽn, khó tống đờm. Chính vì thế, loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng cho những người bị hen suyễn, ho có đờm.
- Thuốc tê
Việc sử dụng các loại thuốc tê trong điều trị bệnh ho sẽ giúp người bệnh nhanh chóng gây tê các ngọn dây thần kinh hình thành phản xạ ho. Chính vì thế loại thuốc này có tác dụng làm giảm ho. Cụ thể như các hoạt chất lidocain, benzonatat, menthol… được sử dụng bằng cách ngậm hoặc hít.
Ngoài ra thuốc gây tê cũng có khả năng làm dịu cơn ho, giảm đau rát họng do tác dụng bao phủ, bảo vệ các receptor cảm gí ở hầu, họng như glycerol…
- Thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm được sử dụng trong điều trị ho khan với mục đích cải thiện tình trạng viêm sưng ở cổ họng, giảm kích ứng, cơ thể mệt mỏi, đau đầu và hạ thân nhiệt. Trong số các loại thuốc chống viêm thì Alphachymotrypsin được sử dụng phổ biến trong điều trị ho khan.
Một số loại thuốc giảm ho cần kê đơn nhưng số khác có bán sẵn trong nhà thuốc. Tuy nhiên, trước khi dùng, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, buồn ngủ,…
⇒ Lưu ý: Không nên dùng thuốc ho hoặc cảm lạnh bao gồm thuốc kháng histamin, thuốc giảm ho hay kết hợp chung giữa hai thuốc để điều trị ho khan cho trẻ dưới 6 tuổi. Bởi những loại thuốc này chưa được chứng minh là có hiệu quả và an toàn với trẻ em. Chúng có thể gây phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thuốc chỉ được sử dụng cho trẻ từ 6 – 12 tuổi khi có sự cho phép của bác sĩ.
2. Điều trị ho khan bằng các biện pháp tại nhà
Một số biện pháp tại nhà có khả năng cải thiện bệnh ho khan và kiểm soát một số triệu chứng đi kèm. Bao gồm:
Cách kết hợp rau diếp cá và nước vo gạo điều trị bệnh ho khan
Tác dụng:
- Làm dịu niêm mạc họng
- Giảm viêm sưng cổ họng, cải thiện tần suất xuất hiện của các cơn ho
- Giảm mệt mỏi, suy nhược cơ thể
- Mát họng.
Nguyên liệu:
- Một nắm rau diếp cá
- Một bát nước vo gạo.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và loại bỏ bụi bẩn trên rau diếp cá, để ráo nước
- Cho nguyên liệu vào cối và tiến hành giã nhuyễn
- Trộn rau diếp cá đã giã cùng nước vo gạo, sau đó tiến hành đun sôi trong 20 phút
- Để nguội bớt, chỉ lấy phần nước, bỏ bã
- Thêm một chút đường vào hỗn hợp, uống ngay khi còn ấm nóng để tăng hiệu quả chữa bệnh
- Thực hiện mỗi ngày một lần, liê tục trong 1 tháng. Việc kiên trì sử dụng hỗn hợp rau diếp cá và nước vo gạo sẽ giúp bạn cải thiện tốt tình trạng ho khan và các biểu hiện đi kèm.
Cách sử dụng củ cải trắng điều trị bệnh ho khan
Tác dụng:
- Thanh nhiệt, làm mát cơ thể và cổ họng
- Cải thiện cơn ho và tình trạng đau rát cổ họng
- Kháng viêm, phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Nguyên liệu:
- Một củ cải trắng
- 20ml mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Loại bỏ phần vỏ và rửa sạch củ cải trắng
- Cắt củ cải trắng thành từng đoạn nhỏ, tiến hành xay nhuyễn để chắc lấy phần nước cốt
- Trộn đều mật ong nguyên chất và nước ép củ cải trắng
- Mang hỗn hợp này hấp cách thủy trong 15 phút
- Chia đều hỗn hợp mật ong và nước ép củ cải trắng thành 3 lần uống trong ngày. Mỗi lần uống khoảng 20ml
- Kiên trì áp dụng cách sử dụng củ cải trắng điều trị bệnh ho khan đến khi bệnh thuyên giảm.
Cách điều trị bệnh ho khan bằng bột nghệ
Tác dụng:
- Làm dịu niêm mạc họng
- Rút ngắn thời gian làm lành tổn thương
- Cải thiện tình trạng ho khan, ho có đờm
- Giảm viêm, giảm sưng và khắc phục tình trạng đau rát cổ họng do ho nhiều.
Nguyên liệu:
- 1 củ nghệ tươi
- 5 gram đường phèn.
Cách thực hiện:
- Loại bỏ phần vỏ của củ nghệ, sau đó rửa sạch và để ráo nước
- Thái nghệ thành từng lát mỏng, tiếp tục giã nhuyễn trong cối
- Thêm đường phèn và một ít nước lọc và cối nghệ
- Trộn đều và mang hỗn hợp chưng cách thủy trong 10 phút
- Sử dụng hỗn hợp bột nghệ và đường phèn khi còn ấm, áp dụng mỗi ngày một lần
- Sau 5 ngày kin trì áp dụng cách điều trị bệnh ho khan bằng bột nghệ, tình trạng đau rát cổ họng và ho khan thuyên giảm đáng kể.
Cách chữa bệnh với gừng giúp kiểm soát cơn ho khan
Tác dụng:
- Nhờ tính ấm, gừng có tác dụng làm ấm cổ họng
- Sát khuẩn và chống viêm
- Làm dịu niêm mạc họng, làm giảm cảm giác đau rát khó chịu
- Ức chế hoạt động gây viêm và bội nhiễm của cơ thể.
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Mật ong nguyên chất
- Nước cốt chanh tươi.
Thực hiện cách 1:
- Sử dụng vài lát gừng đã loại bỏ vỏ để nhai, ngậm và nuốt cước cốt
- Nhã bỏ phần bỏ
- Áp dụng từ 1 – 2 lần mỗi ngày để giảm viêm và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Thực hiện cách 2:
- Cho vài lát gừng đã loại bỏ phần vỏ và rửa sạch vào tách
- Thêm 250 – 300ml nước đun sôi vào tách chứa gừng
- Tiến hành hãm nguyên liệu trong 20 phút
- Thêm 10ml nước cốt chanh và 10ml mật ong nguyên chất vào tách trà gừng, khuấy cho đến tan
- Uống từng ngụm nhỏ khi trà gừng còn ấm nóng
- Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày (buổi sáng và buổi tối).
Cách chữa bệnh ho khan bằng tỏi
Tác dụng:
- Chất allicin trong tỏi có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn
- Nâng cao hệ miễn dịch, làm ấm cơ thể
- Cải thiện cơn ho và tình trạng đau rát cổ họng.
Nguyên liệu:
- Tỏi tươi.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ, rửa sạch tỏi và giã nát hoặc thái thành lát mỏng
- Đắp tỏi vào lòng bàn chân, để qua đêm
- Có thể cố định tỏi bằng cách sử dụng băng gạc
- Thực hiện mỗi ngày một lần vào buổi tối.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bị ho khan
Ngoài việc sử dụng thuốc và áp dụng các biện pháp chữa bệnh tại nhà, người bệnh cần duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học và chế độ ăn uống lành mạnh để góp phần hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
1. Chế độ ăn uống lành mạnh
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh việc sử dụng nước lọc, người bệnh có thể bù nước và tăng cường bổ sung những dưỡng chất trong cơ thể bằng cách uống nhiều nước ép rau củ quả, nước ép trái cây, nước canh…
- Không nên sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng, thức ăn nhiều chất béo và dầu mỡ, thực phẩm lạnh, thức ăn chứa chất bảo quản, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh… Bởi việc dung nạp những loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống sẽ làm tăng kích thích niêm mạc họng và gây ho.
- Không sử dụng thức uống chứa đá lạnh hoặc ướp lạnh, đồ uống có cồn và có ga.
- Nên ăn những loại thực phẩm mềm, lỏng và dễ nuốt như súp, cháo… Tránh ăn những loại thực phẩm khô, có cấu hình thô để làm giảm những tổn thương xảy ra ở niêm mạc.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để cải thiện sức đề kháng, giảm ho và chống viêm nhiễm.
- Ăn nhiều thực phẩm kháng viêm, giảm ho như tỏi, hành tây, gừng, nghệ, lá tía tô…
- Sử dụng giấm táo để cải thiện cơn ho.
2. Chế độ sinh hoạt khoa học
- Ngưng hút thuốc lá.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để tránh không khí quá khô.
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như nấm mốc, khói bụi, hóa học độc hại, khói thuốc lá…
- Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Cân bằng giữa thời gian thư giãn và công việc để tránh cơ thể mệt mỏi, suy nhược, giúp tinh thần thoải mái, lạc quan.
- Kiểm soát căng thẳng, không nên lo âu và buồn rầu trong thời gian dài
- Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình phòng ngừa và điều trị ho khan.
Biện pháp phòng ngừa ho khan
Để phòng ngừa ho khan tái phát, bạn có thể lưu ý và áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:
- Tránh tiếp xúc với những tác nhân có khả năng tác động, gây kích ứng hoặc gây dị ứng. Cụ thể như lông vật nuôi trong nhà, bụi trong và ngoài nhà, không khí ẩm mốc, phấn hoa, khói thuốc lá… Đồng thời tránh đột ngột thay đổi nhiệt độ. Điển hình như ra vào phòng điều hòa.
- Không uống và không ăn những loại thực phẩm có chứa chất kích thích như gia vị cay nóng, thức ăn chứa nhiều chất bảo quản, thức ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, các loại rượu bia…
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C.
- Uống nhiều nước.
- Tránh hít khói thuốc lá và không hút thuốc lá. Bởi khói thuốc lá có khả năng kích thích đường hô hấp, kích thích phổi và làm nặng hơn tình trạng ho khan.
- Thay đổi lối sống, không nằm sau khi ăn ít nhất 2 giờ đồng hồ, ăn nhiều bữa nhỏ, kê cao gối khi nằm, hạn chế sử dụng những loại thực phẩm, đồ uống chua, có nhiều ga, cay và sử dụng thuốc để giảm trào ngược dạ dày – nguyên nhân gây ho.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên luyện tập thể dục để cân bằng, hạn chế xúc cảm, nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng với virus, vi khuẩn và nhiều tác nhân gây bệnh khác.
- Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh viêm phổi, cúm hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Khi nào bạn nên đến bệnh viện?
Người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu chứng ho khan gây ra những biểu hiện bất lợi:
- Ho kéo dài gây xuất hiện nhiều đờm.
- Ho ra máu.
- Ho nhiều dẫn đến hụt hơi gây khó thở hoặc thở khò khè.
- Ho chủ yếu vào ban đêm và gây đau ngực.
- Giọng nói bị khàn, sốt, đau đầu, đau tai và phát ban.
- Sụt cân, huyết áp cao.
Ho khan có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và làm giảm sút sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị sớm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học. Có như vậy, triệu chứng ho khan mới mau khỏi.
Có thể bạn quan tâm
- Ho khan kéo dài là bệnh gì? Cách trị hiệu quả
- Ho khan có đờm: Nguyên nhân và cách trị hiệu quả
- 10 thuốc trị ho khan tốt nhất hiện nay – Giá bán, cách dùng
ThuocDanToc.Vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên cũng như chẩn đoán hay phương pháp điều trị nào từ y khoa.
Từ khóa » Nguyên Nhân Ho Khan
-
Nguyên Nhân Gây Ra Ho Nhiều Và Cách Ngăn Ngừa Hiệu Quả | Medlatec
-
Ho Khan Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Ho Khan Tại Nhà
-
Ho Khan Kéo Dài Cảnh Báo Bệnh Gì? | Vinmec
-
Ho Khan Kéo Dài, Chữa Mãi Không Khỏi, Phải Làm Sao? | Vinmec
-
Ho Khan Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Điều Trị - Hello Bacsi
-
Ho Là Gì? Nguyên Nhân Gây Ho, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Bệnh Ho Khan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Dứt điểm
-
Ho Khan Là Gì? Phương Pháp điều Trị Ho Khan | TCI Hospital
-
Ho Khan Là Gì? Dấu Hiệu, Cách Chẩn Đoán Và Điều Trị
-
Nguyên Nhân Gây Ho Khan - VnExpress Sức Khỏe
-
Ho Khan Ho Có đờm: Nguyên Nhân Và Các Phòng Ngừa
-
Ngứa Họng Ho Khan Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Nguyên Nhân Gây Ho Kéo Dài | PKDK Ngọc Minh
-
Ho Khan Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị