Hộ Kinh Doanh Có Con Dấu Không? - Nam Việt Luật

Hộ kinh doanh có con dấu không? Nếu có thì mẫu con dấu hộ kinh doanh cá thể sẽ như thế nào ? Con dấu hộ kinh doanh cá thể được sử dụng vào mục đích gì ?

Hộ kinh doanh cá thể là hình thức dành cho cá nhân, nhóm cá nhân muốn kinh doanh nhỏ lẻ, quy mô thấp. Sau khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.Với hình thức hộ kinh doanh cá thể thì không được sử dụng con dấu pháp nhân ( dấu tròn ) như doanh nghiệp. Tuy nhiên hộ kinh doanh vẫn có thể sử dụng loại con dấu vuông ( dấu mã số thuế) dùng cho mục đích sử dụng hóa đơn.

Hộ kinh doanh có con dấu không?

Hộ kinh doanh có được sử dụng con dấu không?

Hộ kinh doanh có con dấu không? Có được làm dấu tròn không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 49 Nghị định số: 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định, Hộ kinh doanh do một cá nhân là công nhân Việt Nam hoặc nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ thì chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không được quyền làm và sử dụng con dấu (con dấu tròn) và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

Do vậy nếu hộ kinh doanh của bạn muốn khắc dấu hộ kinh doanh để sử dụng với mục đích ký hợp đồng hay xuất hóa đơn hoặc sử dụng như dấu pháp nhân (con dấu tròn) là vi phạm pháp luật của nhà nước.

Tuy nhiên, nếu hộ kinh doanh muốn khắc dấu hộ kinh doanh thì chỉ có thể sử dụng dấu vuông, dấu logo, dấu chữ ký, nhằm mục đích cung cấp thông tin và thay thế phần thông tin của hộ kinh doanh. Nếu sử dụng với mục đích này thì hộ kinh doanh không phải trình báo và đăng ký sử dụng con dấu.

Như vậy, hộ kinh doanh có con dấu không? Câu trả lời là có. Hộ kinh doanh cá thể vẫn có con dấu nhằm mục đích cung cấp thông tin, thay thế phần thông tin, thay thế phần chữ ký mà không có con dấu tròn thể hiện tư cách pháp nhân như doanh nghiệp.

Mẫu con dấu hộ kinh doanh cá thể

Con dấu hộ kinh doanh cá thể chỉ cần có 3 thông tin cơ bản như sau :

  • Tên hộ kinh doanh.
  • Mã số thuế.
  • Địa chỉ hộ kinh doanh.

Mục đích sử dụng con dấu hộ kinh doanh cá thể

Khi hộ kinh doanh cần xuất hóa đơn bán hàng mua ở cơ quan thuế quản lý thì theo quy định thủ tục thực hiện cần con dấu mã số thuế để đóng vào trên hóa đơn.

Vị trí đóng dấu mã số thuế trên hóa đơn là ngay tại thông tin của bên bán hàng khi sử dụng con dấu hộ kinh doanh cá thể

Hồ sơ mua hóa đơn ở cơ quan thuế

  • Đơn để nghị mua hóa đơn ( theo mẫu 3.3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 ),
  • Bản cam kết ( theo mẫu 3.16 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 ),
  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh ( bản sao )
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đi mua hóa đơn.
  • Nếu người mua không phải chủ hộ kinh doanh thì phải có giấy ủy quyền kèm theo.

Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Trước tiên các hóa đơn mua ở cơ quan thuế đã được thông báo phát hành cho nên hộ kinh doanh không cần làm nữa.

Sau khi đã mua hóa đơn, hộ kinh doanh phải có nghĩa vụ lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý cho cơ quan thuế bằng mẫu BC26/AC của Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 .

Thời gian báo cáo là 30 ngày đầu của quý liền kề quý cần báo cáo.

+ Quý 1 là từ 1/4 đến 30/4,

+ Quý 2 là từ 1/7 đến 30/7.

+ Quý 3 là từ 1/10 đến 30/10

+ Quý 4 là từ 1/1 đến 30/1 của năm sau.

> Xem thêm Mẫu giấy phép kinh doanh hộ gia đình mới nhất 2019 <<<

Phân biệt dấu tròn và dấu vuông khác nhau như thế nào?

Dấu tròn: thể hiện giá trị pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý do doanh nghiệp phát hành. Đây là con dấu pháp nhân và phải được đăng ký tại cơ quan công an, chỉ được sử dụng khi được cấp giấy chứng nhận.

Dấu vuông: là các loại như dấu chức danh, dấu mã số thuế, dấu logo công ty đều có giá trị pháp lý khi doanh nghiệp đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải thông tin lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Dấu hình vuông còn có thể được ban hành để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp mà không chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước.

Như vậy, theo luật Doanh Nghiệp 2014 quy định hình thức, nội dung và số lượng con dấu do doanh nghiệp tự quyết định tuy nhiên phải bảo đảm các nội dung về tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp. Đồng thời, mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Do đó, con dấu doanh nghiệp với hình thức là tròn hay vuông đều có giá trị pháp lý nếu doanh nghiệp làm đúng theo những thủ tục luật định.

Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích về hộ kinh doanh có con dấu không? Mấu dấu hộ kinh doanh cá thể như thế nào? Được sử dụng dấu tròn hay vuông? Giúp bạn giải đáp thắc mắc trong quá trình hoạt động hộ kinh doanh cá thể được diễn ra thành công. Nếu quý khách cần giải đáp thắc những vấn đề liên quan trong suốt quá trình thành lập hộ kinh doanh cá thể, hãy liên hệ Nam Việt Luật để được tư vấn miễn phí.

NVL Legal

NVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.

Từ khóa » Dấu Mộc Tròn Là Gì