Hồ Sơ Dự Thi Dạy Học Theo Chủ Dề Tích Hợp Bảo Vệ đa Dạng Sinh Học

Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Trung học cơ sở - phổ thông
hồ sơ dự thi dạy học theo chủ dề tích hợp bảo vệ đa dạng sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.31 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘITRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪHỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên chủ đề dạy học: Bảo vệ đa dạng sinh học 2. Môn học chính của chủ đề: Môn sinh học 3. Các môn được tích hợp: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Tin học, Ngữ văn, Toán học. Năm học: 2014 - 2015 1 PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊNSở Giáo dục và Đào tạo Hà NộiTrường THPT Nguyễn Văn CừĐịa chỉ: Xã Đa Tốn – Huyện Gia Lâm – Thành phố Hà NộiĐiện thoại: 043.8740191 Email: Thông tin về giáo viên:1. Họ tên giáo viên: VŨ THỊ TẦN Ngày sinh: 20/10/1987. Môn: Sinh học Điện thoại: 01684946149; Email: 2PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC – MÔN SINH HỌC1. Tên hồ sơ dạy học “ BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC”2. Mục tiêu dạy học: Sau khi học xong chủ đề này, học sinh đạt được:2.1. Kiến thức2.1.1. Môn sinh học- Nêu được định nghĩa đa dạng sinh học.Thực hiện sưu tầm đa dạng sinh học tại một khu vực ở địa phương.- Phân tích được các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học.- Đề xuất được các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.2.1.2. Môn Địa lý- Nêu được quá trình đô thị hoá và hậu quả của nó tới môi trường.- Trình bày được sự gia tăng dân số và sức ép của nó tới môi trường.- Trình bày được các loại ô nhiễm môi trường và hậu quả của nó.- Phân tích được mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp vơí môi trường địa lý.- Nêu được đặc điểm của sinh vật Việt Nam, các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật.+ Lớp 7Bài 1. Dân số.Bài 3. Quần cư và đô thị hoá.Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà.+ Lớp 8Bài 21. Con người và môi trường địa lý.Bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam.Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam.+ Lớp 9. Bài 2. Dân số và gia tăng dân số2.1.3. Môn tin học- Biết tìm kiếm thông tin trên internet- Biết thiết kế một bài trình chiếu hoàn chỉnh trên powerpoint.Tin học 9 : Bài thực hành số 2 : Tìm kiếm thông tin trên internet. Bài thực hành số 10 : Thực hành tổng hợp.2.1.4. Môn lịch sử- Nêu được hậu quả của các cuộc chiến tranh thế giới, kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam.+ Lịch sử 8. Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) Bài 21. Chiến tranh thế giới thứ hai 91939 – 1945)+ Lịch sử 9. Bài 31. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 19752.1.5. Môn giáo dục công dân- Biết được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay.- Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc tham gia giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loiaj hiện nay.+ GDCD 10. Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. 2.1.6. Môn toán- Biết điều tra, thu thập số liệu thống kê.+ Toán học 7. Tập 2. Chương III - Bài 1. Thu thập số liệu thống kê, tần số.32.1.7. Môn ngữ văn- Biết trình bày một văn bản khoa học.+ Ngữ văn 10. Bài phân loại văn bản theo phong cách chức năng, ngôn ngữ.2.2. Kỹ năng : Phát triển các kĩ năng- Lập kế hoạch và phân công lao động trong nhóm nhỏ thông qua việc lập kế hoạch thực hiện dự án.- Kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp thông qua việc phân tích các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học.- Kĩ năng tìm kiếm, thu thập, xử lí thông tin.- Kĩ năng làm việc độc lập, kĩ năng hoạt động trong nhóm nhỏ, kĩ năng hùng biện, trình bày trước đám đông, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phỏng vấn 2.3. Thái độ- Tự tin, cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động.- Lao động tự giác, sáng tạo, yêu thiên nhiên, thích khám phá khoa học.- Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Tích cực tham gia bảo vệ đa dạng sinh học tại địa phương.+ Môn GDCD 7.Bài 2. Trung thựcBài 11. Tự tinBài 12. Sống và làm việc có kế hoạch+ Môn GDCD 10: Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.3. Đối tượng dạy học- Học sinh khối 10 - trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm – Hà Nội.+ Số lượng lớp: 4 lớp. Ban cơ bản4. Ý nghĩa của dự án4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học- Qua việc dạy học của dự án thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề gặp trong cuộc sống.- Qua dự án cũng đã rèn cho học sinh nhiều kĩ năng giúp các em có thể vận dụng trong nhiều môn học khác nhau.- Trong quá trình thực hiện dự án học sinh có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dung lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của học sinh. 4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống- Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ đa dạng sinh học từ đó biến việc bảo vệ đa dạng sinh học thành việc làm tự nguyện, thường xuyên hàng ngày chứ không phải là sự gò bó, ép buộc (trồng cây xanh ở gia đình, không vứt rác bừa bãi, ngăn chặn các việc làm tàn phá thiên nhiên, môi trường…)- Qua việc dạy học của dự án đã rèn luyện cho học sinh biết sống và làm việc có kế hoạch, luôn chủ động sáng tạo trong mọi công việc, tự giác, siêng năng, chăm chỉ trong lao động.- Qua việc học tập của dự án đã góp phần phát triển năng lực của học sinh trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra.45. Thiết bị dạy học và học liệu5.1. Thiết bị dạy học- Phòng học bộ môn, máy tính, máy chiếu.- Tranh ảnh về thiên nhiên5.2. Học liệuCÔNG ƯỚC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC, 1992(VIỆT NAM THAM GIA KÝ KẾT NGÀY 16/11/1994)Lời tựa các bên ký kết● Ý thức được giá trị thực chất của đa dạng sinh học và giá trị sinh thái, di truyền, xã hội, kinh tế, khoa học, giáo dục, văn hoá, giải trí và thẩm mỹ của đa dạng sinh học và các bộ phận hợp thành của nó.● Cũng ý thức được tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với tiến hoá và duy trì các hệ thống sinh sống lâu bền của sinh quyển.● Khẳng định rằng các quốc gia có chủ quyền đối với các tài nguyên sinh học của đất nước họ.● Cũng khẳng định lại rằng các quốc gia chịu trách nhiệm bảo toàn đa dạng sinh học và sử dụng tài nguyên sinh học của mình được lâu bền.● Lo lắng vì đa dạng sinh học đang bị thu hẹp đáng kể do các hoạt động nhất định của con người.● Nhận thức được sự thiếu thông tin và kiến thức nói chung về đa dạng sinh học và nhu cầu cấp bách phát triển của khả năng khoa học - kỹ thuật và thể chế nhằm cung cấp hiểu biết cơ bản để đưa vào đó lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp thích hợp.● Ghi nhận rằng điều sống có là tiên đoán phòng ngừa và tấn công lại các nguyên nhân làm thu hẹp đáng kể hoặc làm mất nguồn đa dạng sinh học tận gốc.● Ghi nhận rằng ở đâu có mối đe doạ thu hẹp hoặc làm mất đa dạng sinh học thì việc thiếu các cơ sở khoa học đầy đủ không thể được sử dụng làm lý do để trì hoãn các biện pháp loại trừ hay giảm tối thiểu mối đe doạ trên.● Ghi nhận rằng đòi hỏi cơ bản của bào toàn đa dạng sinh học là bảo tồn hệ sinh thái nội vi và các môi trường sống tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể tự sinh tồn của các loài trong môi trường tự nhiên của chúng.● Ghi nhận thêm rằng các biện pháp ngoại vi (ex-situ) đặc biệt ở nước bản xứ cũng đóng vai trò quan trọng.● Công nhận sự phụ thuộc truyền thống và chặt chẽ, hiện thân của kiểu sống cổ truyền của các cộng đồng bản địa và địa phương vào tài nguyên sinh học và công nhận mong ước chia sẻ công bằng lợi ích có được nhờ sử dụng kiến thức cổ truyền, các sáng kiến và thực tiễn phù hợp với bảo đảm đa dạng sinh học và sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành của nó.● Cũng thừa nhận rằng phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học và khẳng định nhu cầu có sự tham gia của phụ nữ ở tất cả các cấp trong việc lập và thực hiện chính sách bảo toàn đa dạng sinh học.● Nhấn mạnh tầm quan trọng và nhu cầu đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khu vực và toàn cầu giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và thành phần phi Chính phủ trong việc bảo toàn đa dạng sinh học và sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành của nó.● Thừa nhận rằng việc bổ sung và cấp mới các nguồn tài chính cùng với việc tiếp cận thích đáng các công nghệ cần thiết có thể tạo nên một sự thay đổi to lớn trong khà năng của thế giới giải quyết vấn đề mất mát đa dạng sinh học.5● Thừa nhận tiếp rằng cần phải có một sự cung cấp đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển bao gồm việc cấp mới và bổ sung nguồn tài chính và tiếp cận thích đáng các công nghệ cần thiết.● Về phương diện này ghi nhận các hoàn cảnh đặc biệt của những nước kém phát triển nhất và các quốc gia đảo nhỏ bé.● Thừa nhận rằng phải có các đầu tư lớn và thực chất để bảo toàn đa dạng sinh học và các khoản đầu tư này có thể đem lại những lợi ích rộng lớn về môi trường, kinh tế và xã hội.● Công nhận rằng sự phát triển kinh tế và xã hội xoá bỏ đói nghèo là các ưu tiên hàng đầu và tối hậu của các nước đang phát triển.● Nhận thức rằng bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học là quan trọng bậc nhất trong việc bảo đảm sinh dưỡng, sức khoẻ và các nhu cầu khác của dân số thế giới đang ngày càng tăng. Do đó, việc cận nó mục tiêu và chia sẻ các nguồn gen, các công nghệ là thiết yếu.● Ghi nhận rằng việc bảo toàn sử dụng lâu bền đa dạng sinh học cuối cùng sẽ tăng cường quan hệ thân thiết giữa các quốc gia và góp phần vào nền hoà bình của loài người.● Mong muốn nâng cao và bổ sung cho những thoả thuận quốc tế hiện hành về bảo toàn đa dạng sinh học và sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành của nó.● Quyết tâm bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai.ĐÃ THỎA THUẬN CÁC ĐIỀU SAU (gồm 42 điều)Làm tại Rio de Janeiro Ngày 5 tháng 6 năm 1992. Rượu ngâm từ các sản phẩm động, thực vật hoang dã Ngày nay, với xu thế phát triển của thế giới nói chung và của đất nước ta nói riêng thì nhu cầu về sức khỏe của con người cũng ngày tăng. Cùng với đó là việc chăm sóc sức khỏe cũng được chú trọng hơn trong mỗi ý thức của mọi người. Một trong những bài thuốc dân gian từ các sản phẩm động thực vật hoang dã đã và đang đem lại những hiệu quả tốt trong việc nâng cao sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, hiện nay với việc sử dụng không đúng cách và lợi dụng quá mức từ các sản phẩm này đã cho những kết quả ngược lại. 10 năm gần đây, nhiều người cho rằng sử dụng rượu ngâm từ sản phẩm động thực vật hoang dã sẽ đem lại sức khỏe cho con người. Đặc biệt là Nam giới họ luôn cho rằng uống rượu ngâm từ các sản phẩm đó sẽ tăng cường sức khỏe, mạnh gân cốt, bổ thận tráng dương. Mà họ đâu biết tất cả những loại đó chưa được chứng thực và chưa có một nghiên cứu cụ thể nào. Chính vì chưa có hiểu biết rõ về những tác hại mà rượu ngâm các sản phẩm từ động thực vật hoang dã đem lại mà có thể dẫn đến những ca ngộ độc nghiêm trọng từ việc sử dụng chúng. Tôi xin dẫn một ví dụ từ thực tế tại đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng như sau: Một thời gian người người đồn nhau rằng cây Xạ đen có thể phòng chống được ung thư, và thế rồi người người vào rừng khai thác trộm cây này, họ còn cho rằng củ của nó sẽ rất tốt cho việc ngăn ngừa và phòng chống ung thư, nên họ đã vào rừng khai thác một cách cạn kiệt lấy cả rễ, thân, lá. Cây Xạ đen bị khai thác ồ ạt, lực lượng quản lý khó kiểm soát làm cho tình trạng số lượng và chất lượng cây Xạ đen suy giảm một cách nghiêm trọng. Rồi đến một ngày, họ lại đồn nhau rằng người đàn ông sử dụng rượu từ cây Xạ đen sẽ dần làm mất khả năng sinh dục, rồi dần dần họ lại sử dụng ít đi có người không dám sử 6dụng nữa. Qua đây, cho thấy người dân chưa thật sự hiểu biết về sự nguy hiểm của việc sử dụng Rượu ngâm từ các sản phẩm động thực vật hoang dã. Gân đây tôi đọc được một kết quả nghiên cứu của dược sỹ Phạm Hinh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam về điều có lợi và có hại của việc sử dụng mật Gấu, trong đó có nói “mật Gấu có thể gây bất lực ở nam giới chứ không phải là tăng cường sinh lí như nhiều người vẫn nghĩ”. Đây cũng là một lời cảnh báo cho những người đã đang và có ý định sử dụng mật Gấu. Thực tế Rượu ngâm từ các sản phẩm động thực vật hoang dã không có nhiều tác dụng như nhiều người nhầm tưởng. Chẳng hạn, đối với sừng tê giác, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào chứng tỏ tác dụng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trong việc chữa bệnh ung thư. Còn cao hổ cốt cũng không được chứng minh là có hiệu quả điều trị bệnh viêm khớp xương, loãng xương, chống viêm hay cường dương. Gần đây nữa tôi lại được nghe một câu chuyện về các loại rượu ngâm từ các loài động vật hoang dã là giả. Bạn tôi nói rằng tất cả những bình rượu tại các nhà hàng khách sạn bên trong có ngâm những con rắn hổ mang rất to hay những bình rượu có ngâm con kỳ đà, hay là rượu ngâm cao hổ cốt tất cả đều là giả. Bên trong những con đó người ta thường bỏ vào bên trong toàn những thứ không có nguồn gốc, còn những con vật được ngâm bên trong bình chỉ là da của chúng mà thôi, về màu của rượu thì thường sử dụng các phẩm màu. Kể từ đó mỗi khi nhìn thấy các bình rượu từ các nhà hàng, khách sạn có bình rượu ngâm các loài động vật hoang dã là tôi không bao giờ sử dụng chúng cho dù các ông chủ nhà hàng khách sạn quảng cáo rất hay về các loại rượu này cho dù họ nói rằng các loại rượu này có tác dụng bổ thận tráng dương tăng cường sức khỏe. Họ càng quảng cáo nhiều thì tôi lại càng không tin điều đó. Mà với tôi thì đầu cần những điều mà họ quảng cáo Qua bài viết này tôi muốn gửi thông điệp tới tất cả mọi người là hãy tránh xa sử dụng các loại rượu ngâm từ các sản phẩm động thực vật hoang dã. Hay nói không với các sản phẩm này là bạn đã và đang bảo tồn nguồn gen động thực vật quý của nước ta. 5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003.- Sử dụng phần mềm Word6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy họcMô tả sơ lượcĐề tài được thực hiện trong thời gian 4 tuầnTuần 1: Giáo viên chia nhóm, hướng dẫn HS bằng các câu hỏiNhóm 1. Định nghĩa đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học ở Việt Nam thể hiện như thế nào? Thực hiện sưu tầm đa dạng sinh học tại một khu vực ở địa phương.Nhóm 2. Nêu nguy cơ suy giảm và phân tích các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học.Nhóm 3. Đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học. Tham gia tổ chức các hoạt động thiết thực mà HS có thể làm được đẻ bảo vệ đa dạng sinh học.- HS các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí và lên kế hoạch công viêc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.- Các thành viên trong từng nhóm làm việc theo kế hoạch chung của cả nhóm đã thống nhất.Tuần 2: Giáo viên hướng dẫn, giải đáp câu hỏi cho học sinh, sửa báo cáo của học sinh, lên kế hoạch báo cáo cho học sinh.7+ Để chuẩn bị các báo cáo học sinh cần tích hợp kiến thức nhiều môn học như: ngữ văn, lịch sử, địa lý, toán học, tin học + Để chuẩn bị báo cáo học sinh cũng cần huy động nhiều kĩ năng như: tìm kiếm tài liệu trên internet, tìm kiếm thông tin thực tế thông qua quan sát, thực địa, quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc chung với các thành viên trong nhóm + Giáo viên cùng học sinh tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ đa dạng sinh học: trồng cây xanh trong trường học, dọn vệ sinh trường lớp + Giáo viên hướng dẫn học sinh tập kịch, văn nghệ để tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.Tuần 3: Học sinh các nhóm báo cáo kết quả trước lớp và các thầy cô trong tổ Hoá – sinh – CN. + Học sinh tiến hành báo cáo các nội dung đã thực hiện.+ Giáo viên nhận xét nội dung báo cáo, quá trình làm việc của các nhóm.+ Giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra đánh giá theo PISA để đánh giá kết quả học sinh sau khi học sinh học xong chủ đề.Tuần 4. Hoàn thành sản phẩm dự thiGiáo án chi tiết các tiết dạy trên lớp ( đính kèm bên dưới)7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinha. Mục đích- Kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh trong việc phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.- Rèn kĩ năng làm bài của học sinh theo hệ thống câu hỏi PISA.b. Tiêu chí đánh giá- Đánh giá quá trình chuẩn bị bài của học sinh gồm+ Kĩ năng, thái độ của học sinh trong quá trình làm việc nhóm+ Kiến thức (kết quả báo cáo của các nhóm)- Đánh giá tổng hợp: Dùng hệ thống câu hỏi PISA để đánh giá học sinhc. Nội dung đánh giá (theo PISA)Bài tập 1: Cao hổ 019Nghe mọi người đồn cao hổ là thần dược có khả năng tăng cường sức khoẻ, chữa được bách bênh nên ông Tuấn đã nhờ vả nhiều chỗ để mong mua được cao hổ cốt “xịn”. Theo em lời đồn về tác dụng của cao hổ như trên có đúng không?Bài tập 2: Nuôi culi 0129 Chị Hà trên đường về nhà gặp một người bán culi. Chị Hà nhìn thấy thích liền mua về nhà và còn may quần áo cho nó mặc. Theo em chị Hà làm như vậy có đúng không? Nếu em là chị Hà em sẽ làm như thế nào?Bài tập 3: Con mương “đen” 01298 Đã nhiều năm nay người dân xã Kiêu Kị, Gia Lâm, Hà Nội gọi đâylà con mương “đen” bởi màu nước ở đây hoàn toàn là màu đen. Em hãy đưa ra một vài giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm và bảo vệ các loài sinh vật thuỷ sinh sống ở con mương này.Hướng dẫn mã hóa Bài tập 1: Cao hổ Mức đầy đủ: Sai. Cao hổ không phải là thần dược, không có tác dụng chữa bách bệnh.Không đạt- Mã 0: đáp án khác- Mã 9: không trả lờiBài tập 2: Nuôi culiMức đầy đủMã 21. Chị Hà làm như vậy không đúng vì theo quy định của luật pháp hiện nay là không được mua bán , trao đổi trái phép động vật hoang dã.2. Nếu em phát hiện ra có hiện tượng mua bán, trao đổi trái phép động vật hoang dã như vậy em sẽ báo cho chính quyền địa phương hoặc gọi điện tới đường dây nóng 1800 1522.Mức không đầy đủMã 1: Trả lời được một trong 2 ý trênKhông đạtMã 0: Câu trả lời khácMã 9: Không trả lờiBài tập 3: Con mương “đen”Mức đầy đủMã 2: Một vài giải pháp1. Tìm ra các nguyên nhân gây ô nhiễm con mương.1. giải quyết các nguyên nhân gây ô nhiễm như:- Đặt biển báo cấm đổ rác, chất thải xuống con mương.- Nước thải (của các gia đình chăn nuôi, các xưởng sản xuất…) cần được xử lí trước khi thải vào con mương2. Trồng cây xanh dọc hai bờ con mương để cung cấp dưỡng khí cho các sinh vật sỗng ở đây.Mức không đầy đủMã 1: Chỉ trả lời được một trong các ý trên.Không đạtMã 0: Đáp án khác (không có tác dụng khắc phục tình trạng ô nhiễm của con mương)Mã 9: Không trả lời.8. Các sản phẩm của học sinh- Kế hoạch thực hiện dự án của các nhóm. (file word đính kèm)- Bản báo cáo kết quả của từng nhóm. ( báo cáo chi tiết trên file word và báo cáo trình bày trước lớp trên powerpoint)- Tiểu phẩm tuyên truyền về bảo vệ động vật hoang dã - Sản phẩm của cuộc thi vẽ tranh với chủ đề bảo vệ đa dạng sinh học - Các bài hát, bài thơ về bảo vệ môi trường, bảo vệ thế giới sinh vật - Các bảng biểu, hình ảnh tuyên truyền được dán và đặt trong khu vực trường nhằm bảo vệ đa dạng sinh học. 9- Ngoài ra học sinh còn tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ đa dạng sinh học như: vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh trong trường học và địa phương…. Nhóm 1+ Kế hoạch thực hiện dự án + Báo cáo tổng quát về đa dạng sinh học KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN CỦA NHÓM 1 Nhóm trưởng : Đỗ Tuấn Anh Thư kí: Nguyễn Thi Phương AnhKế hoạch thực hiệnNội dung công việc Thời gian thực hiện Người thực hiện1. Tra cứu tìm kiếm thông tin (internet, sách, báo, tivi…)Từ thứ 2 đến chủ nhật (cá nhân tự xắp xếp)Tất cả các thành viên trong nhóm độc lập tiến hành2. Khảo sát tìm địa điểm nghiên cứu đa dạng sinh họcChiều thứ tư Cả nhóm3. Quan sát, chụp ảnh, thống kê, phân loại các sinh vật tại địa điểm nghiên cứuSáng chủ nhật ½ nhóm chụp ảnh, thống kê phân loại giới thực vật, ½ nhóm chụp ảnh , phân loại các giới còn khác4. Họp nhóm, thảo luận, thống nhất ý kiếnChiều chủ nhật Cả nhóm5. Tổng hợp báo cáo tạm thởiThứ 2 Thư kí6. Chỉnh sửa thành báo cáo hoàn chỉnhChiều thứ 4 (tuần thứ 2) Cả nhóm7.Tham gia các hoạt động ngoại khoá cùng cả lớp.GV cùng HS thống nhất lịchCả nhóm8. Trình bày báo cáo Chiều thứ 2(tuần thứ 3) Nhóm trưởngHình thức báo cáo: Báo cáo trên powerpoint BÁO CÁO CỦA NHÓM 11. Định nghĩa đa dạng sinh học- Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần, ; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái . - Có thể coi, thuật ngữ "đa dạng sinh học" lần đầu tiên được Norse and McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Nay có ít nhất 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học. Định nghĩa được đưa ở trên là định nghĩa được dùng trong Công ước Đa dạng sinh học. - Đa dạng sinh học thể hiện:+ Đa dạng loài10 + Đa dạng hệ sinh thái + Đa dạng di truyền2. Biểu hiện đa dạng sinh học ở nước taa. Đặc điểm địa lý tự nhiên của Việt Nam Việt Nam có tổng diện tích là 330.541 km2 và trải dài suốt dọc bờ biển đông nam Châu á với chiều dài khoảng 100 km từ 8030' vĩ độ Bắc xuống tận cực Nam ở 230 vĩ độ Bắc Bắc bán cầu. Ba phần tư lãnh thổ là núi đồi với những đỉnh cao trên 300m trên mặt nước biển trung bình. Nước Việt Nam có hình chữ S với những đồng bằng châu thổ rộng lớn ở miền Nam (sông Mê Kông) và miền Bắc (sông Hồng) nối với nhau bởi phần miền Trung ven biển, nhiều núi và hẹp. Nơi hẹp nhất chỉ có 50km rộng và Việt Nam có đường biên giới dài (3700 km). Hầu hết trên lãnh thổ sông đổ trực tiếp ra biển chỉ riêng một số phần ở cao nguyên miền Trung đổ sang phía Tây vào lưu vực sông Mê Kông của Cămpuchia. Khí hậu thay đổi theo độ cao . Nhiệt độ trung bình ở miền Nam là 270C trong khi ở miền Bắc chỉ có 210C. Cứ 100m độ cao nhiệt độ giảm khoảng 0,50C. Hầu hết cả nước nhận khoảng 2000 mm mưa hàng năm, chỉ có một vài nơi miền Trung lượng mưa lên tới 3000. Lượng mưa bị tác động bởi ba đợt gió mùa chính. Gió mùa đông khá lạnh và khô thổi từ hướng đông bắc và chỉ tác động đến vĩ độ 160 Bắc về phía Nam. Gió mùa đông nam và gió mùa tây thổi vào các tháng mùa hè mang mưa từ biển vào. Lượng nắng chiếu khá cao, trung bình khoảng 130 kcal/cm2/năm mang lại cho đất nước này sản lượng nông nghiệp và thiên nhiên cao. Hầu hết vùng núi là đất đỏ, trên núi cao có đất mùn và thung lũng sông và đồng bằng châu thổ có đất phù sa phì nhiêu. Các vùng đá vôi có đất bazan và ở một vài vùng ven biển đất cát nhiều. Ở một vài vùng đồng bằng có đất chua phèn. Với sự biến đổi lớn về vĩ độ, độ cao và tính đa dạng về kiểu đất, thay đổi từ đầm lầy, đồng bằng đến vỉa đá vôi và núi cao đã mang lại cho đất nước sự biến đổi lớn về môi trường tự nhiên và tính đa dạng sinh học cao. b. Sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao, thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.- Đa dạng về hệ sinh thái+ Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh+ Rừng nhiệt đới gió mùa phân thành các kiểu: rừng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thưa khô rụng lá, xavan, rừng ngập mặn + Ngoài ra còn có rừng cận nhiệt và ôn đới trên núi- Thành phần loài+ Thực vật: 14500 loài+ Thú: 300 loài+ Chim 830 loài+ Cá: nước ngọt 550 loài, nước mặn 2000 loài- Hệ thực vật cây trồng ở Việt Nam cũng khá đa dạng: khoảng 734 loài cây trồng phổ biến, thuộc 79 họ được gieo trồng trên lãnh thổ Việt Nam.Cũng là 1 khu vực rất đa dạng về các loại vật nuôi - Việt Nam được công nhận là 1 trong 16 nước trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao.c. Sự đa dạng sinh học đang bị suy giảm- Đặc biệt là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh- Suy giảm về thành phần loài+ Thú là loài suy giảm cao nhất11+ Thực vật là loài có số lượng suy giảm nhiều nhất- Đa dạng sinh học đang bị đe dọa nghiêm trọng với >700 loài được liệt vào Sách đỏ Việt Nam- Sản lượng cá đánh bắt gần bờ ngày một giảmHệ sinh thái nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng3. Kết quả sưu tầm đa dạng sinh học tại một khu vườnĐịa điểm: Phường Cự khối – Long Biên –Hà NộiDiện tích khu vườn: 600m2Kết quả điều tra thu được+ 2 loài nấm + 45 loài thực vật (Gồm rêu, quyết, hạt kín)+ 18 loài động vật Các loài thực vật- Rêu: 1 loài (rêu tường)- Dương xỉ: 1 loài- Hạt trần: không- Hạt kín: 43 loài Tên thường gọi Tên khoa học Tên thường gọi Tên khoa học Ổi ta Psidium guajava Cà pháo Solanum macrocarpon Xoài Mangifera indica L Lá lốt Piper lolot Bưởi Citrus maxima Xương sông Blumea lanceolaria Chanh ta Citrus aurantifolia Khoai môn Colocasia esculentaHồng Xiêm Manilkara zapota) Rau má Centella asiaticaCây Sanh Ficus benjamina L Hoàn ngọc Pseuderanthemum palatiferum Đào tiên Crescentia cujete Cam thảo nam Scoparia dulcis Đu đủ Carica papaya Rau muống Ipomoea aquatica Chuối tiêu Musa basloo Dọc mùng Colocasia giganteaLộc vừng Barringtonia acutangulaMồng tơi Basella alba LGỗ sưa Dalbergia Tonkinensis PrainRiềng Languas officinarump Bơ Persea americana Khế Averrhoa carambola Chè tuyết Camellia sinensis O.KtzeDưa chuột Cucumis sativusMít Artocarpus heterophyllusCà chua Solanum lycopersicumLựu Artocarpus heterophyllusNghệ đỏ Curcuma santiortisaThiết mộc lan Dracaena ragrans Ngải cứu Artemisia vulgarisHoa hồng Carthamus tinctorius LSâm đất Talinum crassifolium WildHoa cúc vàng Chrysanthemum indicum LLá đơn mặt trời Excoecaria Khoai mỡ Dioscorea alata12cochinchinensis LourLô hội Aloe vera L. var chinensisCọ cảnh Livistona chinensisCỏ mần trầu Eleusine indica Nhọ nồi Eclipta prostrataRau sam Portulaca Oleracea Các loài động vật: 18 loài (không kể vi sinh vật)Tên thường gọi Tên khoa học Tên thường gọi Tên khoa họcChuột nhà Cavia porcellus Cóc nhà Duttaphrynus melanostictusGiun đất Pheretima asiatica Bướm trắng Pieris rapae LinnaeusRắn nước Erpeton tentaculatum Chim sẻ Passer montanus malaccensis DuboisThằn lằn Anolis carolinensis Bọ xít hoa gai vai nhọnCantheconidae furcellata WolffMuỗi vằn Aedes aegypti Sâu cuốn lá chuốiErionota thraxSâu đục thân bưởi Citripestis sagittiferellaNhện Atypus karschiốc sên Theba pisana Chuồn chuồn ngôAnisopteraDế mèn Gryllidae Kiến đen FormicidaeRuồi nhà Musca domestica Sâu đo xanh Anomis flava (hình ảnh các loài động, thực vật được trình bày trong tập san và bài báo cáo Powerpoint)Nhận xét: - Tại khu vực nghiên cứu có số lượng các loài thực vật tương đối phong phú, tuy nhiên số lượng các cá thể trên loài còn ít. Các loài động vật ở đây có độ đa dạng thấp, số lượng còn ít.- Để nâng cao sự đa dạng sinh học ở khu vực này ta nên trồng thêm cây xanh (vì vẫn có những chỗ đất trống) để vừa làm phong phú thêm các loài thực vật, vừa tạo nơi ở cho các loài động vật.Nhóm 2+ Kế hoạch thực hiện dự án của nhóm 2+ Báo cáo phân tích các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN CỦA NHÓM 2Nhóm trưởng: Nguyễn Tiến Bộ Thư kí: Phạm Phương LinhKế hoạch thực hiệnNội dung công việc Thời gian thực hiện Người thực hiện1. Tra cứu, tìm kiếm thông tin (internet, sách, báo, tivi…)Từ thứ 2 – thứ 7 Tất cả các thành viên trong nhóm độc lập tiến hành2. Khảo sát, chụp ảnh, phỏng vấn tìm các nguyên Chiều thứ 4 Cả nhóm13nhân gây suy giảm đa dạng sinh học tại địa phương.3. Họp nhóm, thảo luận xắp xếp các thông tin cho hợp lí.Sáng chủ nhật Cả nhóm4. Tổng hợp thành báo cáo tạm thời Thứ 2 Thư kí5. Chỉnh sửa thành báo cáo hoàn chỉnhSáng thứ năm (tuần thứ 2) Cả nhóm6. Tham gia các hoạt động ngoại khoá cùng cả lớp.GV cùng HS thống nhất lịchCả nhóm7. Trình bày báo cáo Chiều thứ 2(tuần thứ 3) Nhóm trưởngHình thức báo cáo: Báo cáo trên powerpointBáo cáo: PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌCKể từ năm 1600 đến nay khoảng 21% các loài động vật và 1,3% các loài chim trên thế giới đã bị tuyệt chủng. Tốc độ tuyệt chủng của các loài trở nên ngày càng cao. Những loài còn sống sót thì cũng có nguy cơ đứng bên bờ của sự tuyệt chủng. Vậy có những nguyên nhân nào đã gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học?1. Chiến tranhChiến tranh không những là nguyên nhân trực tiếp mà còn là nguyên nhân sâu xa gây suy thoái ĐDSH. + Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 – 1945) gây nhiều tai họa cho nhân loại, phá hủy nhiếu cánh rừng, thành phố, làng mạc, đường xá cầu cống, tiêu diệt nhiều loài sinh vật.+ ở Việt Nam, trong giai đoạn 1945 đến 1990 nước ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh và 2 cuộc xung đột biên giới hết sức khốc liệt.Chỉ trong giai đoạn từ 1961 đến 1975, 13 triệu tấn bom và 72 triệu lít chất độc hoá học do Mỹ rải xuống chủ yếu ở miền Nam Việt Nam đã huỷ diệt khoảng 4,5 triệu ha rừng (WB, 1995). Sau khi kết thúc chiến tranh diện tích rừng cả nước chỉ còn lại khoảng 9,5 triệu ha – với 10% rừng nguyên sinh, chiếm khoảng 28% diện tích cả nước.Chiến tranh đã gây biến động lớn về phân bố dân cư giữa các vùng, đồng thời một diện tích lớn đất rừng bị khai phá để trồng cây lương thực bảo đảm hậu cần tại chỗ cho quân và dân. Không những thế các loài động vật hoang dã còn bị đe dọa bởi các loại vũ khí do chiến tranh để lại sau đó.2. Ô nhiễm môi trường sống.- Ô nhiễm do thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu là nhân tố gây ô nhiễm nặng nề và được khuyến cáo từ năm 1962 (Rachel Carson, 1962). Thuốc trừ sâu DDT (Diclorodiphenyltricloro – ethene) và các loại thuốc trừ sâu có chất Clo hữu cơ khác là những chất không phân huỷ hoàn toàn và được tích luỹ tăng lên theo các bậc tháp của chuỗi thức ăn.+ Việc sử dụng thuốc trừ sâu để diệt các loại côn trùng gây hại cho cây trồng, diệt ấu trùng cho các loài muỗi trong nước đã gây nhiều tổn hại tới các quần thể sinh vật khác cùng sống trong môi trường.14+ Việc sử dụng thuốc trừ sâu thường phải tăng nồng độ theo thời gian do các sinh vật gây hại bị nhờn hoá chất.+ Việc sử dụng thuốc trừ sâu không những giết hại nhiều loài sinh vật có ích mà còn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm các yếu tố khác trong môi trường sống của con người.- Ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước cũng là nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH thuỷ sinh như các loài cá, ốc, trai, hến Nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là do các chất thải công nghiệp, chất thải dân dụng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, rò rỉ xăng dầu từ các tàu vận tải, các kim loại nặng(thuỷ ngân, chì, thiếc ). Các chất thải này theo dòng chảy và lan tràn trong một vùng rộng lớn. Lượng các chất độc này xâm nhập, tích luỹ tăng dần theo thời gian trong cơ thể sinh vật sản xuất và được đưa vào chuỗi thức ăn. Kết quả là một loạt loài ở các bậc dinh dưỡng tiếp theo trong chuỗi thức ăn cũng bị nhiễm độc theo.- Ô nhiễm không khí và mưa axít:Các hoạt động công nghiệp xả thải vào khí quyển, đốt rừng làm nương rẫy, làm thay đổi và làm ô nhiễm bầu khí quyển của trái đất. Các nền công nghiệp như luyện thép, các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu là than dầu đã thải ra một lượng lớn nitrat, sulphat vào không khí, các khí này khi gặp hơi nước trong khí quyển sẽ tạo ra axit nitric và sunphuric. Các axit này liên kết với những đám mây và khí tạo thành mưa đã làm giảm độ pH của nước mưa xuống thấp và tăng khả năng hấp thụ các kim loại nặng độc hại.+ Mưa axít sẽ làm giảm độ pH của đất và của nước trong các hồ, ao, sông suối trên lục địa. Mưa axít đã tiêu diệt nhiều loài động và thực vật.+ Do độ axít của các hồ, ao tăng lên vì mưa axít, nhiều cá con của nhiều loài cá và cả những con cá trưởng thành cũng bị chết ngay lập tức. Độ axít tăng và nước bị ô nhiễm là hai nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đáng kể các quần thể lưỡng cư trên thế giới. + Độ axít cũng hạn chế khả năng phân huỷ, làm chậm tốc độ của quá trình khoáng hoá và khả năng sản xuất của HST.- Sư sản sinh ôzôn, các kim loại độc hại và lắng đọng khí nitơ.+ Xe ô tô, các nhà máy nhiệt điện và các hoạt động công nghiệp thải ra các khí hyđrocacbon, khi ôxit nitơ. Dưới ánh sáng mặt trời, các hoá chất này tác dụng với khí quyển và tạo ra khí ôzôn cùng các hoá phụ phẩm khác, tất cả các khí này được gọi chung là mù quang hoá. Nồng độ ôzôn cao ở tầng khí quyển gần mặt đất sẽ giết chết các mô thực vật, làm cho cây dễ bị tổn thương, làm hại đến các quần xã sinh học, giảm năng suất nông nghiệp.+ Xăng có chì, các hoạt động khai mỏ, luyện kim và các hoạt động công nghiệp khác thải ra một lượng lớn chì, thiếc, và nhiều loại kim loại độc hại khác vào khí quyển. Các hợp chất này trực tiếp gây độc cho cuộc sống của động và thực vật. - Sự biến đổi khí hậu.Vấn đề quan trọng hiện nay là nồng độ của khí nhà kính tăng cùng với hoạt động của con người đến mức làm biến đổi khí hậu gây nên hiện tượng trái đất nóng dần lên. Hiện tượng nhiệt độ tăng dần lên còn làm cho các khối băng ở các vùng cực tan ra. Do việc giải phóng một khối lượng nước lớn do băng tan, trong vòng 50 đến 100 năm tới mức nước biển dâng cao từ 0,2 đến 1,5 m. Mức nước biển dâng cao sẽ làm ngập lụt những vùng đất thấp ven bờ biển và nhiều thành phố lớn. Ngoài ra, mức nước biển dâng sẽ có khả năng gây hại đến nhiều loại san hô, nhất là những loại chỉ tồn tại ở một độ sâu nhất định nơi có ánh sáng và dòng chảy phù hợp.15Sự biến đổi khí hậu và nồng độ khí cacbonic trong khí quyển gia tăng sẽ có khả năng làm thay đổi triệt để cấu trúc của các quần xã sinh học và sẽ chỉ còn một số loài có khả năng phát triển thích ứng với điều kiện sống mới (Bazzaz và Fajer, 1992)3. Gia tăng dân số- Đe dọa lớn nhất đối với ĐDSH là số lượng và tốc độ gia tăng dân số của loài người. Đầu công nguyên dân số thế giới là 300 triệu người, dến thế kỉ XVI dân số tăng gấp đôi, đến năm 1804 dân số thế giới là 1 tỉ người, năm 2001 là 6,16 tỉ người.- Dân số gia tăng đã gây nhiều sức ép tới tài nguyên , môi trường, sinh vật. Dân số tăng dẫn tới thiếu lương thực, nhu cầu gỗ tăng, củi tăng làm cho diện tích rừng bị thu hẹp, làm mất nơi cư trú của nhiều loài sinh vật. Dân số tăng làm tăng nhu cầu về nhà ở, phát triển việc xây dưng cơ sở hạ tầng. Điều này đã làm mất nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.Ngoài ra, việc gia tăng dân số cũng kéo theo sự gia tăng về lượng chất thải dẫn tới ô nhiễm môi trường, làm suy giảm đa dạng sinh học. 4. Khai thác quá mức và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh họcNhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống, con người đã thường xuyên săn bắn, hái lượm thực phẩm và khai thác các nguồn tài nguyên khác.+ Khi dân số loài người vẫn còn ít và phương pháp thu hái còn thô sơ, con người đã thu hái và săn bắt một cách bền vững mà không làm cho các loài trở nên tuyệt chủng.+ Khi dân số loài người tăng lên, nhu cầu sử dụng cũng tăng theo và họ đã sử dụng các phương tiện hữu hiệu hơn: Súng được thay cho giáo mác và cung tên; tàu đánh cá gắn máy thay cho thuyền buồm gỗ đánh bắt cá trên đại dương; cưa xăng thay cho chiếc rìu tay khi chặt gỗ. Phương tiện khai thác hiện đại đã làm cho các loài bị khai thác suy giảm và tuyệt chủng nhanh hơn. Việc khai thác quá mức của con người ước tính đã gây nguy cơ tuyệt chủng cho 1/3 số loài động vật có xương sống.+ Trong những năm gần đây, việc khai thác quá mức được tăng lên khi thị trường thương mại được mở rộng, đã gây ra những hiểm họa không nhỏ đối với các loài sinh vật trong tự nhiên.Ví dụ: Thị trường buôn bán áo lông thú phát triển ở nhiều quốc gia. Các món ăn đặc sản (thịt các loài động vật hoang dã), thú chơi cây cảnh, phong lan cũng gây những hiểm họa không nhỏ đối với các loài này trong tự nhiên.Ví dụ:Khai thác gỗ: Các phương thức khai thác gỗ (hợp pháp hay bất hợp pháp) không bền vững từ trước đến nay đều được coi là mối đe dọa lớn đối với ĐDSH. Nó không những làm nghèo kiệt tài nguyên gỗ tự nhiên mà còn làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng rừng và gây ảnh hưởng lớn đối với vùng cư trú của các loài động vật hoang dã.Trong giai đoạn từ năm 1986 – 1991, bình quân lượng gỗ bị khai thác là 3,5 triệu m3/năm và khoảng 1-2 triệu m3 ngoài kế hoạch (khoảng 80.000 ha bị mất mỗi năm); giai đoạn 1992 -1996 khoảng 1,5 m3 gỗ/năm; Từ năm 1997 tới nay khoảng 0,35 triệu m3 gỗ/năm được khai thác theo kế hoạch từ rừng tự nhiên ở Việt Nam.Nạn khai thác gỗ trộm xảy ra ở nhiều nơi, kể cả trong các khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng cũng làm cho tài nguyên rừng bị cạn kiệt nhanh chóng. Nguyên nhân chính dẫn tới việc khai thác gỗ trái phép xảy ra nghiêm trọng và khó kiểm soát vì nhu cầu dùng gỗ trong nước và việc xuất khẩu ngày càng tăng trong khi trữ lượng gỗ ngày càng giảm. Việc kinh doanh gỗ có lãi lớn nhưng lực lượng bảo vệ rừng chưa đủ mạnh, hiệu quả kiểm soát thấp, việc xử lý những vụ vi phạm khai thác và vận chuyển gỗ trái phép còn hạn chế.16- Khai thác củi làm nhiên liệu:* Khai thác củi làm nhiên liệu có quy mô lớn và kho kiểm soát, đây cùng là mối đe dọa rất lớn đối với ĐDSH. Nhu cầu năng lượng từ củi chiếm tới 75% tổng nhu cầu năng lượng của đất nước, ước tính hàng năm có 22-23 triệu tấn nhiên liệu được khai thác từ rừng tự nhiên (RWEDP – Nghiên cứu tổng quan về nhiên liệu gỗ củi)* Trước năm 1995, có khoảng 21 triệu tấn củi được khai thác hàng năm, bên cạnh đó còn có nạn đốt than. Khai thác củi và đốt than để bán còn là nghề kiếm sống khó thay thế của nhiều người vùng núi.- Khai thác, buôn bán lâm sản ngoại gỗ (kể cả động vật).* Rừng Việt Nam có khoảng 2.300 loài thực vật nhóm lâm sản ngoại gỗ như song, mây, lá nón, tre nứa, và cây thuốc (khoảng 1.000 loài) được khai thác để làm vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ, làm thuốc và xuất khẩu.* Đặc biệt khu hệ động vật hoang dã có khoảng 70 loài thuộc các lớp chim, thú, bò sát bị khai thác thường xuyên để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Các hoạt động này đã gây ra nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài như Bò Xám, Hổ, Tê giác, Voọc mũi hếch, Voọc đầu trắng * Việc kinh doanh các loài hoang dã, nhất là rắn, rùa, ba ba, tắc kè, tê tê để làm các món ăn đặc sản, làm thuốc và xuất khẩu bất hợp pháp ngày càng tăng và diễn ra trên địa bàn cả nước khó kiểm soát. Tuy nhiên, việc kinh doanh các loài hoang dã nói trên phần lớn còn để xuất khẩu sang các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan và Singapo.* Khai thác lâm sản vốn là nguồn sống lâu đời của một bộ phận khá lớn những người dân sống ở vùng núi, đây cũng là địa bàn hoạt động của lâm tặc và những người buôn lậu, đồng thời lâm sản ngoại gỗ còn là nguồn không thể thiếu của một số ngành thủ công xuất khẩu. Do vậy, các hoạt động thường xuyên phải bám sát mục tiêu cụ thể. Các chính sách và quy chế chung còn ít được tiếp cận và sử dụng.- Đánh bắt cá:* Tại nhiều nơi vẫn còn tình trạng đánh bắt cá mang tính huỷ diệt như dùng mìn, chất nổ, điện, thậm chí cả chất đôc (Xyanua). 5 . Đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đất dể trồng trọt và chăn nuôi- Đô thị hóa xuất hiện sớm vào thời cổ đại. Đến thế kỉ 19 đô thị phát triển nhanh ở các nước công nghiệp, sang thế kỉ 20 đô thị phát triển rộng khắp thế giới. Năm 2001 46% dân số sống trong các đô thị. Đô thi hóa là xu thế của thế giới ngày nay nhưng quá trình phát triển của nó đã tàn phá nhiều hệ sinh thái, làm mất nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.- Cùng với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, việc xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm đường giao thông, cầu phà, bến cảng, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước là một tất yếu. Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng nói trên một cách thiếu quy hoạch, thiếu cơ sở khoa học có ảnh hưởng mạnh đối với ĐDSH. Chẳng hạn như việc xây dựng các tuyến đường giao thông xuyên qua các vùng rừng rộng lớn như đường Trường Sơn, các tuyến đường bộ đi qua vùng Đồng Tháp Mười, nối Hà Tiên với Cà Mau, đường dây điện 500kv , ít nhiều đã làm mất đi tính liên tục của vùng phân bố các loài, gây nhiễu loạn và làm suy thoái môi trường tự nhiên, chỉ tính riêng các hồ chứa nước được xây dựng hàng năm đã làm mất đi khoảng hàng ngàn ha rừng (Do nhiều loài sinh vật bị tiêu diệt do đất đá vùi lấp, do ngập sâu dưới nước. Nhiều loài sinh vật mất nơi cư trú, mất môi trường sống, mất nguồn thức ăn, mất nơi sinh đẻ nên một khối lượng lớn cá thể bị chết, các chuỗi dinh dưỡng bị xáo trộn, cân bằng sinh thái bị tổn thương. Việc ngăn sông, xây đắp làm hồ chứa có thể làm mất đường di cư sinh sản của một số loài sinh vật như Cá Chình.176. Cháy rừng- Hiện nay, Việt Nam có trên 6 triệu ha rừng dễ cháy (Phạm Bình Quyền và các cộng sự, 1997), bao gồm rừng thông, rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp Cùng với diện tích rừng dễ cháy tăng thêm hàng năm thì tình hình diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và khó lường ở Việt Nam đang làm nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng ngày càng nghiêm trọng hơn.- Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cục Kiểm lâm về cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra trong 42 năm qua (1963 -04/2005) tổng số vụ cháy rừng là trên 49.600 vụ, diện tích thiệt hại trên 646.900 ha rừng (chủ yếu là rừng non), trong đó có 274.251 ha rừng trồng và 377.606 ha rừng tự nhiên. Thiệt hại tính đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, đó là chưa kể đến những ảnh hưởng xấu về môi trường sống, cũng như những thiệt hại do lũ quét, lũ ống và lũ lụt ở vùng hạ lưu, làm giảm tính ĐDSH, phá vỡ cảnh quan Riêng năm 2002 đã xảy ra 1.098 vụ cháy, năm 2003 xảy ra 642 vụ cháy, trong đó vụ cháy rừng Tràm U Minh là nghiêm trọng nhất.- Sự kiện cháy rừng vào thàng 3,4 năm 2002 tại Vườn Quốc Gia U Minh – Thượng là một tai họa điển hình về cháy rừng đối với tài nguyên sinh vật và ĐDSH. Tại U Minh Thượng trước khi bị cháy rừng đã thống kê được 32 loài thú. Sau khi bị cháy, ít nhất có 25 loài thú (78,2%) bị ảnh hưởng với các mức độ khác nhau. Một số loài có nguy cơ không gặp lại ở HST độc đáo này: Dơi ngựa lớn Pteropus vampyrus; Sóc lửa Callosciurus finlaysoni; Rái cá lông mũi Lutra sumatrana; Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea; Mèo cá Drionailurus viverrinus; Tê tê Manis javanica; Cầy giông đốm lớn Viverra megaspila; Cầy vòi hương Paradoxurus hermaphroditus; Dơi ngựa Thái Lan Pteropus lylei; Mèo rừng Drionailurus bengalensis (nguồn Cục Kiểm lâm, 2005)7. Di nhập và xâm lấn của các loài sinh vật lạ- Trong thời gian qua việc trao đổi, di nhập một số giống cây trồng, vật nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế. Trong cơ cấu cây trồng ở nhiều nơi số giống mới đã chiếm tới 70- 80% và cho năng suất cao. Tuy nhiên việc di nhập nhiều giống mới một cách tràn lan, thiếu kiểm soát là nguy cơ tiềm tàng làm các giống bản địa bị mai một. Các giống mới có thể có những điểm bất lợi và thường không bền vững trước tác động của ngoại cảnh và sâu bệnh. Tác hại ngay lập tức và có thể thấy là một số loài di nhập vào Việt Nam đã phát triển thành dịch và gây hại nghiêm trọng. Điều này còn liên quan đến sự thiếu hiểu biết và sơ hở trong quản lý. Có thể nêu ra đây một số ví dụ:+ Việc nhập và gây nuôi ốc bươu vàng đại trà đã gây hại cho đồng ruộng trong một thời gian dài, một số loài sinh vật lá khác gây tác hại nghiêm trọng như ốc sên, cây trinh nữ đầm lầy (cây Mai Dương), bèo Nhật Bản.8. Hiệu lực thi hành pháp luật về môi trường- Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường đã được Nhà nước ta quan tâm từ những năm 1960. Nhiều văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sách đã được ban hành, một số chương trình hành động liên quan đến ĐDSH đã được thực hiện. Tuy nhiên, việc thực thi chưa được triệt để và ý thức bảo vệ ĐDSH của nhân dân, nhất là đồng bào miền núi chưa cao.- Mặt khác, về phương diện quản lý Nhà Nước, lực lượng kiểm lâm chưa đủ mạnh, chính sách đãi ngộ còn hạn chế, trang bị kỹ thuật yếu, chế tài, luật pháp chưa cụ thể và có khi còn không động viên, khuyến khích lực lượng kiểm lâm và quần chúng tích cực tham gia bảo vệ rừng.9. ý thức của người dân về bảo vệ đa dạng sinh học chưa cao18Nhóm 3- Kế hoạch thực hiện dự án của nhóm 3- Báo cáo đề xuất các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.- Tiểu phẩm nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức mọi người trong việc bảo vệ động vật hoang dã.- Các sản phẩm của cuộc thi vẽ tranh với chủ đề bảo vệ đa dạng sinh học.- Các bài hát, bài thơ về bảo vệ môi trường, bảo vệ thế giới sinh vật.- Các bảng biểu, hình ảnh tuyên truyền được dán và đặt trong khu vực trường nhằm bảo vệ đa dạng sinh học.Ngoài ra học sinh còn tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ đa dạng sinh học như: vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh trong trường học và địa phương…. KẾ HOẠCH CỦA NHÓM 3Nhóm trưởng: Nguyễn Anh Đức Thư kí: Nguyễn Hoàng PhươngKế hoạch thực hiệnNội dung công việc Thời gian thực hiện Người thực hiện1. Tra cứu tìm kiếm thông tin (internet, sách, báo, tivi…). Thực hiện phỏng vấn về thực trạng sử dụng túi nilon tại địa phương.Từ thứ 2 – thứ 7 Tất cả các thành viên trong nhóm độc lập tiến hành2. Họp nhóm, thống nhất ý kiến báo cáo.Chiều thứ 4 Cả nhóm3. Viết và chỉnh sửa kịch bản để tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh họcTừ thứ 4 – chủ nhật Viết kịch bản: Bạn HồngChỉnh sửa kịch bản: Cả nhóm4. Tổng hợp báo cáo tạm thởiThứ 2 (tuần 2) Thư kí5. Chỉnh sửa thành báo cáo hoàn chỉnhChiều thứ 5 (tuần 2) Cả nhóm6.Tập kịch và ghi đĩa Chiều thứ 4 (tuần 2) Cả nhóm7. Tham gia các hoạt động ngoại khoá cùng cả lớp.GV cùng HS thống nhất lịchCả nhóm8. Trình bày báo cáo Chiều thứ 2 (tuầnh thứ 3) Nhóm trưởngHình thức báo cáo: Báo cáo trên powerpoint kết hợp đóng tiểu phẩm tuyên truyền. Báo cáo “Rừng vàng, biển bạc vô vàn Bao loài muông thú, đại ngàn kêu la Loài giống quý hiếm, ra “ma” Hãy nhanh cứu chúng, kẻo ta chẳng còn”! CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC1. Bảo vệ môi trường- Sử dụng túi thân thiện với môi trường thay cho túi nilon.- Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học thay cho thuốc trừ sâu hoá học.19- Không vứt rác thải bừa bãi vào môi trường.- Các nhà máy cần xử lý chất thải trước khi thải vào môi trường.2. Bảo vệ nơi cư trú của các loài sinh vật- Bảo vệ các hệ sinh thái.- Trồng và bảo vệ rừng.3. Giảm sự gia tăng dân số- Kế hoạch hoá gia đình.- Tuyên truyền , giáo dục về sức khỏe sinh sản.4. Không săn bắn, khai thác trái phép các loài động, thực vật.5. Ứng dụng công nghệ tế bào để lưu giữ, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.6. Xác định bảo vệ động vật hoang dã là hành động không biên giới cần tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; Việt nam cần học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và nỗ lực phát triển. Đầu tư cho các hoạt động bảo tồn sinh cảnh, giám sát và bảo vệ các loài sinh vật, đặc biệt là những loài có tên trong sách đỏ. Quản lý hiệu quả các khu vực bảo vệ, khu bảo tồn, các vườn quốc gia. 7. Các cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm soát các hoạt động khai thác, săn bắt và buôn bán, tiêu thụ động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm, xây dựng mạng lưới trao đổi thông tin, kiểm soát nguồn gốc, cứu hộ, kiểm dịch và thả lại rừng. Nghiêm khắc trừng phạt, xử lí chặt chẽ những hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác, săn bắt, mua bán, vận chuyển, nuôi nhốt, chế biến, kinh doanh trái phép động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn quản lý. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ký cam kết không tiêu thụ động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm và thông báo các hành vi vi phạm tới các cơ quan chức năng. Nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn kịp thời mọi hành động xấu đối với động thực vật hoang dã và phối hợp với các cơ quan chức năng. 8. Triển khai nhanh chóng, sâu rộng các chương trình hành động bảo vệ đa dạng sinh học9. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi người về bảo vệ đa dạng sinh học- Tăng cường giaó dục cộng đồng về công tác bảo tồn, truyên truyền sâu rộng hơn nữa các văn bản pháp luật và quy định của nhà nước về quản lý tài nguyên rừng, bảo vệ động vật rừng.- Nâng cao nhận thức và hiểu biết của con người về môi trường tự nhiên cũng là việc làm thiết thực. Các khóa học đạo đức cho học sinh, chương trình đào tạo về sinh thái học và quản lý đa dạng sinh học sẽ khiến xã hội nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của môi trường, ngăn chặn hành vi trái pháp luật. - Hiện nay, giới trẻ cũng như cộng đồng nhận ra tác hại của việc săn bắn, giết hại động vật hoang dã dã mang chỉ vì mục đích lợi nhuận hay đơn giản từ thú vui nhất thời. Các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter… có một số lượng lớn giới trẻ, danh nhân, nghệ sĩ và chính trị gia… Chúng ta có thể sử dụng cộng đồng năng động này để lên tiếng bảo vệ động vật hoang dã và phản đối hành động săn bắn, sát hại chúng. Cách này sẽ tạo ra được một luồng lớn dư luận, tác động đến các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chức năng. Tiếng nói của động đồng là sức mạnh bảo vệ động vật đã và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. 20- Hãy tạo cho mình lối sống khoa học và lành mạnh, đừng để phụ thuộc vào những thang thuốc, thực phẩm làm từ các loại động vật hoang dã đấy. Hãy vun đắp lại những cánh rừng bao la đã bị chặt phá, vì rừng và thiên nhiên là người bạn thân của chúng ta.- Hãy yêu thiên nhiên, yêu quí các loài động thực vật, hãy xem chúng như một người bạn, một người bạn cần được bảo vệ trước những tác động xấu trên thế giới này. Bảo vệ thiên nhiên cũng chính là bảo vệ cuộc sống của loài người chúng ta! Sản phẩm của cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề “Bảo vệ đa dạng sinh học” 21 Sản phẩm của hoạt động “xanh hóa trường học” , vệ sinh trường lớp, sử dụng túi giấy thay cho túi nilon… Một góc của triển lãm ảnh “cùng hành động bảo vệ động vật hoang dã” 22 Kết quả phỏng vấn, điều tra về sử dụng túi nilon thường của 3 nhóm cùng phối hợp thực hiệnĐối tượng: Các hộ dân tại các xã Đa Tốn, Đông Dư, Cự khối, Bát Tràng.Số lượng: 100 hộ dânGia đình bạn có sử dụng túi nilon khi đi chợ, đi mua hàng, đựng đồ đạc không?- Có: 100%- Không: 0%Mỗi ngày gia đình bạn sử dụng hết bao nhiêu túi nilon?- Dưới 5 cái: 55%- Từ 6 – 10 cái: 36% Bạn có bao giờ nghe nói đến tác hại của túi nilon?- Biết rất rõ: 56%- Thỉnh thoảng: 42%- Chưa bao giờ: 2%Sau khi mua hàng về, bạn xử lý thế nào với túi nilon?- Vứt ra sọt rác: 71%- Rửa sạch để lần sau dùng lại: 19%Theo bạn, chúng ta có nên sử dụng các loại túi thân thiện môi trường thay cho túi nilon?- Có 98%- Không cần thiết: 2%23

Tài liệu liên quan

  • Dạy học theo chủ đề tích hợp  Bảo vệ môi trường bảo vệ sức khỏe qua các bộ môn ở trường THCS Dạy học theo chủ đề tích hợp Bảo vệ môi trường bảo vệ sức khỏe qua các bộ môn ở trường THCS
    • 6
    • 6
    • 102
  • Hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp (giải ba)  Vật lí 9  Sử dụng và tiết kiệm điện năng Hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp (giải ba) Vật lí 9 Sử dụng và tiết kiệm điện năng
    • 16
    • 12
    • 80
  • hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp bài 11 bản vẽ xây dựng hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp bài 11 bản vẽ xây dựng
    • 16
    • 1
    • 11
  • hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp lien môn bài sự PHÁT TRIỂN văn hóa THỜI TRẦN hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp lien môn bài sự PHÁT TRIỂN văn hóa THỜI TRẦN
    • 26
    • 4
    • 19
  • hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp tiết 33 bài 29 an toàn khi sử dụng điện hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp tiết 33 bài 29 an toàn khi sử dụng điện
    • 30
    • 1
    • 18
  • hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp vận dụng kiến thức toán 6 về phép chia hết và phép chia có dư trong thực tế hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp vận dụng kiến thức toán 6 về phép chia hết và phép chia có dư trong thực tế
    • 23
    • 1
    • 3
  • hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp biển và đại dương hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp biển và đại dương
    • 14
    • 2
    • 19
  • bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp bài đập đá ở côn lôn bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp bài đập đá ở côn lôn
    • 21
    • 4
    • 58
  • hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dạy học dự án môn địa lí 7 nội dung môi trường đới lạnh hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp dạy học dự án môn địa lí 7 nội dung môi trường đới lạnh
    • 25
    • 1
    • 1
  • hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp môn mỹ thuật 7 dạy học tích hợp vẽ tranh cuộc sống quanh em hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp môn mỹ thuật 7 dạy học tích hợp vẽ tranh cuộc sống quanh em
    • 21
    • 5
    • 42

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(17.11 MB - 23 trang) - hồ sơ dự thi dạy học theo chủ dề tích hợp bảo vệ đa dạng sinh học Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cách Vẽ Bảo Vệ đa Dạng Sinh Học