Hồ Sơ Tội Ác Của Hồ Chí Minh Và Đảng Cộng Sản Việt Nam
Mục lục tác phẩm về tội ác của CSVN |
1. Biến cố Tết Mậu Thân2. Tết Mậu Thân 19683. Cuộc thảm sát tại Huế4. Chứng nhân thầm lặng Mậu Thân ở Huế5. Mậu Thân, nỗi đau không dứt của Huế6. Cố Ðô Kinh Hoàng7. Tội ác của VC: Thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế8. Cuộc thảm sát tại khe Đá Mài9. Những chuyện bi thảm10. Từ Mậu Thân đến Mậu Dần 30 năm không quên tội ác của CSVN11. Vụ thảm sát Mậu Thân qua lời một nhân chứng sống12. Những điều dối trá của Tết Mậu Thân13. Xuân nhớ Huế Mậu Thân 68 Nén hương lòng tưởng niệm14. Việt cộng thảm sát đồng bào vô tội tại Sài Gòn và Huế Tết Mậu Thân 196815. Thảm sát tại Huế 16. Trận chiến Mậu Thân tại Huế từ góc nhìn của Chỉ huy chiến trường Bắc quân17. Huế, 40 năm sau Tết Mậu Thân, vết thương vẫn chưa lành18. Huế, 25 ngày kinh hoàng của 40 năm trước19. Huế 1968: Khăn tang và Nước mắt. Đường lên Ba Đồn20. Những nhạc phẩm ra đời trong bối cảnh Mậu Thân 196821. “Ai đã giết người dân Huế?” Câu hỏi 40 năm chưa trả lời22. Thảm sát Mậu Thân, ai là kẻ chủ mưu gây tội ác?23. Cuộc tàn sát bị bỏ quên24. Đặt vấn đề cần xét xử cuộc tàn sát ở Huế Tết Mậu Thân25. Đọc tài liệu & diễn văn của Cộng sản “ăn mừng chiến thắng Mậu Thân 1968”26. “Hội chứng Việt Nam”27. 40 năm sau Tết Mậu Thân Hồi ký của một cựu quân nhân Mỹ28. Kỷ niệm 40 năm sau Mậu Thân29. Kỷ niệm 40 năm Mậu Thân: sân khấu của những oan hồn30. Từ Mậu Thân đến Mậu Tý31. Từ Mỹ Lai đến Mậu Thân32. Thua trận nhưng thắng cuộc chiến33. Khi Cộng Sản Việt Nam ăn mừng 40 năm Tết Mậu Thân đẫm máu lương dân34. Vụ thảm sát ở Huế và truyền thông Mỹ35. Mừng 40 năm chiến thắng Tết Mậu Thân hay khơi dậy vết thương lòng của người dân xứ Huế và dân tộc VN?36. 1968, Năm Mậu Thân37. Vụ Tết Mậu Thân, bóng tối lịch sử đã sáng dần?38. Đi nhận xác Thầy39. Từ Xuân Kỷ Sửu 2009 nhìn về: Những điều chưa giải mã trong trận Mậu Thân 40. NHỮNG VẦN THƠ TƯỞNG NIỆM |
Di tích tháp chuông Tam Tòa. Ảnh: Internet |
Trước những hành vi vi phạm pháp luật của một số công dân theo đạo Thiên chúa tại khuôn viên Chứng tích tội ác chiến tranh Tháp chuông Tam Tòa, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Báo Quân đội nhân dân đã thông tin) chính quyền và lực lượng chức năng đã có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kiên quyết. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, một số linh mục của Tòa Giám mục Xã Đoài (Nghệ An), đặc biệt là linh mục Phạm Đình Phùng – Chánh Văn phòng Tòa Giám mục thay mặt Tòa Giám mục Xã Đoài đã gửi văn bản tới UBND tỉnh Quảng Bình cho rằng các giáo dân không vi phạm pháp luật, không gây rối trật tự công cộng…
Dư luận đặt câu hỏi không biết ông Phạm Đình Phùng và một số linh mục đã căn cứ vào đâu để đưa ra những điều ấy. Bởi nhìn lại diễn biến vụ việc có thể thấy ngay những hành vi vi phạm pháp luật của một số giáo dân là rất rõ ràng.
Cho dù ông Phạm Đình Phùng và một số linh mục có cố tình không nhớ thì một thực tế hiển nhiên vẫn cứ tồn tại từ nhiều năm qua là Tháp chuông Tam Tòa đã được tỉnh Quảng Bình công nhận là Chứng tích tội ác chiến tranh. Ngay trong biên bản ghi nhớ ngày 23-10-2008, giữa UBND tỉnh Quảng Bình và Tòa Giám mục Xã Đoài cũng đã thống nhất: “Khuôn viên nhà thờ Tam Tòa cũ hiện là chứng tích tội ác chiến tranh. Hai bên sẽ giữ nguyên và tôn tạo nhằm bảo vệ cũng như phục vụ cho việc nghiên cứu, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ”.
Chẳng lẽ ông Phạm Đình Phùng và một số vị linh mục lại không đủ trình độ để hiểu rằng hành vi ngang nhiên đưa những khung thép, mái tôn đã được gia công chuẩn bị sẵn cùng với cuốc xẻng, dao, xi măng, gạch, máy phát điện, xoong nồi, bát đĩa, đồ ăn thức uống… vào dựng nhà tại khu Chứng tích tội ác chiến tranh Tháp chuông Tam Tòa là đã vi phạm Luật Di sản Văn hóa Việt Nam. Điều 13, Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam đã nêu rõ: Nghiêm cấm các hành vi sau đây: 1- Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa; 2 – Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa; 3 – Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; 4 – Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài. 5 – Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Những hành động trên đồng thời đã vi phạm Luật Đất đai, Luật Xây dựng. Giáo hội có nhu cầu xây dựng cơ sở thờ tự, thì phải làm thủ tục xin cấp đất theo đúng quy định, trên cơ sở quỹ đất của địa phương và quy hoạch tổng thể thành phố Đồng Hới. Các cơ quan chức năng của địa phương đã giới thiệu 5 địa điểm nhưng cho đến nay Tòa giám mục Xã Đoài (Nghệ An) vẫn chưa chấp thuận.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Khuôn viên Chứng tích tội ác chiến tranh Tháp chuông Tam Tòa do chính quyền sở tại là UBND phường Đồng Mỹ, TP Đồng Hới quản lý, sử dụng. Là một công dân và là một giáo dân, linh mục Phạm Đình Phùng cùng một số giáo dân phải có bổn phận tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam. Hành vi không xin phép chính quyền, ngang nhiên mang dụng cụ, vật liệu, đưa lực lượng tới hơn 200 người vào xây dựng nhà (dài 9 mét, rộng 6 mét, lợp tôn…) trên đất do Nhà nước đang quản lý của một số giáo dân rõ ràng là vi phạm Luật Đất đai. Linh mục Phạm Đình Phùng cho rằng, việc dựng lán không phải là nhà kiên cố nên không phải báo cáo, xin phép… là không thuyết phục.
Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo vệ và tạo mọi điều kiện để người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo. Điều 70, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nêu rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hay không theo một tôn giáo nào”. Điều này tiếp tục được Chính phủ Việt Nam cụ thể hóa tại Điều 5 Pháp lệnh Tôn giáo năm 2005: “Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo quy định của Pháp luật”. Quán triệt và thực hiện tinh thần ấy, những năm qua UBND tỉnh Quảng Bình đã luôn tôn trọng và quan tâm tạo mọi điều kiện để các hoạt động tôn giáo trên địa bàn diễn ra bình thường. UBND tỉnh Quảng Bình đã chấp thuận cho thành lập Giáo hạt Đồng Troóc, Giáo xứ Tân Hội và các Giáo họ Phúc Tín; Trung Quán, Xuân Hải, Tượng Sơn, Trùng Giang v.v… Cho đến nay, UBND tỉnh Quảng Bình đã cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho 78 cơ sở thờ tự trên địa bàn tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng chính đáng của bà con giáo dân, UBND tỉnh Quảng Bình đã cho phép giáo dân thành phố Đồng Hới sinh hoạt giáo điểm tại nhà ông Trần Công Lý, ở số 58, đường Nguyễn Du và chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét, chấp thuận cho thành lập tổ chức cơ sở Giáo hội tại TP Đồng Hới. Đồng thời UBND tỉnh cũng chỉ đạo tìm địa điểm để giới thiệu đất cho tổ chức Giáo hội xây dựng cơ sở thờ tự cho giáo dân trên địa bàn nhưng yêu cầu thực hiện đúng trình tự thủ tục cấp đất theo quy định của pháp luật.
Những hành vi vi phạm pháp luật của một số giáo dân đã gây ra sự bất bình trong dư luận, đặc biệt là nhân dân địa phương. Để phản đối những hành vi sai trái ấy ngay sáng 20-7, người dân địa phương đã tháo dỡ căn nhà xây dựng trái phép nói trên. Trong khi các lực lượng chức năng và nhân dân đang tháo dỡ thì một số đối tượng quá khích bị kích động đã la hét và có những hành vi ngăn cản, dùng gạch, đá, gậy gộc tấn công một số người dân không theo đạo tham gia tháo dỡ căn nhà. Những kẻ quá khích đã làm 2 chiến sĩ cảnh sát bị thương… Hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ của một số giáo dân quá khích là rất rõ ràng. Vậy tại sao linh mục Phạm Đình Phùng vẫn lớn tiếng cho rằng các giáo dân không vi phạm pháp luật ?
Những đối tượng quá khích đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam khởi tố và họ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật đã gây ra tại khuôn viên Chứng tích tội ác chiến tranh Tháp chuông Tam Tòa.
Kim Ngoc
Đúng 7h00’, cha Phêrô Trần Phúc Chính, Quản hạt Thuận Nghĩa, và là phó chủ tịch Hội đồng linh mục giáo phận, cùng tất cả Quý cha trong giáo hạt đã quy tụ bên nhau để cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho Tam Toà.
Về tham dự Thánh Lễ, có đông đảo Quý nam nữ tu sĩ của Hội dòng Mến Thánh Giá và Hội dòng Bác Ái của Giáo phận, Quý chủng sinh, Quý ban ngành đoàn thể, Quý hội đoàn: Thánh Tâm, Lêgiô, Phan Sinh… cùng 600 Nghĩa Binh Thánh Thể và hơn 35.000 giáo dân. Đặc biệt, trong Thánh lễ cầu nguyện hôm nay, còn có các phái đoàn đến từ giáo phận Hà Nội, giáo phận Thanh Hoá và các đoàn đến từ Hải ngoại như: Na Uy, Mỹ, Canađa, v.v…
Các phái đoàn đều mang đến câu khẩu hiệu nói lên tâm tình hiệp thông và một ước nguyện tối thiểu của quyền làm người mà các nạn nhân Tam Toà đã bị Công an Quảng bình đánh cướp mất.
Tuy nhiên có phái đoàn từ Na-Uy viết khẩu hiệu viết trên lá cờ Tòa Thánh “We want justice and peace”, nghĩa là “Chúng tôi muốn công lý và hoà bình” đã đưa tới được khu hành lễ.
Xuyên suốt Thánh Lễ, Cha chủ tế đặc biệt nhấn mạnh đến mục đích của Thánh lễ cầu nguyện hôm nay là nhằm cầu xin Thiên Chúa ủi an các nạn nhân bị Công an Quảng Bình bắt giữ, đánh đập và hiện đang bị giam cầm. Cùng cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo Quảng Bình sáng suốt biết phân biệt lẽ phải, sự thật, công lý, hòa bình trong việc hành xử với các nạn nhân và giáo dân.
Qua bài giảng, cha Quản hạt đã xoáy sâu vào tâm điểm của Tình Yêu Thiên Chúa, đó là việc Chúa Giêsu đã bẻ bánh cuộc đời của chính Ngài ra, để ban phát lương thực trường sinh cho nhân loại. Từ đó, ngài khích lệ và nhắc nhở đoàn con cái của Giáo hạt biết nhớ đến vai trò liên đới của mình trong Hội Thánh và phải biết bẻ mình ra để trao gửi và nâng đỡ anh chị em Tam Toà đang gặp “đại nạn”, theo gương Thầy Chí Thánh và truyền thống sống đạo của cha ông để lại:
Trời Thuận Nghĩa sáng ngời gương anh dũng!Đất đâm chồi Tử đạo – Vũ Đăng Khoa!Tiếng Thánh Ca vang dội những kinh cầu…Reo trong gió ngút ngàn cành thiên tuế.
Vâng, đó là những tâm tình mà toàn thể Quý Cha và giáo dân giáo Hạt Thuận Nghĩa xin hiệp ý hướng về Tam Toà. Xin mọi người yêu chuộng công lý, sự thật và hòa bình, cùng hiệp ý với giáo hạt chúng tôi tiếp tục cầu nguyện và “bẻ mình ra” để giúp đỡ anh chị em Tam Toà. Fx. Tiến Dũng Nguon VietCatholic
Máu Tử Đạo Lại Đổ: Tam Tòa – Tiếng Thét Đau Thương Từ Miền Trung Đất ViệtJ.B Nguyễn Hữu Vinh
Tôi nhận được các thông tin từ Giáo phận Vinh quê hương tôi, những thông tin nhói buốt con tim, làm mọi người bừng lên sự phẫn uất: Ngày 20/7/2009, nhà cầm quyền Quảng Bình đã huy động lực lượng công an đàn áp dã man giáo dân một Giáo xứ giữa lòng Thành phố miền Trung Việt Nam. Nhiều giáo dân là trẻ em, phụ nữ đã bị đàn áp bằng những biện pháp man rợ và đầy thú tính. Những hành động đê hèn đó nhằm để trấn áp những giáo dân đang cố gắng là một ngôi lán tạm bợ để dâng Thánh lễ trên nền đất Thánh đường Tam Tòa.Những thông tin trong nước mắt của giáo dân Tam Tòa kịp thời gửi ra toàn thế giới đã làm bao con tim xúc động, bao ánh mắt hướng về Tam Tòa với sự cảnh giác cao độ và tinh thần hiệp thông mạnh mẽ.
Nhận được thông tin, tôi lên đường đến Tam Tòa vào một ngày nắng rát, những người tôi gặp, kể cả giáo dân và không phải giáo dân đã kể lại sự việc kinh hoàng trong nước mắt. Tôi cố hình dung lại những gì đã xảy ra với giáo dân Tam Tòa trong buổi sáng tội ác 20/7/2009 đó mà vẫn không thể tin nổi. Tại sao ở một đất nước, một dân tộc khao khát tự do hạnh phúc, đã dồn hết sức lực và ý chí để chiến đầu giành hòa bình mấy chục năm nay lại vẫn có thể tái diễn những cảnh này.
Tam Tòa, di tích tội ác?
Trên mảnh đất miền Trung Việt Nam thời kỳ của cuộc chiến Nam – Bắc khốc liệt nhằm “giải phóng miền Nam” chắc không sót một nơi nào không nếm trải những trận bom kinh hoàng. Những năm tháng đó, bất cứ nơi nào, từ trường học, bệnh viện cho đến Nhà thờ hay trận địa pháo cao xạ, cầu đường… tất cả đều có thể bị ném bom. Chiến tranh đã mang đến bao nỗi tang tóc và đau thương mất mát trên cả đất nước. Hàng triệu sinh mạng đã mất, cơ sở vật chất bị tàn phá nghiêm trọng.
Nói về cuộc chiến đó, nhiều cách suy nghĩ, nhiều người có những đánh giá khác nhau. Nhưng cuộc chiến tranh nào cũng là sự bất hạnh của đất nước, của dân tộc, dù đó là chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa. Không ai mong muốn chiến tranh.
Mảnh đất Quảng Bình, nơi mà hàng ngày mưa bom, bão đạn cứ trút xuống, chỉ từ tháng 4 đến tháng 8-1968 đã có trên 12.000 phi vụ ném bom Quảng Bình thì đâu chỉ có Nhà thờ Tam Tòa mới là nơi bị tàn phá. Hàng loạt các cơ sở, các cơ quan, các di tích thắng cảnh và Thị xã Đồng Hới đã bị san bằng, bị tan nát.
Nhiều người trong đó có giáo dân Tam Tòa cứ tưởng rằng, sau chiến tranh, đất nước sẽ được hòa bình, người dân sẽ được sống trong độc lập, ấm no và hạnh phúc và người dân được tôn trọng.
Nhưng, sau chiến tranh, nhà nước đổ tiền, của và nhân tài vật lực cho xây dựng Thành phố Đồng Hới, thì kèm theo đó ngôi Nhà thờ Tam Tòa có “vinh dự” được UBND Tỉnh Quảng Bình dùng làm “Chứng tích tội ác Đế quốc Mỹ”. Còn đời sống tín ngưỡng của hàng ngàn giáo dân bị coi nhẹ và quên đi.
Nếu cần giữ lại cảnh đổ nát hoang tàn để làm “chứng tích tội ác” của chiến tranh, thì hẳn cả đất nước này phải là một cảnh tượng tan nát, TP Đồng Hới phải giữ nguyên là một bình địa bị san phẳng chứ không chỉ Nhà thờ Tam Tòa.
Nói đến sự kiện này, người ta không khỏi nghi ngờ động cơ đằng sau cái quyết định của UBND Tỉnh Quảng Bình. Phải chăng, trong cuộc chiến tranh khốc liệt đó chỉ có Nhà thờ Tam Tòa mới chịu thiệt hại nên phải giữ nó làm chứng tích tội ác? Hàng loạt cơ sở khác như bệnh viện, trường học, trụ sở cơ quan… ở Quảng Bình bị chiến tranh san bằng có là chứng tích tội ác không? Hàng ngàn cơ sở, di tích của dân chúng cũng như của nhà nước bị phá hoại, sao chỉ chọn Nhà thờ Tam Tòa?
Ngoài các di tích lịch sử, văn hóa… ở Việt Nam lại thêm một loại di tích: Di tích tội ác.
Người dân Giáo phận Vinh còn nhớ rõ, cũng với cách lấy Nhà thờ làm “di tích tội ác” mà Giáo phận Vinh đã mất đi khuôn viên Nhà thờ Cầu Rầm tại Thành phố Vinh trước đây, vốn tọa lạc ngay tại vị trí hết sức đẹp mắt và rộng rãi. Học được cách đó, nhà cầm quyền Quảng Bình cũng không bỏ lỡ thời cơ.
Việc lấy Nhà thờ làm “chứng tích tội ác” là một điều hết sức phản cảm đối với giáo lý của Giáo hội Công giáo vốn lấy thứ tha làm trọng, lấy yêu thương làm đầu. Nhưng với nhà nước thì không như vậy.
Điều làm người ta suy nghĩ là: Có phải nhà cầm quyền quý trọng các di tích, các chứng tích văn hóa, hay không? Nếu biết quý trọng các di tích, chứng tích văn hóa của cha ông, hẳn người ta sẽ không bằng mọi cách đập bỏ Hội Trường Ba Đình một cách vội vàng bất chấp sự phản đối của nhân sĩ, trí thức, kể cả các bậc công thần chế độ Cộng sản như Tướng Võ Nguyên Giáp.
Nếu biết quý trọng di tích, chứng tích, hẳn người ta đã đối xử tốt hơn với Hoàng Thành Thăng Long vốn đã có hơn 1000 năm tuổi.
Nếu biết quý trong di tích, hẳn đàn Nam Giao ở Huế đã được bảo tồn mà không phải bị đập phá.
Nhưng, di tích, di sản… chỉ có giá trị khi họ cần nó cho một mục đích nào đó mà thôi. Với những di sản đặt trên những mảnh đất vàng như Hỏa Lò Hà Nội, thì việc bảo tồn được một góc hết sức khiêm tốn đã là quá lắm rồi, phần còn lại nhường chỗ cho những công ty, những nhà tầng, những dự án ra tiền, ra của mà quan chức VN rất ưa chuộng.
Nhà thờ Tam Tòa bỗng nhiên bị xóa sổ, cả giáo xứ bỗng nhiên mất tích mà không có bất cứ sự trao đổi, thỏa thuận hay bất cứ sự tôn trọng nào với giáo dân và giáo quyền.
Chỉ đến gần đây, sau những ngày đấu tranh căng thẳng, Tỉnh Quảng Bình mới giới thiệu cho Tòa Giám mục Xã Đoài vài chỗ để xây nhà thờ thì lại là một sự đánh đố mà họ biết rằng giáo dân không thể nào chấp nhận bởi những vị trí xa xôi không thể có sinh hoạt tôn giáo được. Phải chăng đó cũng là một mục đích của họ để kéo dài sự đau khổ của giáo dân?
Việc UBND Tỉnh Quảng Bình ngang nhiên lấy Nhà thờ của Giáo hội công giáo mà không có bất cứ ý kiến nào của Giáo hội đã là hành động ngang ngược và đầy sự kẻ cả, hách dịch bất chấp lòng dân và coi thường Giáo hội. Nếu lấy đất Nhà thờ làm di tích tội ác, vậy thì Tỉnh Quảng Bình đã quan tâm đến đời sống tín ngưỡng và tài sản của bà con giáo dân nơi đây như thế nào? Họ đã đền bù về vật chất, tinh thần cho bà con giáo dân như thế nào khi mà sau 35 năm chiến tranh kết thúc, giữa thành phố này vẫn không có bóng dáng một ngôi nhà thờ, một nơi thờ tự của giáo dân Công giáo?
Thực ra, nhiều người dân Quảng Bình đã rõ, mảnh đất của Nhà thờ Tam Tòa bên dòng Nhật Lệ là mảnh đất quá đẹp và mát. Ở đó ngay sát tháp ngôi nhà thờ đang ngạo nghễ tồn tại, là một con đường, và bên kia là một dãy phố mà dân Quảng Bình gọi là phố “Khân dông” – Không dân, cách nói ngược để chỉ con phố toàn nhà cửa quan chức.
Ngoài ra, với chính sách cộng sản vô thần, họ chẳng muốn cho Nhà thờ được phục hồi hoạt động dù nhu cầu tôn giáo không ngừng tăng lên khi niềm tin vào một lý tưởng bánh vẽ về Chủ nghĩa cộng sản “của cải tuôn ra dào dạt, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” đã từ lâu dân đã nếm đủ vị đắng, không còn là món hấp dẫn.
Vì vậy mà ba mươi lăm năm sau chiến tranh, trên con đường xuyên Việt qua thành phố Đồng Hới, những tòa nhà cao ngất, tiện nghi của các cơ quan công quyền thi nhau khoe khoang thì cả thành phố này vẫn là một thành phố trắng nơi thờ phượng của người công giáo.
Tội ác của ai?
Đứng trước nền nhà Thờ Tam Tòa, xung quanh là hàng loạt những nhóm người lạ mặt được huy động đến theo dõi những người đến thăm, chúng tôi hiểu đâu là tội ác. Tội ác của một cuộc chiến đã xa cả đất nước này phải chịu bởi cuộc chiến tương tàn Bắc – Nam đã lùi xa 35 năm. Nhưng những tội ác mới ngày hôm qua tại nơi đây thì còn rõ nét. Những lỗ chôn các cây cột thép còn đó, những dấu vết còn lại trên nền nhà thờ cũ, chỗ bà con đun nấu phục vụ với vài ba cành lá dừa khô. Những lời kể của giáo dân và cả người ngoại giáo đã cho chúng tôi nghe về một tội ác mới: Ngày 20/7/2009, nhà cầm quyền và công an Quảng Bình đã dùng lực lượng công an và nhiều loai người khác nhau để đàn áp đổ máu các giáo dân đang dựng ngôi lán tạm che mưa nắng khi hành lễ.
Cảnh đàn áp khát máu đó xảy ra giữa ban ngày, giữa cộng đồng dân chúng bằng những hành động khát máu, đánh đập không thương tiếc, nhục mạ phụ nữ, đánh đập trẻ em vị thành niên… đã được nhiều người chứng kiến.
Trước những nhu cầu tôn giáo của nhân dân được Hiến pháp và luật pháp Việt Nam cũng như các văn bản Quốc tế mà VN tham gia đã minh nhiên thừa nhận nhưng bị đàn áp dã man. Đây là một tội ác của nhà cầm quyền Quảng Bình.
Việc đánh đập, nhục mạ và bắt đi người phụ nữ bằng cách kéo lê chị đến tuột hết quần giữa thanh thiên bạch nhật là tội ác.
Việc dùng những người không công giáo tấn công người công giáo, việc chia rẽ, kích động gây hằn thù tôn giáo trong lòng dân tộc Việt Nam làm mất đi sự đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh trước nạn ngoại xâm đang hiển hiện là tội ác.
Việc bắt bớ, tịch thu tài sản, đánh đập người dân không có bất cứ một văn bản, mệnh lệnh nào trong một nhà nước pháp quyền là tội ác.
Việc dùng hệ thống báo chí bôi nhọ, xuyên tạc sự thật qua sự việc này, đổ lên đầu những người dân vô tội những tội trạng mà họ không hề có nhằm giấu đi sự manrợ của mình. Đó là tội ác.
Việc ngang nhiên chiếm nơi thờ tự của giáo dân, nhằm cướp đoạt quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo được Pháp luật bảo vệ là một tội ác.
Như vậy Thánh đường Tam Tòa một lần nữa là chứng tích rõ ràng, sống động cho tội ác của nhà cầm quyền cộng sản Quảng Bình.
Tất cả là Thánh ý
Trong thời gian qua, Giáo phận Vinh là một giáo phận mạnh mẽ, kiên cường và vững vàng, có sự thống nhất cao trong hàng ngũ từ Hàng giáo phẩm, linh mục, tu sĩ và giáo dân. Với nửa triệu giáo dân đã có một quá trình dài 64 năm dưới chế độ cộng sản vô thần đã hiểu hết bản chất của nó và vẫn là một giáo hội kiên trung vững mạnh, hiệp thông và thống nhất. Trước những biến cố trong giáo hội từ những nơi xa đến gần, Giáo phận Vinh đã không ngần ngại lên tiếng bênh vực sự thật, công lý lẽ phải và hòa bình.
Cũng vì thế, đây là một địa bàn không dễ tự tung tự tác của những kẻ muốn bạo lực, chèn ép và khát máu. Vậy sự kiện Tam Tòa phải chăng là một miếng đòn nhằm nắn gân Giáo hội tại đây? Điều gì sẽ đến nếu sự kiện Tam Tòa cứ diễn ra với sự vô cảm của mọi người và giáo dân cứ thế bị bách hại? Tôi tin rằng sẽ lần lượt đến các giáo xứ, giáo họ khác khi mà nơi nơi chỗ nào có nhà thờ thì chỗ đó bị lấn chiếm, bị tước đoạt đất đai, tài sản.
Giáo xứ Tam Tòa là một giáo xứ lâu đời, tuy nhiên qua cuộc chiến tàn khốc, giáo dân tản mát đi khá nhiều nơi, cộng đồng công giáo tại đây không còn đông đúc mạnh mẽ như trước. Phải chăng đây là nút yếu nhất trong cộng đồng Công giáo Giáo phận Vinh mà nhà cầm quyền muốn chặt đứt dễ dàng?
Tôi tin rằng, khi những giọt máu tử đạo, làm chứng cho Đức Kitô đã đổ xuống trên mảnh đất Tam Tòa này, thì ở đây sẽ lại có một cộng đồng mạnh mẽ và kiên vững. Xưa nay, khi máu tử đạo đổ xuống nơi nào, thì ở đó cánh đồng sẽ bội thu ơn kêu gọi. Những giọt máu tử đạo đó sẽ muôn đời được ghi nhận trong lịch sử Giáo hội ở thời kỳ khó khăn bách hại này.
Vì vậy, tôi vẫn tin rằng Tam Tòa sẽ là nơi được chúc phúc, được dùng là khí cụ bình an của Chúa và là nhân chứng cho Đức Kitô trong giai đoạn khó khăn của giáo hội Việt Nam dưới thời cộng sản.
Và như vậy Tam Tòa sẽ kiên vững và phát triển. Bởi Chúa vẫn chọn những nơi yếu đuối để thể hiện sức mạnh của mình.
Để có thể được như vậy, người công giáo Việt Nam nói chung và Giáo phận Vinh nói riêng nghĩ gì và làm gì cho Tam Tòa, để Tam Tòa mãi mãi là một nhân chứng sống động cho Đức Giêsu Kitô? Điều đó đang nằm trong tay tất cả các giáo dân, tu sĩ, linh mục và Hàng giáo phẩm Giáo phận Vinh cũng như cộng đồng dân Chúa Việt Nam.
Chúng ta phải làm gì khi những chứng nhân của Đức Kitô đang bị giam cầm và đàn áp? Chúng ta phải làm gì, khi mà đất đai Nhà thờ ngang nhiên bị chiếm đoạt bất chấp ý nguyện nhân dân và quyền tự do tối thiểu của họ là tự do tín ngưỡng?
Chúng ta phải là gì, khi chiếc Thánh Giá của chính Đức Giám mục Võ Đức Minh tặng giáo dân với ý nguyện sẽ được đặt trong Thánh Đường Tam Tòa đã bị cướp đi như một sự nhục mạ chính bản thân cá nhân Ngài, Giáo quyền, Giáo hội, giáo dân?
Xin hãy cất lên một lời cầu nguyện cho Tam Tòa, để nơi đó nhận được Hồng ân Thiên Chúa vững mạnh kiêu hãnh vượt qua thử thách này.
Giáo phận Vinh trong những ngày đầy nước mắt, 24/7/2009
J.B Nguyễn Hữu Vinh Nguồn: VietCatholic News
HIỂM HỌA TIỀM TÀNG CỦA NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CS TẠI CAM BỐT
Chuyện kể lại sự thật của một chiến sĩ Biệt Kích nhảy toán, sau ngày 30 tháng 4, 1975 vẫn tiếp tục chiến đấu chống bạo quyền Cộng Sản Việt Nam, sống lưu vong trên đất nước của mình suốt 30 năm, năm 2006 Biệt Kích Tango Ngô Văn Tài trốn sang Cambodia nhưng nơi đây cũng đầy dẫy mạn lưới tình báo của Việt Cộng….xin mời độc giả đọc một bài có giá trị về đấu tranh hiện nay. Tác giả: Tango Ngô Văn Tài.Trung Tá Nguyễn Công Cẩm, tức Nguyễn Cẩm Công -LY HENG
Hoạt động Tình Báo khủng bố bắt cóc và thủ tiêu người Việt và Khmer Krom tỵ nạn
Với sự bình an trước những ngày được đến bến bờ tự do, tôi xin được ghi lại hành trình đi tỵ nạn của tôi, cũng như những nghiệt ngã, những uẩn khúc trong cuộc đời tỵ nạn và những hiểm họa tiềm tàng mà người Việt tỵ nạn tại Cam Bốt đã và đang phải đối mặt từng ngày. Với ước mong những thông tin của tôi sẽ góp một phần nhỏ, như một thông báo về một “địa chỉ đỏ” vô cùng hiểm nghèo trong thế giới người Việt tỵ nạn cộng sản tại Cam Bốt mà mọi người phải biết, cần phải tránh để giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro mà trước đây thầy Thích Trí Lực, nhà đối kháng chính trị Hồ Long Đức và nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ đã phải gánh chịu, bởi nếu lại cứ chủ quan, khinh xuất, hoặc nếu không nhận diện được ai là bạn, ai là thù trong cộng đồng tỵ nạn thì hiểm họa đến với bản thân sẽ thật khó lường!
Mùa Lễ Phục Sinh 2009Tango Ngô Văn Tài
Biệt Kích Tango Ngô Văn Tài, chiến đoàn 1 Lôi Hổ tại Non Nước – Đà Nẳng trước 1975 |
Kể từ sau tháng 4 năm 1989, khi Cao Ủy Liên Hiệp Quốc Đặc Trách Về Người Tỵ Nạn (UNHCR) không còn công nhận thuyền nhân Việt nam là những người tỵ nạn chính trị nữa, thì chính phủ CSVN càng mạnh tay hơn trong các chiến dịch đàn áp các tổ chức tôn giáo, các chức sắc tôn giáo, những nhà bất đồng chính kiến, những nhà dân chủ và cả các sắc tộc thiểu số ở Tây nguyên khi họ đòi quyền được tự do tín ngưỡng, được tự do bày tỏ chính kiến và được quyền sở hữu đất đai mà tổ tiên họ để lại. Hệ quả của những cuộc đàn áp mạnh tay này là một làn sóng vượt biên bằng đường bộ của những nạn nhân là người Thượng cũng như người Kinh bất đồng chính kiến lại ra đời: Hàng ngàn người lại rời bỏ tổ quốc, vượt biên giới sang Cam bốt, đến văn phòng của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc Đặc Trách Về Người Tỵ Nạn (UNHCR) tại đây để xin được quốc tế bảo vệ.
Bởi không thể ngăn chặn được tất cả những người dám đối diện với cái chết để đi tìm quyền được sống này, chính quyền cộng sản Việt nam đã phải xây dựng một hệ thống tình báo ngoại tuyến và cài cắm sang Cam bốt những nhân viên mật vụ máu lạnh để theo dõi, để gây ly gián và để thực hiện những những cuộc bắt cóc, truy sát đối với những người tỵ nạn là những nhà bất đồng chính kiến, những nhà đối lập chính trị dám tiếp tục lên án và tố cáo tội ác của chế độ bạo quyền cộng sản Việt nam. Những tên tình báo này và hệ thống chân rết của chúng trên đất nước Chùa tháp chính là mối hiểm họa tiềm tàng của những người Việt tỵ nạn cộng sản tại đây. Tuy nhiên do nghiệp vụ tình báo siêu việt cũng như sự lưu manh xảo quyệt vốn có của những tên cộng sản, mà những nạn nhân của chúng khó nhận diện được chúng là những tên tình báo cộng sản máu lạnh.
Một buổi cầu nguyện của người Việt tị nạn tạo Cambodia, tên tình báo Việt Cộng Nguyễn Công Cẩm (X) đang ngồi ở hàng đầu bên trái, Lê Trí Tuệ lúc chưa bị mất tích ngồi ở phần sau cùng, trong góc trái. |
Tôi tên là Ngô Văn Tài, sinh năm 1948 tại Hải Dương, Bắc phần Việt nam. Năm 1954 tôi theo gia đình di cư vào Nam để tránh họa cộng sản.
Biệt Kích Ngô Văn Tài với giấy chứng nhận của Liên Hiệp Quốc |
Tại Cam Bốt, tôi đã đến trình diện với văn phòng của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc Đặc Trách Về Người Tỵ Nạn (UNHCR) để xin được bảo vệ bởi tôi đang đối mặt với sự truy sát của các lực lượng an ninh của CSVN. Nhưng than ôi, thật là họa vô đơn chí! Vào thời gian này Phủ Cao Ủy Liên Hiệp Quốc Đặc Trách Về Người Tỵ Nạn (UNHCR) tại Cam Bốt đang trong giai đoạn chuyển giao quyền phỏng vấn, xem xét và cấp quy chế tỵ nạn cho Bộ Nội Vụ Cam Bốt đảm trách, mà bộ nội vụ của chính phủ Cam bốt thực chất chỉ là một cơ quan an ninh ngoại vi của chính phủ cộng sản Việt nam, cho nên sau vài lần được các nhân viên người Khmer gốc Bắc Việt công tác tại Bộ Nội Vụ của Cam bốt phỏng vấn thì tôi đã bị từ chối quy chế tỵ nạn chính trị với lý do là là tôi không có giấy chứng nhận đã từng bị tù đày hay bất cứ một loại giấy tờ tùy thân nào do CSVN cấp phát cả. Đến lúc này, tôi mới phát hiện ra là tôi đã tự chui vào cái bẫy giết người do Bộ Nội vụ Cam bốt cùng chính phủ CSVN áp lực lên Phủ Cao Ủy Liên Hiệp Quốc Đặc Trách Về Người Tỵ Nạn (UNHCR) tại đây, giăng ra để bắt giết những người bất cộng đái thiên với cộng sản đang sống ngoài vòng pháp luật như tôi.
Nhưng rồi điều ngạc nhiên đó đã được sáng tỏ khi vào một ngày cuối tháng Ba năm 2007, khoảng 3 ngày sau khi tôi nhận được quyết định từ chối tư cách tỵ nạn của Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Của Liên Hiệp Quốc tại Cam bốt, thì Nguyễn Công Cẩm đến tìm gặp tôi tại Hội thánh nơi tôi đang tạm trú, anh ta gọi tôi ra một nơi vắng, không xa Hội Thánh mấy, để bắt đầu câu chuyện. Cẩm đã giới thiệu với tôi rằng ngoài quân hàm trung tá mà anh ta đang mang của ngành an ninh thuộc hoàng gia Cam Bốt, thì bản thân anh ta là sỹ quan tình báo thuộc tổng cục an ninh của Bộ Công An (CS) Việt nam, rằng cơ quan an ninh của CS Việt nam đã theo dõi và biết rất rõ những hoạt động chống cộng của tôi từ lâu.
Họ cũng biết rất rõ là tôi đã sang Cam Bốt xin tỵ nạn và đã bị từ chối tư cách tỵ nạn, rằng sinh mạng của tôi đang nằm trong tay của cơ quan an ninh (CS) Việt nam mà đại diện cho cơ quan này tại đây chính là Nguyễn Công Cẩm; rằng anh ta có thể bắt tôi để giải giao về Việt nam bất cứ lúc nào anh ta muốn. Tuy nhiên “để thể hiện tính nhân đạo và khoan hồng của đảng và nhà nước, chỉ đánh người chạy đi, chứ không đánh người chạy lại”, cơ quan an ninh của Việt nam muốn mở cho tôi một con đường sống, đó là tôi phải hợp tác với cơ quan an ninh Việt Nam, làm ăng-ten cho anh ta, theo dõi mọi hoạt động của hội thánh nơi tôi đang ở, theo dõi mọi hoạt động của mục sư quản nhiệm, của ban chấp sự Hội thánh và của cả những người tỵ nạn Việt nam thường tới lui Hội Thánh, cũng như những mối quan hệ của Mục sư với bất cứ ai… tôi đều phải ghi nhận và báo cáo hàng tuần cho anh ta… Với thời gian làm việc cho anh ta là ba năm, sau đó bản thân anh ta và cơ quan của anh ta sẽ can thiệp với cơ quan pháp luật của Việt nam để họ chỉ xử án tôi 1 năm tù, và sau 1 năm tù ở thì tôi sẽ được trả tự do… Nếu tôi chấp nhận việc móc nối của anh ta, thì anh ta sẽ sắp xếp cho tôi được gặp cấp trên của anh ta. Để khủng bố tinh thần của tôi, hòng khiến tôi phải chấp nhận sự móc nối này, Nguyễn Công Cẩm đã không ngần ngại nói cho tôi biết rằng, trong thời gian vừa qua, có nhiều người Việt tỵ nạn tại Cam bốt đã từng bị bắt cóc dẫn độ về Việt nam chịu án, chắc với tuổi đời và sự từng trải như tôi thì tôi phải hiểu ai là tác giả của những vụ bắt cóc đó…
Không cần suy nghĩ gì thêm, tôi đã thẳng thắn trả lời với Nguyễn Công Cẩm rằng chống cộng để thủ tiêu chế độ cộng sản trên quê hương Việt nam là mục tiêu duy nhất của đời tôi và nhiều chiến hữu của tôi đã bỏ mình vì mục tiêu đó, nên tôi thà chết chứ không bao giờ phản bội lý tưởng của mình, không bao giờ phản bội lại những chiến hữu của mình. Vô cùng bất ngờ và tức giận trước câu trả lời của tôi, nhưng Nguyễn Công Cẩm cố giữ bình tĩnh, dặn dò tôi rằng anh ta nghiêm cấm tôi không được tiết lộ với ai rằng anh ta là sỹ quan an ninh của Việt nam cũng như tuyệt đối không được tiết lộ với ai về việc móc nối bất thành đó… rồi anh ta ra về. Tôi biết rằng, từ đây, Nguyễn Công Cẩm sẵn sàng thủ tiêu tôi vào bất cứ lúc nào để bịt đầu mối, nên liên tiếp những chuổi ngày sau đó tôi luôn sống trong tâm trạng âu lo triền miên.
Dù vậy vì muốn bảo vệ an toàn tính mạng cho những người Việt tỵ nạn khác, tôi đã không ngần ngại tiết lộ cho họ biết Nguyễn Công Cẩm là ai để họ có biện pháp phòng tránh cho bản thân. Thật đáng tiếc thay, một số nhà dân chủ trẻ khi đến Cam Bốt lánh nạn, dù đã nhận được lời cảnh báo của tôi rồi, nhưng do lòng hiếu thắng và khinh xuất của tuổi trẻ mà họ phải lâm nạn như trường hợp của nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ. Một số nhà dân chủ trẻ khác, trong một cuộc “đại yến” chia tay với “anh Cẩm”, để lên đường đi định cư ở Hoa kỳ, thậm chí còn mách lại với Nguyễn Công Cẩm rằng: “Chú Tài và mục sư Lũy nói với em rằng anh Cẩm là sỹ quan an ninh của cộng sản, nhưng em không tin đâu, em chỉ ước mong tất cả mọi người cộng sản đều tốt như anh vậy để dânViệt mình đỡ khổ, mà bản thân em cũng khỏi phải đi tỵ nạn như thế này”. Than ôi! Trung ngôn nghịch nhĩ! Trung ngôn nghịch nhĩ! Vi nhân nan! Vi nhân nan! Làm người sao khó quá! Chỉ vì lòng yêu thương, chỉ vì muốn che chở bảo vệ cho những chiến sỹ dân chủ trẻ mà tôi đã chuốc vạ vào thân! Không lâu sau khi nhà dân chủ trẻ này tiết lộ điều này với Nguyễn Công Cẩm thì anh ta đã đến nơi tôi đang trú ngụ gặp tôi, đưa cho tôi một gói cà phê bột và nói rằng thấy tôi không có việc làm, không có thu nhập, chắc là đời sống vật chất khó khăn lắm, nên Cẩm muốn giúp tôi có nguồn thu nhập bằng cách đưa tôi vào rừng đào cây kiểng cho anh ta, bù lại anh ta sẽ nuôi cơm tôi và trả công cho tôi thật bội hậu.
Nguyễn Công Cẩm cũng có giấy tị nạn của Liên Hiệp Quốc với tên Nguyễn Cẩm Công |
Tôi hiểu được rằng ngày tôi phải trả giá cho lòng căm thù cộng sản của tôi đang đến rất gần nên tôi đã phải giả vờ ốm nặng không thể đi lao động được, để trì hoãn và tìm kế thoát thân. Và thừa lúc cuộc xung đột biên giới Thái-Miên nổ ra cả bộ nội vụ Cam Bốt lẫn Nguyễn Công Cẩm bị lôi vào những công tác liên quan đến cuộc xung đột này, tôi đã bí mật rời khỏi Cam Bốt, đến một nước láng giềng, vào tòa đại sứ của một quốc gia phương Tây xin tỵ nạn. Với sự giúp đở của các chiến hữu cũ của tôi trong lực lượng Lôi Hổ, với sự can thiệp kịp thời của các tổ chức quốc tế nhân quyền, và đặc biệt là với sự giúp đở của tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành của tổ chức cứu người vượt biển Boatpeople SOS, hồ sơ tái định cư ở đệ tam quốc gia để đoàn tụ với gia đình tôi đang ở vào giai đoạn cuối cùng.
NHỮNG HIỂM HỌA TIỀM TÀNG CỦA NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN TẠI CAM BỐT
Từ khóa » Tội ác Hồ Chí Minh
-
Mười Tội đại ác Của Hồ Chí Minh Và Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Chủ Tịch Hồ Chí Minh Thẳng Thắn Vạch Trần Tội Ác Của NGÔ ...
-
10 Tội ác Lớn Nhất Của Hồ Chí Minh Và đảng Cộng Sản Việt Nam
-
TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH. | Facebook
-
Hồ Chí Minh, Thiên Thần Hay Ác Quỷ? Kiêm Ái - Xoathantuong
-
Tác Phẩm “Bản án Chế độ Thực Dân Pháp” Của Nguyễn Ái Quốc
-
Tác Phẩm “Bản án Chế độ Thực Dân Pháp” Của Nguyễn Ái Quốc
-
MƯỜI TỘI ĐẠI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT ...
-
Chủ Tịch Hồ Chí Minh Phê Phán Việc Dùng Nhục Hình Trong Cải Cách ...
-
Tội ác Từ Tính ích Kỷ - Công An
-
Tội ác Và Hồ Chí Minh * Viet Nam Nhat Bao * Vietnam Daily News
-
Phân Tích đoạn Văn Tố Cáo Tội ác Của Thực Dân Pháp Trong Tác Phẩm ...
-
Tội ác Hồ Chí Minh | Đồng Tâm Cứu Nước