HỒ SƠ DOANH NHÂN LÊ PHƯỚC VŨ - CafeLand.Vn

Năm sinh: 1963

Nơi sinh: Bình Định

Học vấn: 12/12

Quá trình công tác:

2001- 10/2006: Sáng lập viên - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Hoa Sen.

Từ tháng 11/2006- 02/2007: Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Hoa Sen. Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen.

Từ tháng 03/2007- 12/2007: Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Hoa Sen. Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vật liệu Xây dựng Hoa Sen.

Từ tháng 01/2008 - 04/2009: Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen. Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vật liệu Xây dựng Hoa Sen.

Từ tháng 04/2008 - nay: Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen.

Chức vụ công tác hiện tại: Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen.

Tiểu sử:

Lê Phước Vũ sinh ra trong một gia đình nghèo ở Bình Định, Sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Giao thông ông đã cùng gia đình khăn gói vào miền Nam để tìm kế mưu sinh với hy vọng đổi đời.

Khởi nghiệp, ông làm việc cho một công ty vận tải ở Tây Ninh. Công việc luôn phải xa nhà và chạy những tuyến đường nguy hiểm mà cuộc sống của gia đình ông vẫn không cải thiện, vì thế gia đình ông lại tiếp tục khăn gói lên Buôn Mê Thuật lập nghiệp với mong ước cuộc sống sẽ tốt hơn. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn vợ chồng ông lại dắt díu nhau quay trở lại Sài Gòn.

Thất bại không làm ông nản lòng mà ngược lại, ý chí quyết tâm vươn lên càng mãnh liệt hơn bao giờ hết. Trở lại Sài Gòn, ông Vũ làm quản đốc cho Công ty Gỗ Đức Thành (tiền thân của CTCP Gỗ Đức Thành hiện nay). Sự gặp gỡ tình cờ của ông Vũ với vị giám đốc một công ty thép nước ngoài đã giúp ông nảy sinh ý định tự mình đứng ra kinh doanh.

Sự nghiệp:

Năm 1994, Lê Phước Vũ lấy 2 chỉ vàng mà vợ chồng ông tích lũy bao lâu nay mở một cửa hàng nhỏ bán tôn.

Sau 3 năm kinh doanh, ông Vũ nhận thấy rằng cửa hàng hoạt động không còn hiệu quả, đánh liều ông vay mượn khắp nơi mở một xưởng cán tôn.

Thời gian đầu ông gặp không ít khó khăn vì phải chạy vạy lo tiền thanh toán trả góp máy móc thiết bị, lương nhân viên, áp lực cạnh tranh…Nhiều lúc tưởng chừng như xưởng của ông ngấp nghé bên bờ vực phá sản nhưng chữ “nhẫn” mà ông học được từ triết lý phật giáo đã giúp ông bình tĩnh giải quyết mọi việc một cách hợp lý nhất, cũng từ đó công việc làm ăn của ông ngày càng thuận lợi hơn.

Khi có một lượng khách hàng ổn định, ông Vũ quyết tâm mở rộng thêm nhiều xưởng tôn khác, vừa làm, vừa học để tích lũy kinh nghiệm về công nghệ sản xuất mới cũng như cách thức quản trị kinh doanh.

Tháng 8/2001, Lê Phước Vũ thành lập Công ty Cổ phần Hoa Sen với số vốn ban đầu 30 tỷ đồng, chỉ vỏn vẹn có 22 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo tài tình và chiến lược phát triển đúng đắn Hoa Sen từ một công ty nhỏ dần dần phát triển lớn mạnh. Hiện tại Tập đoàn Hoa Sen có vốn điều lệ lên tới 1.008 tỷ đồng, chiếm 34% thị phần trong vào năm 2010.

Không dừng ở đó, Lê Phước Vũ còn đẩy mạnh xây dựng hàng loạt dự án lớn như: Xây dựng Nhà máy Tôn Hoa Sen – Phú Mỹ, Nhà máy Thép cán nóng Hoa Sen, Nhà máy Cán thép Xây dựng Hoa Sen, Nhà máy Ống thép Hoa Sen. Đồng thời đẩy mạnh thương hiệu Hoa Sen vươn xa thị trường ngoài nước như xây dựng một nhà máy thép tại Myanmar.

Cơ cấu lao động (30/09/2011)

Để có được như ngày hôm nay thì con đường kinh doanh của ông gặp không ít khó khăn, đặc biệt là với một người không được đào tạo bài bản trong lĩnh vực kinh tế như ông. Ông phải tự mình học hỏi nhiều, học từ công việc, học trong thực tiễn kinh doanh, học từ thất bại, học phán đoán, dự liệu mọi tình huống và có phương án để đối phó những trường hợp xấu nhất.

Ông sẵn sàng chấp nhận bỏ tiền thuê các chuyên gia nước ngoài về hướng dẫn cho mình và mọi người các công nghệ tiên tiến của nước ngoài, để áp dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất của nhà máy (thời điểm đó việc làm này là một hoạt động xa sỉ).

Khi được hỏi có mạo hiểm quá hay không khi đưa thương hiệu tôn Hoa Sen ra thị trường thế giới thì ông cho rằng "mạnh dùng lực, yếu dùng thế". Ông thường ví von rằng các tập đoàn nước ngoài như người khổng lồ trên võ đài tung những cú đấm mạnh, nhưng nếu mình khôn ngoan, biết cách né tránh họ thì họ sẽ không đánh tới ta được. Nhờ biết cái thế của mình nên Hoa Sen luôn giữ vững và mở rộng thị phần và doanh nghiệp vẫn tăng trưởng cho dù kinh tế khó khăn.

Ông Vũ nổi tiếng trên thương trường nhờ những quyết định táo bạo, vào năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhiều doanh nghiệp lao đao. Hoa Sen đứng trước nguy cơ bị phá sản khi giá thép bất ngờ giảm xuống 2/3 (chỉ trong 6 tháng) mà chi phí đầu tư sản xuất lại rất lớn. Ông Vũ như ngồi trên đống lửa vì mỗi ngày qua đi thì giá càng giảm sâu. Lúc đó, ông đã ra một quyết định táo bạo là bán tháo tất cả hàng trong kho, rồi sau đó mua lại với giá rẻ hơn, nhu cầu tới đâu mua tới đó.

Nhờ quyết định nhanh chóng và kịp thời đó năm 2008 công ty đã vượt qua khủng hoảng, thậm chí có lãi trên 1.000 tỷ đồng.

Theo ông Vũ yếu tố quan trọng giúp công ty ông vượt qua mọi khó khăn là phải có một tầm nhìn tốt, chiến lược đúng, phát triển bền vững và biết thích nghi với mọi hoàn cảnh.

Trong hoạt động kinh doanh Hoa Sen luôn chú trọng xây dựng hệ thống phân phối riêng, từ 3 chi nhánh vào năm 2001, hiện tại Tập đoàn Hoa Sen hơn 100 hệ thống cửa hàng bán lẻ trải dài khắp cả nước. Đây được xem là hệ thống bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng có quy mô và hiệu quả nhất hiện nay trong ngành Tôn - Thép Việt Nam.

Hệ thống phân phối của Tập đoàn Hoa Sen

Hình ảnh một số sản phẩm tiêu biểu của Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen

Một số dự án tiêu biểu

Từ khóa » Tiểu Sử Lê Phước Vũ Tôn Hoa Sen