Hồ Xuân Hương (Đà Lạt) – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Hồ Xuân Hương (định hướng).
Hồ Xuân Hương
Địa lý
Khu vựcTrung tâm Đà Lạt, Lâm Đồng
Tọa độ11°56′31″B 108°26′49″Đ / 11,941845°B 108,446835°Đ / 11.941845; 108.446835
Kiểu hồHồ nhân tạo
Diện tích bề mặt0.25 km²[1]
Khu dân cưĐà Lạt
Hồ Xuân Hương trên bản đồ Đà LạtHồ Xuân HươngHồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là một hồ nước đẹp thuộc Phường 01, ngay trung tâm thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, có chu vi chừng 5 km, rộng 25ha, có hình trăng lưỡi liềm kéo dài hơn 2 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù, Quảng trường Lâm Viên.[2]

Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt.

Xuất xứ tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Giả thuyết 1

[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất xứ tên gọi hồ Xuân Hương vì hồ vào mùa xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện nên một mùi hương thoang thoảng nên gọi là hồ Xuân Hương.

Giả thuyết 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953 như muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm người Việt Nam thế kỉ thứ 19: Hồ Xuân Hương[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Hồ Xuân Hương thập niên 1920

Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyền đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá.

Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo". Năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương.

Miêu tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ được coi là con tim của thành phố Đà Lạt và là một trong những thành phố hiếm hoi có hồ nằm ngay trung tâm.[4] Hồ là địa danh nổi tiếng và còn là địa điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn tạo nên nét đặc sắc cho Đà Lạt.

Trên bờ hồ có một căn nhà màu trắng với lan can rộng là Thủy Tạ. Đây là một café bar nhỏ, xinh xắn. Để đáp ứng cho nhu cầu khách, phía đối diện, một café bar khác được mở ra. Đó là "Thanh Thủy". Tên gọi này (nước xanh) cũng rất gắn liền với hồ Xuân Hương. Mặt bằng ở đây rộng hơn nên tiếp được rất nhiều khách. Cũng vì lẽ đó mà Thủy Tạ vẫn mang một nét riêng không hề bị trộn lẫn với Thanh Thủy. Đến Thủy Tạ và Thanh Thủy uống cà phê cũng là cốt để ngắm mặt hồ.

Toàn cảnh hồ Xuân Hương lúc sáng sớm.

Hồ Xuân Hương trong thơ ca

[sửa | sửa mã nguồn]

Hàn Mặc Tử đã viết về hồ Xuân Hương - một viên ngọc xanh giữa lòng thành phố Đà Lạt.

Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều Để nghe dưới nước đáy hồ reo Để nghe tơ liễu run trong gió Và để nghe trời giải nghĩa yêu

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ https://vnexpress.net/dia-phuong-nao-trong-nhieu-che-nhat-ca-nuoc-4455131-p8.html
  2. ^ Đất Việt Mến Yêu của Phạm Côn Sơn trang 37 - Nhà xuất bản Thanh Niên.
  3. ^ “Hồ Xuân Hương”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2009.
  4. ^ Theo Đất Việt Mến Yêu của Phạm Côn Sơn trang 37 - Nhà xuất bản Thanh Niên

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hồ Xuân Hương (hồ nước).
  • Hồ Xuân Hương Lưu trữ 2011-08-21 tại Wayback Machine Thông tin du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt 2007, cập nhật 12/1/2009
  • x
  • t
  • s
Du lịch Lâm Đồng – Đà Lạt
Công trình kiến trúc
  • Biệt thự Hằng Nga
  • Dinh I
  • Dinh II
  • Dinh III
  • Ga Đà Lạt
  • Nhà Thủy Tạ
  • Khách sạn Dalat Palace
  • Trường Cao đẳng Đà Lạt
  • Trường Đại học Đà Lạt
  • Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú
  • Lăng Nguyễn Hữu Hào
  • Viện Sinh học Tây Nguyên
Ga Đà Lạt
Công trình tôn giáo
  • Nhà thờ chính tòa Đà Lạt
  • Nhà thờ Domaine de Marie
  • Nhà thờ Cam Ly
  • Chùa Linh Sơn
  • Chùa Linh Phước
  • Chùa Linh Quang
  • Chùa Linh Phong
  • Thiên Vương Cổ Sát
  • Thiền viện Trúc Lâm
  • Thiền viện Vạn Hạnh
  • Thánh thất Đa Phước
Địa điểm du lịch – văn hóa
  • Bảo tàng Lâm Đồng
  • Biệt điện Trần Lệ Xuân
  • Cáp treo Đà Lạt
  • Chợ Đà Lạt
  • Chợ Âm Phủ
  • Vườn hoa thành phố Đà Lạt
  • Đồi Mộng Mơ
  • Đồi thông hai mộ
  • Khu du lịch Đankia – Suối Vàng
  • Làng Cù Lần
  • Khu du lịch Trúc Lâm Viên
  • Khu du lịch Đa Mê
  • Khu du lịch Rừng Madagui
  • Quảng trường Lâm Viên
  • Vườn hoa Minh Tâm
  • XQ Sử quán
Thắng cảnh thiên nhiên
  • Đồi Cù
  • Hồ Than Thở
  • Hồ Xuân Hương
  • Hồ Tuyền Lâm
  • Hồ Đankia – Suối Vàng
  • Hồ Đơn Dương
  • Núi Langbiang
  • Thung lũng Tình Yêu
  • Đèo Ngoạn Mục
  • Đèo Prenn
  • Vườn quốc gia Cát Tiên
  • Thác Bobla
  • Thác Cam Ly
  • Thác Cửa Thần
  • Thác Đa M'bri
  • Thác Datanla
  • Thác Gougah
  • Thác Hang Cọp
  • Thác Liên Khương
  • Thác Pongour
  • Thác Prenn
  • Thác Voi
Văn hóa – lễ hội
  • Festival Hoa Đà Lạt
  • Lễ hội văn hóa trà
  • Hoa hậu các dân tộc Việt Nam
  • Trâu Langbiang
  • Ngựa Đà Lạt
Ẩm thực – đặc sản
  • Vang Đà Lạt
  • Trà B'Lao
  • Atisô
  • Mứt trái cây
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

Từ khóa » Bờ Hồ Xuân Hương Dài Bao Nhiêu