Ho Là Gì? Nguyên Nhân Gây Ho, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết / Table of Contents
- Tình trạng ho là gì?
- Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ho là gì?
- Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
- Nguyên nhân bị ho là gì?
- Ho có thường gặp không?
- Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị ho?
- Điều trị ho
- Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nguyên nhân gây ho?
- Những phương pháp nào dùng để điều trị ho?
- Cách chữa bệnh ho tại nhà
- Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến các cơn ho?
- Lời kết
This post is also available in: English
Ho thường gặp nhưng ho không phải là một bệnh mà là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa hoặc của một số ít bệnh tim mạch. Ho sau một đợt cảm cúm thường không đáng ngại và không cần dùng thuốc giảm ho. Vậy chính xác thì ho là gì? Nguyên nhân bị ho, cơ chế ho và cách chữa trị hiệu quả thế nào? Mời bạn khám phá ngay trong bài viết dưới đây!
Các trường hợp ho khạc đờm kéo dài, ho ra máu là những dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng hơn như lao phổi, ung thư phổi, viêm phổi hoặc viêm phế quản mạn. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sau đây có thể giúp bạn biết được khi nào ho là nguy hiểm và cần được đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Tình trạng ho là gì?
Từ lâu nhiều người đã nhầm tưởng ho là một loại bệnh. Tuy nhiên đây thực chất là một dấu hiệu, phản ứng của cơ thể đối với các căn bệnh khác nhau. Vậy cơ chế ho là gì?
Cơn ho xảy ra do các tế bào dọc theo đường hô hấp bị kích thích, làm cho phổi đẩy không khí ra ngoài với áp lực và tốc độ cao. Tùy thuộc vào thời gian kéo dài, cơn ho có thể là cấp tính, bán cấp, hoặc mạn tính.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ho là gì?
Nếu bạn đã biết ho là gì và cơ chế ho thì sẽ hiểu ho không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau. Ho có thể là mạn tính hoặc cấp tính. Một số triệu chứng đi kèm với ho bao gồm:
- Sốt;
- Ớn lạnh;
- Nhức mỏi cơ thể;
- Viêm họng;
- Buồn nôn hoặc ói mửa;
- Đau đầu;
- Đổ mồ hôi đêm;
- Sổ mũi;
- Chảy nước mũi sau.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, cơ chế ho hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hầu hết các cơn ho thường là do cảm lạnh hoặc cảm cúm và chúng sẽ nhanh chóng tự khỏi. Tuy nhiên, bạn nên khám bác sĩ của bạn nếu bạn nằm trong những trường hợp sau đây:
- Cảm thấy chóng mặt sau khi ho;
- Ho ra máu;
- Tức ngực;
- Ho liên tục vào ban đêm;
- Sốt;
- Ho không giảm sau 7 ngày;
- Thở gấp hoặc khó thở.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân bị ho là gì?
Vậy các nguyên nhân cụ thể gây ho là gì ?
Theo cơ chế ho, khi đường hô hấp bị kích thích, phản ứng tự nhiên của cơ thể là sẽ đẩy không khí ra với áp lực mạnh để quét sạch kích thích đó ra khỏi đường hô hấp, đây được gọi là ho. Có rất nhiều nguyên nhân bị ho có thể gây kích ứng phổi, chẳng hạn như:
- Virus: virus gây nên cảm lạnh hoặc cúm là những nguyên nhân bị ho phổ biến nhất. Bằng cách ho, bạn sẽ loại bỏ bớt vi rút ra khỏi phổi của mình;
- Dị ứng và hen suyễn: phổi sẽ cố gắng loại bỏ những chất gây kích ứng cơ thể bằng các cơn ho;
- Chất kích thích: chẳng hạn như không khí lạnh, thuốc lá hoặc nước hoa nặng mùi cũng có thể dẫn đến ho;
- Các nguyên nhân bị ho khác: như viêm phổi, chứng ngưng thở khi ngủ, trầm cảm hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể gây ra ho.
Ho có thường gặp không?
Ho là một phản xạ tự nhiên để bảo vệ phổi. Cơ chế ho giúp làm sạch đường thở và loại bỏ các chất kích thích phổi, chẳng hạn như khói và chất nhầy đồng thời giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Ho kéo dài có thể khiến bạn khó chịu và đôi khi có thể sẽ rất nguy hiểm nếu không được kiểm soát.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị ho?
Theo cơ chế ho, các chất kích thích từ môi trường có thể khiến các cơn ho nặng hơn.
Ví dụ như những người bị dị ứng với một chất nào đó từ môi trường có thể ho khi họ hít phải chất gây dị ứng đó, tình trạng này có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc chống dị ứng. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ gây ho, hút càng nhiều thuốc thì cơn ho càng trầm trọng.
Người mắc các bệnh phổi mạn tính như hen suyễn hoặc viêm phế quản cũng có nguy cơ cao bị ho dai dẳng.
Một số thuốc có thể gây ho như thuốc ức chế men chuyển (ACE). Tuy nhiên, các cơn ho này thường là ho khan và tình trạng sẽ cải thiện khi bạn ngừng sử dụng thuốc.
Điều trị ho
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nguyên nhân gây ho?
Việc chẩn đoán nguyên nhân bị ho phần lớn dựa trên những thông tin bạn cung cấp cho bác sĩ. Các bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi như bạn đã ho được bao lâu, các dấu hiệu và triệu chứng kèm theo, cơn ho có nặng hơn hay giảm đi khi bạn thực hiện một số hành động nhất định nào đó hay không…
Đôi khi, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm trước khi chẩn đoán. Điều quan trọng để chẩn đoán đúng bệnh là bạn phải cung cấp các thông tin một cách chính xác cho bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị ho?
Thông thường, các cơn ho do nhiễm virus có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cơn ho làm bạn khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, bạn có thể sử dụng một số thuốc ức chế ho bao gồm pholcodine, dextromethorphan và kháng histamin. Nếu bạn bị ho đờm thì có thể sử dụng thêm một số thuốc long đờm. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng do vi khuẩn thì có thể sử dụng thêm kháng sinh.
Cách chữa bệnh ho tại nhà
Có nhiều bài thuốc dân gian, cách chữa bệnh ho tại nhà giúp làm sạch đường hô hấp bạn có thể áp dụng như:
- Trị ho bằng mật ong gừng: mật ong giúp kháng viêm và long đờm hiệu quả. Còn gừng giúp xoa dịu, làm ẩm phổi. Hai nguyên liệu này đều giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể và cải thiện tình trạng ho rất tốt.
- Cách trị ho bằng chuối và mật ong: chuối giàu dinh dưỡng kết hợp với mật ong giúp long đờm, chống viêm và giải độc là bài thuốc chữa bệnh ho tại nhà cực kỳ hay.
- Siro hành tím: hành tím là vị thuốc Đông Y giúp khử phong tán hàn, hóa đờm và sát trùng tốt. Vì vậy cũng là cách chữa bệnh ho tại nhà hiệu quả.
Ngoài ra còn nhiều công thức chữa bệnh ho tại nhà như sau:
- Chanh chưng đường phèn.
- Quýt ngâm đường phèn.
- Sử dụng cam nướng trị ho.
- Lê hấp đường phèn.
- Dùng tỏi trị ho,….
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến các cơn ho?
Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng ho nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Hãy nghỉ ngơi đầy đủ. Điều này có thể tăng cường hệ miễn dịch của bạn và nhờ đó chống lại virus hiệu quả hơn;
- Uống nhiều nước;
- Giảm bớt hoặc cố gắng bỏ hút thuốc lá;
- Tránh những nơi ẩm thấp;
- Bạn có thể sử dụng mật ong để làm giảm kích thích ở cổ họng, từ đó giảm ho.
Thảo dược rất hiệu quả trong việc điều trị ho. Ví dụ, để điều trị ho khan bạn có thể dùng lá húng chanh, trà cam thảo, gừng tươi hay nghệ tươi.
Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với một chất kích thích, đây cũng là cơ chế tự bảo vệ của phổi chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, dị vật đường hô hấp. Ho kéo dài luôn là nguyên nhân của một bệnh lý và cần được đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Trong đợt cảm cúm, ho khan sau đó khoảng một tuần là tình trạng bình thường khi đường hô hấp bắt đầu phục hồi, giai đoạn này nếu ho làm bạn khó chịu thì có thể sử dụng thuốc giảm ho hoặc các loại thuốc ngậm dược thảo.
Điều lưu ý là khi ho có thể làm văng những giọt chất tiết nhỏ li ti làm phát tán vi khuẩn hoặc virus lây bệnh, vì vậy bạn nên đeo khẩu trang hoặc che miệng khi ho để tránh lây bệnh cho người xung quanh.
Lời kết
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Sức khỏe và hạnh phúc luôn song hành cùng nhau. Chủ động chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình giúp tạo lớp chắn bảo vệ toàn diện, mang lại hạnh phúc trọn vẹn cho gia đình bạn.
Trên đây là tất cả những thông tin về ho là gì, các nguyên nhân gây bệnh ho, cơ chế và cách chữa bệnh ho tại nhà hay tại các trung tâm y tế. Hi vọng qua đó bạn đã hiểu hơn về tình trạng này và điều trị được hiệu quả.
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Để được tư vấn miễn phí, đầy đủ về thông tin bảo hiểm sức khỏe, anh chị có thể để lại thông tin để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY!
Các bài viết liên quan:
- Viêm thanh quản là bệnh gì?
- Viêm amidan: Triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả
- Polyp mũi là bệnh gì? Cách nhận biết và phương pháp điều trị
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Nguồn tham khảo
- http://www.avogel.co.uk/health/immune-system/cough/
- http://www.emedicinehealth.com/coughs/article_em.
- http://www.medicalnewstoday.com/articles/220349.php?page=2
Từ khóa » Nguyên Nhân Ho
-
Nguyên Nhân Gây Ra Ho Nhiều Và Cách Ngăn Ngừa Hiệu Quả | Medlatec
-
Nguyên Nhân Nào Gây Ra Cơn Ho Dữ Dội Và Làm Cách Nào để Ngăn ...
-
Table: Một Số Nguyên Nhân Gây Ho - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ho Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị - Hello Bacsi
-
Bệnh Ho: Phân Loại, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
-
Nguyên Nhân Gây Ho Kéo Dài | PKDK Ngọc Minh
-
Nguyên Nhân Gây Ho Kéo Dài - Phổi Việt
-
8 NGUYÊN NHÂN GÂY HO DAI DẲNG THƯỜNG GẶP
-
Nguyên Nhân Bệnh Ho đến Từ đâu? Cách Phòng Bệnh Ho Như Thế ...
-
Một Số Nguyên Nhân Gây Ho Và Cách Xử Lý
-
Ho Khan Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Ho Khan Tại Nhà
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Tình Trạng Ho Kéo Dài Sau COVID-19
-
Tổng Hợp Các Nguyên Nhân Gây Ho Thường Gặp - Bệnh Học 4 Phương
-
Ho Mạn Tính Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Điều Trị