Hồ Trúc Bạch - Wikimapia

Wikimapia Bản đồ này được làm bởi những người như bạn! Hồ Trúc Bạch Vietnam / Dong Bang Song Hong / Ha Noi / World / Vietnam / Dong Bang Song Hong / Ha Noi Sviets / Việt Nam / / Hà Nội / hồ Thêm thể loại Hồ Trúc Bạch Hồ Trúc Bạch Hồ Trúc Bạch Hồ Trúc Bạch Hồ Trúc Bạch Hồ Trúc Bạch Hồ Trúc Bạch Hồ Trúc Bạch Vị trí: Thuộc quận Ba Đình, phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội. Đặc điểm: Hồ Trúc Bạch là một thắng cảnh của Hà Nội, nằm kề hồ Tây, cách nhau con đường Thanh Niên rợp mát bóng cây, bốn mùa đều hấp dẫn mọi người đến thưởng ngoạn, nghỉ ngơi. Xưa kia hồ Trúc Bạch, hồ Tây với cả hồ Cổ Ngựa (ở vào khoảng phố Hàng Than bây giờ, đã bị lấp thành bằng địa từ khi Pháp mới chiếm Hà Nội) đều nối liền nhau. Đó chính là một đoạn dòng cũ của sông Hồng. Về sau, người ta đắp ngăn thành ba hồ. Sách Long thành dật sự có ghi rõ rằng: Hồ Tây mặt nước rất rộng, đáy sâu và thường có sóng lớn. Riêng có phần hồ thuộc địa phận làng Trúc Yên là nước nóng, ít sóng, nhiều bùn tốt nên lắm cá tụ về. Năm Vĩnh Tộ thứ 2 đời Lê Thần Tôn (1620), dân làng Yên Phụ và làng Yên Quang (khu vực đầu phố Cửa Bắc đến đền Quán Thánh ngày nay) hợp sức với dân làng Trúc Yên, đắp một con đập từ đầu làng Yên Phụ nối với đầu làng Yên Quang để chắn giữ lấy cá làm nguồn lợi cho cả ba làng. Đập ấy gọi là Cố Ngự Yển, tức đập Cố Ngự, có nghĩa là giữ vững. Để kỷ niệm việc này, người ta có dựng một bia lớn ở phía đầu làng Yên Quang. Đập Cố Ngự mỗi năm lại được đắp rộng ra, thành một con đê, rồi thành đường đi. Sau này, có lẽ do việc viết chữ Pháp hoặc quốc ngữ không có dấu, người ta đọc là Cổ Ngư thay cho Cố Ngự. Cũng theo sách Long thành dật sự, thì làng Trúc Yên có nghề làm mành trúc, nên các nhà dân đều trồng trúc thành rừng, để làm nguyên liệu. Đời vua Lê Ý Tôn (1735 - 1738), chúa Trịnh Giang lấy một khu đất của làng Trúc Yên cho xây một toà biệt điện làm nơi tĩnh dưỡng, gọi là Trúc Tâm Viện. Chỉ được vài năm, biệt điện này thành một lãnh cung để an trí các cung nữ bị tội. Các cung nữ bị an trí ở đó phải tự làm việc kiếm sống. Họ phần nhiều là người khéo tay, nên dệt lụa khá đẹp, được các nơi rất ưa dùng. Rồi nhân dân gọi thành quen thứ lụa của các cung nữ dệt là "lụa làng Trúc", tức "Trúc bạch". Đã có những câu ca:Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng. Cũng từ đó, phần hồ Tây phía làng Trúc Yên cũng được gọi là hồ Trúc Bạch. Cũng từ thời ấy, triều chính Lê - Trịnh ngày thêm đổ nát. Số cung nữ ở làng Trúc Yên không còn ai bị kiềm thúc nữa. Năm Chiêu Thống thứ hai (1788) vì muốn báo thù, Chiêu Thống cho đốt hết cung điện của chúa Trịnh, Trúc Tâm Viện cũng bị thành tro tàn... Nhưng vẫn còn làng Trúc Yên với nghề mành, nghề lụa. Đê Cổ Ngư sau thành đường rộng Cổ Ngư. Những năm sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hoà bình lập lại, đường Cổ Ngư đã được thanh niên Hà Nội và nhân dân cùng góp công sức, qua những ngày lao động xã hội chủ nghĩa, kiến tạo thành con đường Thanh Niên. Ngày nay, các làng Yên Phụ, Yên Quang, Trúc Yên đều đã thành phố xá đông vui. Hồ Trúc Bạch đã trở thành một địa danh nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng. Người trong Nam ra, ngoài Bắc về Thủ đô đều muốn đến hồ Tây, hồ Trúc Bạch, đi dạo trên con đường Thanh Niên rợp bóng phượng hồng và bằng lăng tím, thả hồn trải rộng miên man với nước hồ và gió trời. Người xưa đã vớt bùn đất lên, tạo đập Cổ Ngư, thành đường Cổ Ngư xưa và đường Thanh Niên hôm nay... Còn người Hà Nội ngày nay vẫn đang có những việc phải làm cho Trúc Bạch, đó là quy hoạch, giữ gìn cho hồ nước không bị teo hẹp lại và lúc nào cũng thanh sạch, đẹp tươi. Bài viết Wikimapia: http://vi.wikipedia.org/wiki/Hồ_Trúc_Bạch Các thành phố lân cận: Toạ độ: 21°2'46"N 105°50'21"E Thêm lời bình luận của bạn trong vietnamese

Nhận xét

  • MiakaAsakura Hãy chung tay xây dựng một Wikimapia hữu ích cho mỗi người và làm đẹp cho hình ảnh Tổ quốc :) 18 năm trước | trả lời | hide comment
  • longochau Hồ Trúc Bạch Hồ Trúc Bạch cách Hồ Tây bởi con đường Thanh Niên. Đường Thanh Niên có từ năm 1957 - 1958 theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi hồ được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản mở rộng như ngày nay. Trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp được đắp ngăn một góc Hồ Tây. Hồ Trúc Bạch có từ thế kỉ XVII khi dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp con đê ngăn góc đông nam Hồ Tây để nuôi bắt cá. Từ khi thành một hồ biệt lập, hồ đã đi vào thư tịch cổ. Sách "Tây Hồ chí" cho biết nguyên ở phía nam hồ có làng Trúc Yên, có nghề làm mành, do đó nhà nào cũng trồng trúc, trúc mọc như rừng. Thời chúa Trịnh Giang (1729 - 1740) xây ở đây một cung điện gọi là Viện Trúc Lâm. Về sau, viện trở thành nơi giam cầm những cung nữ có lỗi, phải dệt lụa để mưu sinh. Lụa đẹp, bóng bẩy, nổi tiếng khắp kinh thành, gọi là lụa làng Trúc. Ven hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc như đền Quán Thánh ở ngay góc tây nam hồ. Phía đông có chùa Châu Long (phố Châu Long), tương truyền xây từ thời Trần, là nơi tu hành của công chúa con vua Trần Nhân Tông. Có đền An Trì, nơi thờ Uy Đô, một anh hùng chống quân Nguyên. Ba phía chung quanh hồ phố xá che khuất, chỉ có phía tây giáp đường Thanh Niên mới bày ra vẻ đẹp êm ả phẳng lặng của mặt hồ. Phía bắc hồ có một gò đất nhỏ, trên gò có đền thờ Cẩu Nhi gắn với chuyện Lý Công Uẩn dời đô. Lý Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (974), dời đô năm Canh Tuất (1010). Mà "Tuất" là "chó" - một trong 12 con vật theo lịch âm. Trong tín ngưỡng cổ truyền chó là con vật có khả năng xua đuổi tà ma, bảo vệ đất đai. Huyền thoại kể rằng trước ngày Lý Công Uẩn dời đô, có một con chó tới làm ổ đẻ con trên đỉnh núi Nùng, nơi này sau dựng "Chính điện đài" và lập bên điện ngôi đền thờ chó mẹ và chó con. Đến triều đại sau, đền thờ Cẩu Nhi được dời ra ngoài hoàng thành, dựng trên gò trong hồ Trúc. Hồ Trúc Bạch cùng với công viên Lý Tự Trọng và Hồ Tây tạo thành một tổng thể thiên nhiên hài hoà, làm thành một thắng cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội. 17 năm trước | trả lời | hide comment
  • maikhanh Có phải gió Trường Sơn Về thăm chơi Hà Nội Hoa sữa thơm lừng Ngan ngát vị phong lan Hà Nội không mưa Cái lạnh buồn hơn gió Kỷ niệm dùng dằng Nỗi nhớ thêm sâu Hà Nội bâng khuâng vào thu dễ chịu Như tình em quen biết thuở ban đầu Có phải sông Hồng cát cồn dâu bể Nên Long Biên nỗi nhớ vươn dài Anh đi tìm em Hồ Gươm sóng trải Bỗng gặp bóng mình Phố cổ nhòa mưa Hà Nội hát Trong mùa thu có phải Hay ta về Nỗi nhớ cũng đi theo SƠN THU 15 năm trước | trả lời | hide comment
  • 0947002218 - Hồ Trúc Bạch (Trúc Bạch hồ) là một hồ thuộc quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Hồ Trúc Bạch bị chia cắt với hồ Tây bởi đường Thanh Niên, trước đây còn có tên là Cổ Ngư (do gọi trệch từ chữ Cố Ngự)[1]. Hồ cũng là nơi có nhiều người tự vẫn nên các dịch vụ du thuyền trên hồ không cho khách đi một mình thuê thuyền đạp vịt[2]. Hồ nằm trên đất làng Trúc Yên, nơi có nghề làm mành, nhà nào cũng trồng trúc nên có tên là Trúc Lâm. Hồ ra đời vào thế kỉ 12 do dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp con đê ngăn góc Đông Nam Hồ Tây để nuôi cá. Vào thế kỉ 18, chúa Trịnh Giang cho xây một cung điện để nghỉ mát cạnh hồ gọi là Trúc Lâm. Sau đó Trúc Lâm trở thành nơi giam giữ các cung nữ phạm tội, họ buộc phải tự dệt lụa để nuôi sống bản thân. Lụa của họ rất đẹp và trở nên nổi tiếng khắp vùng. Lụa đẹp, bóng bẩy gọi là lục trúc (chữ Hán là Trúc Bạch). Từ đó xuất hiện một làng chuyên dệt lụa với tên là làng Trúc, đó cũng là lý do vì sao hồ được gọi là hồ Trúc Bạch. Xung quanh hồ có nhiều nơi di tích cổ như: đền Quán Thánh, chùa Châu Long, đền Cẩu Nhi. Năm 1925, xưởng phát điện Yên Phụ được người Pháp cho xây dựng bên bờ phía Bắc của hồ Trúc Bạch và nó trở thành nguồn cung cấp điện quan trọng nhất cho Hà Nội đến tận cuối thập niên 1980. Thời kỳ chiến tranh Việt Nam, không lực Hoa Kỳ đã tập trung oanh tạc nhà máy này. Để bảo vệ nhà máy điện và khu vực Ba Đình gần đó, hệ thống phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam được bố trí dày đặc ở đây. Ngày 26/10/1967, máy bay của John McCain trong khi thực hiện nhiệm vụ oanh tạc nhà máy điện Yên Phụ đã bị tên lửa bắn rơi. Ông nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch và bị dân quân ở khu vực này bắt. Cùng với quá trình đô thị hóa, các làng cổ xung quanh hồ Trúc Bạch không còn nữa, thay vào đó là các nhà và công trình theo kiến trúc hiện đại. Bờ hồ được kè đá và làm đường lưu thông xung / Nguyễn Mạnh Tuấn(02/05/1991):thôn Đình Nam-Hoằng Lộc-Hoằng Hóa-Thanh Hóa / GMAIL : ManhTuan009@gmail.com (ĐT:0947002218)/ 15 năm trước | trả lời | hide comment
Thêm bình luận về đối tượng này Nhận xét của bạn: Đăng nhận xét
  • Những địa điểm tương tự
  • Những địa điểm lân cận
  • Các thành phố lân cận
  • Hồ Tây 4.4 Km
  • Hồ Yên Sở 8 Km
  • Hồ Linh Đàm 8.5 Km
  • hồ 12 Km
  • Hồ trung tâm 12 Km
  • Công viên - Hồ điều hòa (57ha) 20 Km
  • Đầm Lâu 22 Km
  • Hồ Đồng Quan 25 Km
  • Hồ Bờ Để - Xuân Dục 26 Km
  • Dự án Đại Đồng Thịnh Vượng (hồ Đồng Trầm) 31 Km
  • Phường Quán Thánh 0.8 Km
  • Phường Yên Phụ 0.9 Km
  • Phường Phúc Xá 1 Km
  • Bãi bồi Phúc Xá giữa sông Hồng. 1.4 Km
  • Phường Thụy Khuê 1.5 Km
  • Quận Ba Đình 1.5 Km
  • Phố cổ Hà Nội 1.7 Km
  • Phường Quảng An 2.3 Km
  • Phường Tứ Liên 2.3 Km
  • Quận Tây Hồ 3 Km
  • 59 Km
  • 62 Km
  • 140 Km
  • 208 Km
  • 311 Km
  • 485 Km
  • 578 Km
  • 776 Km
  • 1043 Km
  • 1059 Km
Phường Quán Thánh Phường Yên Phụ Phường Phúc Xá Bãi bồi Phúc Xá giữa sông Hồng. Phường Thụy Khuê Quận Ba Đình Phố cổ Hà Nội Phường Quảng An Phường Tứ Liên Quận Tây Hồ ×

Đăng nhận xét

Log in with Facebook Log in with VK

hoặc tiếp tục như khách vãng lai

Tên người dùng Wikimapia Tên của bạn Please enter your name Đăng nhận xét

Từ khóa » Trúc Bạch Tây Hồ Hà Nội