Hồ Sơ Bồi Thường Bảo Hiểm Công Trình Gồm Những Gì? Phí Giám định ...

Cho tôi hỏi hồ sơ hồi thường bảo hiểm công trình xây dựng gồm các giấy tờ tài liệu gì? Khi xảy ra sự cố công trình để duyệt bồi thường bên doanh nghiệp bảo hiểm sẽ làm giám định tổn thất đúng không? Vậy cho tôi hỏi phí giám định này thì bên nào phải chịu? Mục lục bài viết Nội dung chính
  • Hồ sơ bồi thường bảo hiểm công trình gồm các giấy tờ gì?
  • Khi xảy ra sự cố công trình để duyệt bồi thường bên doanh nghiệp bảo hiểm sẽ làm giám định tổn thất đúng không?
  • Phí giám định tổn thất để đền bù bảo hiểm công trình do bên nào chi trả?

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm công trình gồm các giấy tờ gì?

Theo Điều 13 Thông tư 50/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/10/2022) quy định hồ sơ bồi thường bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng bao gồm các tài liệu sau:

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng (bản sao công chứng hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.
4. Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
5. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Trước đây, Điều 18 Thông tư 329/2016/TT-BTC (Hết hiệu lực từ 01/10/2022) quy định hồ sơ bồi thường bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng bao gồm các tài liệu sau:

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng bao gồm các tài liệu sau:

1. Thông báo sự cố công trình xây dựng và yêu cầu bồi thường do bên mua bảo hiểm lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:

a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng (bản sao công chứng hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.

4. Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

5. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.

6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm công trình gồm những gì? Phí giám định tổn thất để đền bù do bên nào chi trả?

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm công trình gồm những gì? Phí giám định tổn thất để đền bù do bên nào chi trả? (Hình từ Internet)

Khi xảy ra sự cố công trình để duyệt bồi thường bên doanh nghiệp bảo hiểm sẽ làm giám định tổn thất đúng không?

Theo điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư 50/2022/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/10/2022) quy định như sau:

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
1. Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:
...
b) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:
- Thực hiện giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Thông tư này.
- Hướng dẫn, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.
- Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm.
- Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.
...

Như vậy giám định tổn thất là một trong những việc doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện trong công tác giải quyết bồi thường bảo hiểm khi xảy ra sự cố công trình.

Trước đây, nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 329/2016/TT-BTC (Hết hiệu lực từ 01/10/2022) cụ thể:

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm

1. Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:

...

b) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:

- Thực hiện giám định tổn thất theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.

- Hướng dẫn, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.

- Lập tài liệu theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Thông tư này.

- Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm.

- Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.

...

Phí giám định tổn thất để đền bù bảo hiểm công trình do bên nào chi trả?

Theo Điều 53 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về trách nhiệm chi trả chi phí giám định tổn thất như sau:

Giám định tổn thất
1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài ủy quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chi trả.
2. Trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể thỏa thuận thuê giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp các bên không thoả thuận được việc thuê giám định viên độc lập thì một trong các bên có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền hoặc Trọng tài trưng cầu giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.

Theo quy định nêu trên thì chi phí giám định tổn thất sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả.

Trước đây, theo Điều 48 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về việc giám định tổn thất như sau:

Giám định tổn thất

1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.

2. Trong trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.

Từ khóa » Giám định Tổn Thất Trong Tiếng Anh Là Gì