Hố Khoan Sâu Nhất Trên Thế Giới - Trải Nghiệm Sống

Thế giới trong lòng đất là một trong những điều bí ẩn nhất mà con người muốn khám phá nhưng lại khó khăn vô cùng . Đâu đó cũng không sai khi người ta nói rằng loài người biết về một số thiên hà xa xôi còn nhiều hơn biết về mặt đất nằm ngay dưới chân mình . Dự án trên có tên gọi là siêu lỗ khoan kola được khởi động vào năm 1970 nhằm tìm hiểu về những thứ bí ẩn trong lòng đất , Đây là công trình vĩ đại của các nhà khoa học Liên Xô mặt khác nó còn gây ra nỗi khiếp sợ bởi những âm thanh ma quái phát ra từ sâu trong lòng đất .

Hố khoan nằm cách thị trấn Zapolyarny 10 km về phía bắc thuộc địa phận Murmansk Oblast ngày nay là một tỉnh của LB Nga . Trong khi Hoa Kỳ và Liên Xô đang cạnh tranh khốc liệt trong cuộc đua không gian. Đã có một cuộc đua khác ít công khai diễn ra giữa các thợ khoan giỏi nhất của hai quốc gia này. Vào cuối những năm 1950 đầu những năm 1960 , Người Mỹ và người Liên Xô đã bắt đầu lên kế hoạch tìm giải pháp khoan sâu nhất có thể vào lớp vỏ của trái đất. Các mũi khoan đều được hai nước trang bị những kim loại và công nghệ tiên tiến nhất thời bấy giờ.

Năm 1961, Mỹ lần đầu tiên triển khai kế hoạch khoan lòng đất có tên Dự án Mohole. Địa điểm khoan được chọn là ở ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Mexico. Để đảm bảo dự án Mohole thành công, nhóm nghiên cứu đã nhận chìm 6 chiếc phao khổng lồ thành một hình tròn sâu 61m dưới nước. Một chiếc xà lan của Hải quân Mỹ được “triệu tập” để thực hiện nhiệm vụ sử dụng sóng siêu âm để xác định vị trí giàn khoan ngay tâm của hình tròn.Nhóm nghiên cứu thực hiện dự án được chuẩn bị rất kỹ lưỡng về giàn khoan. Thật không may, ngay sau khi dự án bắt đầu, nó đã bị “xếp xó” do thiếu kinh phí. Mỹ đã bỏ cuộc sau khi đào được đến độ sâu 182,88m, dự án này quá sức tốn kém trong khi vẫn chẳng thu về được kết quả gì ngoài một ít đá bazan

Gần một thập kỷ sau thất bại của người Mỹ, người Liên Xô lên kế hoạch khám phá bí mật trung tâm Trái Đất. Vào ngày 24 tháng 5 năm 1970, họ đặt giàn khoan khổng lồ trên Bán đảo Kola. Dự án đầy tham vọng này có tên Kola Superdeep Borehole

Trước khi bắt đầu, Liên Xô tính toán rằng với độ sâu mong muốn đường ống sẽ nặng khoảng 450 tấn, họ sẽ không bao giờ tạo ra đủ momen xoắn giúp xoay đường ống đủ nhanh để khoan qua hàng kilomet đá granit . Vì vậy vào năm 1969 Liên Xô đã phát minh ra một loại công nghệ mũi khoan mới , nó quay bằng cách đưa bùn qua áp suất cao xuống đường ống nơi nó được thổi qua tubin ở đầu khoan tạo ra tốc độ quay lên đến 80 vòng trong một phút. Mũi khoan này đã hoạt động tốt và hệ thống hiện tại được áp dụng tại các giếng khoan dầu . Đây có thể nói là một công trình nghiên cứu khoa học có sức lan tỏa mạnh mẽ vào thời điểm đó. Toàn bộ dự án nghiên cứu được thực hiện dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Địa chất Liên Xô cũ, và chỉ có một vài trong số hàng nghìn nhà nghiên cứu khoa học được tham gia vào địa điểm này.

Tất cả các nhân viên tham gia công việc khoan đều được cấp một căn hộ ở Moscow, và tiền lương hàng tháng của họ trong thời gian làm việc cao bằng lương cả năm của một giáo sư đại học. Liên Xô đã sử dụng hai dàn khoan trong quá trình này là Uralmash-4E và Uralmash-15000 .Trong điều kiện khắc nghiệt của nhiệt độ cao và áp suất cao ở đáy giếng, cuối cùng siêu lỗ khoan cũng đã đạt tới độ sâu 10.636 mét. Vào ngày 6 tháng 6 năm 1979, siêu lỗ khoan Kola đã phá vỡ kỷ lục trước đó là 9.583 mét do giếng siêu sâu Bertha Rogers ở Oklahoma, Mỹ nắm giữ, và chính thức trở thành siêu lỗ khoan sâu nhất thế giới vào thời điểm đó.

Năm 1989, lỗ khoan siêu sâu Kola lần đầu tiên đạt độ sâu tối đa – 12.262 mét. Các nhân viên dự đoán một cách lạc quan rằng độ sâu của lỗ khoan sẽ đạt 13.500 mét vào năm 1990 và 15.000 mét vào năm 1993.

Nhưng họ sớm phát hiện ra rằng nhiệt độ của lớp vỏ ở độ sâu này cao hơn dự kiến 100 độ C, lên tới 180 độ C. Những hư hỏng về mặt thiết bị ở nhiệt độ này rất nghiêm trọng, và không thể khoan sâu hơn được nữa, vì vậy dự án phải dừng lại, lý do chính thức của việc ngừng khoan là không đủ kinh phí. Đường kính của lỗ khoan siêu sâu Kola chỉ khoảng 20 cm nhưng lại giúp chúng ta nhìn thấu thế giới dưới lòng đất đầy màu sắc, các nhà khoa học thậm chí đã quan sát được các hoạt động sống cách đây 2 tỷ năm. Họ tìm thấy những hóa thạch sinh vật phù du nhỏ bé cách bề mặt 6 km , chúng thực sự được bảo quản tốt trong môi trường ngầm có nhiệt độ và áp suất cao.

Trong quá trình khoan sâu, các nhà khoa học cũng tình cờ phát hiện ra dấu vết của nước. Họ suy đoán rằng đây là nước được tạo ra trực tiếp bởi hydro và oxy trong các khoáng chất nằm sâu trong lớp vỏ Trái Đất nhưng không thể tiếp cận bề mặt do một lớp đá không thấm ngăn cản.

Nhưng trong quá trình khoan các nhà khoa học Liên Xô đã gặp những hiện tượng huyền bí khó giải thích trong lòng đất, rất nhiều lần trong quá trình khoan mũi khoan tự động xoay tròn mất lái như bị lực lượng bí ẩn nào đó điều khiển . Mặt khác thậm chí còn kinh hãi hơn khi loạt âm thanh rợn người phát ra từ sâu bên trong lòng đất.Một thành viên dấu tên trong dự án kể lại khi đưa máy thu âm xuống lỗ khoan nhằm thu thập âm thanh về sự dịch chuyển trong lòng đất thì cái mà họ nghe được lại là những tiếng la hét kinh hoàng, ghê rợn . Vì cho rằng những tiếng âm thanh có thể bị nhiễu, những chuyên gia đã đưa máy thu âm xuống sâu hơn để kiểm tra thì những tiếng la hét còn trở nên rõ rệt hơn . Đó không phải là tiếng gào thét của một người mà là của rất nhiều người . Nhiều dự đoán cho rằng đó là tiếng gào thét đau đớn của những linh hồn bị nguyền rủa , rất nhiều thành viên đã từ bỏ dự án vì bị chấn động tâm lý , hoang mang cực độ . Một số người tin rằng cái lỗ đã xuyên qua thế giới ngầm liên kết các thế lực bí ẩn,người dân địa phương nói rằng hố sâu đến mức có thể nghe được tiếng tra tấn của những người trong địa ngục . những âm thanh đó đến nay vẫn chưa được khoa học giải thích

Sau khi ngừng khoan vào năm 1998 các công nhân đã rời đi và không bao giờ quay lại tiếp tục công việc này nữa . Phải đến năm 2008 các nhà chức trách mới tuyên bố chính thức huỷ dự án , và phá dỡ giàn khoan và các toà nhà xung quanh.

Post Views: 351

Từ khóa » Giếng Khoan Sâu Nhất Thế Giới