Hồ Thủy Sinh Phong Cách Iwagumi Và Sanzon Iwagumi (Phần III)
Có thể bạn quan tâm
Ở phần này bouaqua xin được trích đoạn một số giới thiệu và hướng dẫn về iwagumi.
Nghiên cứu chuyên đề về nghệ thuật xếp đá Iwagumi
Nguồn: Online Aquajournal Sưu tầm và lược dịch: glosso Bản quyền thuộc về thuysinh.org
Nếu bạn tìm hiểu về nguồn gốc của trường phái Iwagumi, bạn sẽ phát hiện ra những bố cục được ngài Takashi Amano tạo ra từ khoảng 30 năm trước. Đó là những bố cục đơn giản dựa vào sự sắp xếp đá và một loài cây duy nhất Echinodorus tenellus (Cỏ đỏ). Theo như ngài Amano, nhiều người không lấy làm ngạc nhiên hay thích thú bởi những bố cục khác mà ngài đã tạo nên, tuy nhiên họ đã hoàn toàn bị chinh phục bởi vẻ đẹp lạ thường của trường phái Iwagumi. Trường phái Iwagumi và loài E. tenellus chưa bao giờ được biết đến trước đó và kể cả ngài Mitsuo Yamazaki, người đã đem giống cây này về Nhật Bản. Trường phái Iwagumi hoàn toàn được sáng tạo và phát triển bởi ngài Takashi Amano, vị vua của thế giới thủy sinh.
I. Iwagumi và các kiểu bố cục
Kể từ ngày Iwagumi ra đời, nhiều kiểu bố cục chính đã được giới thiệu bởi ngài Amano đã làm tăng sức quyến rũ và sự lôi cuốn của trường phái này. Iwagumi có thể được chia ra làm 6 bố cục chính:
Bố cục 1
Đây là bố cục được xếp bởi gỗ hóa thạch, vốn không còn được sử dụng nhiều do làm tăng độ cứng nước, để tạo ấn tượng về một cao nguyên hùng vĩ. Trong bố cục này, loài Glossotigma (Trân châu bò) được sử dụng và tạo được tiếng vang lớn khi lần đầu được giới thiệu vào năm 1991.
Bố cục 2
Bố cục này được gọi là Sanzon Iwagumi, một trong những bố cục khởi đầu của trường phái Iwagumi. Bố cục này tập trung bào hòn đá chính Oyaishi tạo điểm nhấn cho toàn bộ bố cục. Vai trò của mỗi hòn đá trong bố cục này được xác định khá rõ ràng như Oyaishi, Fukiseki (hòn đá thứ 2), và Soeishi (đá phụ). Những loại đá có kích thước lớn như Hakkaiseki đặc biệt thích hợp với bố cục này.
Bố cục 3
Đây là bố cục với những hòn đá mảnh dẻ được xếp đặt theo trục đối xứng nhau. Vì những hòn đá này được xếp đặt với phần đỉnh hướng ra ngoài nên đặc biệt quan trọng. Những hòn đá được sắp xếp cẩn thận để tạo những góc cạnh và sự cân bằng với những hòn đá khác xung quanh.
Bố cục 4
Khác với những bố cục khác của Iwagumi, những hòn đá được xếp nằm nối nhau tạo thành dãy thay vì dựng đứng. Cảnh quan bao quát cùng với những hòn đá lớn trải rộng khắp chân trời sẽ dễ dàng tạo được chiều sâu cho hồ. Một đàn cá tetra nhỏ sẽ càng tô đậm thêm quang cảnh khoáng đạt, bao la của hồ.
Bố cục 5
Cách xếp đá của bố cục này dựa theo cách xếp đá của Sanzon Iwagumi (bố cục 2), tuy nhiên khung cảnh có sự khác biệt nhờ vào phần sỏi ở tiền cảnh. Phần sỏi có thể làm tăng độ sáng và chiều sâu của hồ tùy thuộc vào cách xếp đặt. Bố cục này gợi lên hình ảnh của Kare Sansui (vườn cạn Nhật Bản) được tạo nên bởi cát trắng và đá.
Bố cục 6
Sanzon Iwagumi là gì? Đây là bố cục cơ bản nhất của Iwagumi trong đó viên đá lớn nhất được đặt ở trung tâm. Những viên đá nhỏ hơn như Fukuishi và Soeishi được đặt bên trái và bên phải của viên đá chính. Bố cục này gọi là Sanzon Iwagumi dựa vào cách xếp đá theo nguyên tắc phật giáo.
Nên sắp đặt những bộ đá theo số lẻ? Việc sắp xếp đá theo số lẻ được cho là tốt khi đá đóng vai trò quan trọng trong tiểu cảnh. Những bộ đá xếp theo số chẵn thường có xu hướng đối xứng nhau và làm cho bố cục “lỏng lẻo”. Iwagumi trông sẽ “chắc chắn” và cuốn hút hơn nếu trọng tâm của bố cục được dồn về một bên của hồ. Bố cục với bộ đá số chẵn nhìn có vẻ đối xứng đều nhau (A). Bố cục với bộ đá số lẻ sẽ khắc phục được tình trạng này (B).
Tại sao hòn đá chính có tên là Oyaishi? Trong khi Oyaishi tại những khu vườn cạn Nhật Bản được xếp theo thế thẳng đứng thì Oyaishi trong thủy sinh thường được đặt ở những góc cạnh để thể hiện dòng chảy và sự bào mòn của nước.
Trồng và chọn cây. Vì cây thủy sinh có thể làm dịu đi độ “cứng” của đá, chúng thường được dùng để tạo sự cân bằng giữa những viên đá. Những loại cây phát triển chậm thường được dùng để làm nổi bật bố cục đá. Trồng cây sát, hoặc chính giữa những hòn đá là yếu tố then chốt để tạo cảm giác “thật” cho bố cục.
B. Cách sắp xếp một bố cục iwagumi
– Trải một lớp nền mỏng, bằng phẳng. Khi độ dày của nền trong các bố cục lũa thường được trải mỏng ở tiền cảnh và cao dần ở hậu cảnh thì nền của bố cục Iwagumi thường được trải mỏng và bằng nhau. Đây cũng là sự khác biệt chính của phần nền Iwagumi so với các bố cục khác.
– Sắp xếp Oyaishi theo tỷ lệ vàng. Đây là quy tắc chính khi sắp đặt bộ đá bằng cách sắp xếp viên Oyaishi đầu tiên. Một bố cục thu hút và hài hòa thường được tạo với viên đá chính xếp theo tỷ lệ vàng 1/1,68 (~2/3)
– Xếp đá theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất. Sau khi đã chọn được vị trí vừa ý cho viên Oyaishi, tiếp tục xếp những viên còn lại theo thứ tự: Fukuishi, Soeshi và cuối cùng là Suteishi. Vị trí của những viên đá được quyết định bởi sự cân bằng của từng góc cạnh và sự hài hòa của bố cục tổng thể.
– Hoàn tất bằng việc điều chỉnh lại phần nền. Thêm sỏi hoặc phân nền dưới chân mỗi viên đá để tạo sự liền mạch.
Xem tiếp
Hồ Thủy Sinh Phong Cách Iwagumi và Sanzon Iwagumi (Phần I) Hồ Thủy Sinh Phong Cách Iwagumi và Sanzon Iwagumi (Phần II)
Nguồn: http://www.thuysinh.org/forum/…
Từ khóa » Thủy Sinh Iwagumi
-
Phong Cách Iwagumi - Nghệ Thuật Xếp đá Trong Hồ Thủy Sinh
-
Tìm Hiểu Phong Cách Iwagumi Trong Thuỷ Sinh - AHISU
-
Hướng Dẫn Thiết Lập Bể Thủy Sinh Iwagumi - Aquatips.Net
-
Hướng Dẫn Xếp Bố Cục IWAGUMI - Yêu Thủy Sinh
-
Phong Cách Thủy Sinh Iwagumi - Đơn Giản Nhưng Cực đẹp
-
Phong Cách IWAGUMI - Khái Niệm... - Bể Cá Thủy Sinh Sao Đỏ
-
Hồ Thủy Sinh Phong Cách Iwagumi Và Sanzon Iwagumi (phần 1)
-
Hướng Dẫn Làm Bể Thủy Sinh Iwagumi Chi Tiết
-
UPDATE - HỒ THỦY SINH PHONG CÁCH IWAGUMI 60CM - YouTube
-
Layout Iwagumi - Nghệ Thuật Xếp đá Trong Hồ Thủy Sinh
-
Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh đơn Giản Theo Phong Cách Iwagumi
-
HỒ THỦY SINH PHONG CÁCH IWAGUMI - YouTube
-
Hướng Dẫn Lắp đặt Hồ Thủy Sinh Iwagumi Amano Của Người Nhật