Hồ Sơ Cần Chuẩn Bị để Thay đổi Nơi KCB Ban đầu Sang Tuyến Trung ...
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- Hồ sơ cần chuẩn bị để thay đổi nơi KCB ban đầu sang tuyến trung ương
- Thứ nhất, về điều kiện để thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
- Thứ hai, về thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
- Luật sư tư vấn chế độ bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
- Thứ ba, về thời điểm thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
- Thứ tư, về thời gian cấp đổi thẻ BHYT khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Hồ sơ cần chuẩn bị để thay đổi nơi KCB ban đầu sang tuyến trung ương
Hiện nay em đang đăng ký khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa y học cổ truyền. Giờ muốn chuyển thẻ BHYT sang bệnh viện 198 hoặc Xanh – pôn thì có được không? Và hồ sơ cần chuẩn bị để thay đổi nơi KCB ban đầu là gì? Thời điểm nào có thể làm được hồ này? Và thời gian cấp đổi lại thẻ bảo hiểm y tế khi thay đổi nơi khám chữa bệnh có lâu không ạ? Mong tổng đài tư vấn giúp em với ạ, em xin cảm ơn rất nhiều.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về hồ sơ cần chuẩn bị để thay đổi nơi KCB ban đầu; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về điều kiện để thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định như sau:
“Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.”.
Như vậy, trong trường hợp bạn có nhu cầu thì sẽ được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Tuy nhiên, bạn cần đáp ứng các điều kiện là bệnh viện 198 và bệnh viện đa khoa Xanh-pôn còn chỉ tiêu và bạn thuộc đối tượng được đăng ký khám chữa bệnh ở bệnh viện này. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Chuyển nơi khám, chữa bệnh ban đầu lên bệnh viện tuyến tỉnh có được không?
Thứ hai, về thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH và Phiếu giao nhận hồ sơ 610/…THE, như sau:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
4.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người).
– Thẻ BHYT cũ còn giá trị.”
Như vậy, bạn cần mang theo các giấy tờ bao gồm:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người) được ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH.
– Thẻ BHYT cũ còn giá trị.
Bạn sẽ phải nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ cho bạn. Ngoài ra, khi đi bạn nên mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Người lao động có thể tự đi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu được không?
Luật sư tư vấn chế độ bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về thời điểm thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Căn cứ theo Khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH quy định như sau:
“73. Sửa đổi, bổ sung Điều 47 như sau:
“Điều 47. Giá trị sử dụng thẻ BHYT
3. Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký KCB ban đầu vào tháng đầu quý.”
Theo đó, bạn sẽ được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu mỗi quý, cụ thể là các tháng 1, tháng 4, tháng 7, tháng 10.
Thứ tư, về thời gian cấp đổi thẻ BHYT khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Căn cứ theo Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 30. Cấp thẻ BHYT
1. Cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
2.1. Trường hợp không thay đổi thông tin: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Từ ngày 01/01/2019 trở đi: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2.3. Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
Như vậy, theo quy định trên thì khi bạn làm hồ sơ thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế cho bạn trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Hồ sơ cần chuẩn bị để thay đổi nơi KCB ban đầu sang bệnh viện tuyến tỉnh.
Nếu còn vướng mắc về hồ sơ cần chuẩn bị để thay đổi nơi KCB ban đầu; bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
->Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh cho trẻ em đến nơi không có sổ tạm trú?
Xem thêm:- Công ty có phải làm thủ tục báo giảm nghỉ ốm đau cho NLĐ?
- Tính điều kiện hưởng BHTN ở công ty mới khi có cả thời gian bảo lưu
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ chăm 2 con bị ốm mới nhất
- Giảm không lương trước khi sinh 1 tháng thì công ty có bị thanh tra không
- Thời hạn nộp hồ sơ và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2023
Từ khóa » K+h O'198
-
Bệnh Viện 19-8 Bộ Công An
-
Bệnh Viện 198: Giải đáp Về Dịch Vụ, Lịch Khám Và địa Chỉ Liên Hệ
-
Bệnh Viện 198- Thông Tin, Chỉ Dẫn Và đánh Giá đầy đủ - Khám Gì ở đâu
-
Bệnh Viện 198 - Thuốc Dân Tộc
-
Đặt Lịch Bệnh Viện 198 Bộ Công An Trên Bcare
-
Bệnh Viện 198 điều Trị Thành Công Hơn 2.000 Bệnh Nhân Bị Thoái Hóa ...
-
Bệnh Viện 198 Có Làm Thứ 7, Chủ Nhật Không?
-
Khoa Sản Bệnh Viện 198- BCA - Home | Facebook
-
BỆNH VIỆN 198 BỘ CÔNG AN
-
Bệnh Viện 198 ở đâu? Có Tốt Không?
-
Khám Bệnh Trái Tuyến Có được Hưởng Bảo Hiểm Y Tế Không?