Hóa 11 - PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO - HOCMAI Forum

Cộng đồng Học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum Cộng đồng Học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum
  • Diễn đàn Bài viết mới Tìm kiếm trên diễn đàn
  • Đăng bài nhanh
  • Có gì mới? Bài viết mới New media New media comments Status mới Hoạt động mới
  • Thư viện ảnh New media New comments Search media
  • Story
  • Thành viên Đang truy cập Đăng trạng thái mới Tìm kiếm status cá nhân
Đăng nhập Đăng ký

Tìm kiếm

Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Tìm nâng cao… Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Advanced…
  • Bài viết mới
  • Tìm kiếm trên diễn đàn
Menu Install the app Install Hóa 11PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHÉO
  • Thread starter Tâm Hoàng
  • Ngày gửi 26 Tháng mười hai 2018
  • Replies 4
  • Views 1,658
  • Bạn có 1 Tin nhắn và 1 Thông báo mới. [Xem hướng dẫn] để sử dụng diễn đàn tốt hơn trên điện thoại
  • Diễn đàn
  • HÓA HỌC
  • TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
  • Hóa học lớp 11
  • Thảo luận chung
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.You should upgrade or use an alternative browser. T

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên 25 Tháng mười 2018 1,560 1,682 251 28 Quảng Bình Đại học Sư phạm Huế [TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn! Dưới đây mình xin giới thiệu với các bạn phương pháp đường chéo trong giải toán hóa học. Hy vọng sẽ có ích cho các bạn trong học tập I. ƯU NHƯỢC ĐỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, giúp tăng tốc độ tính toán, và là 1 công cụ bổ trợ rất đắc lực cho phương pháp trung bình. – Phương pháp đường chéo có thể áp dụng tốt cho nhiều trường hợp, nhiều dạng bài tập, đặc biệt là dạng bài pha chế dung dịch và tính thành phần hỗn hợp. – Thường sử dụng kết hợp giữa đường chéo với phương pháp trung bình và phương pháp bảo toàn nguyên tố. Với hỗn hợp phức tạp có thể sử dụng kết hợp nhiều đường chéo. – Trong đa số trường hợp không cần thiết phải viết sơ đồ dường chéo nhằm rút ngắn thời gian làm bài. – Nhược điểm của phương pháp này là không áp dụng được cho những bài toán trong đó có xảy ra phản ứng giữa các chất tan với nhau, không áp dụng được với trường hợp tính toán pH. II. CÁC BƯỚC GIẢI – Xác định trị số cần tìm từ đề bài – Chuyển các số liệu sang dạng đại lượng % khối lượng – Xây dựng đường chéo => Kết quả bài toán. III. Các dạng toán thường gặp Dạng 1: Dạng toán tính hàm lượng đồng vị Ví dụ 1:Nguyên tử khối trung bình của Brom là 79,91. Brom có hai đồng vị bền 79Br và 81Br . Thành phần % số nguyên tử của 81Br là : A. 54,5% B. 55,4% C. 45,5% D. 44,6% Giải: Áp dụng phương pháp đường chéo 49485843_948367618885124_42290455609606144_n.png Ví dụ 2: Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần % khối lượng của 63Cu trong CuSO4 là (cho S = 32, O = 16) A. 39,83% B. 11% C. 73% D. 28,83% Giải: Áp dụng phương pháp đường chéo ta có: 48416884_364358627448893_1548772667295793152_n.png Dạng 2: Tính tỉ lệ thành phần hỗn hợp khí qua tỉ khối Ví dụ 1: Một hỗn hợp gồm O2 , O3 ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối hơi với hiđro là 18. Thành phần % về thể tích của O3 trong hỗn hợp là A. 15%. B. 25%. C. 35% . D. 45%. Giải: Áp dụng phương pháp đường chéo ta có: 48420964_272991470242074_8852464029881335808_n.png Đáp án B Dạng 3: Tính toán trong pha chế dung dịch Khi sử dụng sơ đồ đường chéo cho bài toán pha chế dung dịch cần chú ý: - Chất rắn coi như dung dịch có C = 100% - Dung môi coi như dung dịch có C = 0% - Khối lượng riêng của H2O là d = 1g/ml. Ví dụ 1: Thể tích dung dịch HCl 10M và thể tích H2O cần dùng để pha thành 400ml dung dịch 2M lần lượt là A. 20ml và 380ml B. 40ml và 360ml C. 80ml và 320ml D. 100ml và 300ml Giải: Áp dụng phương pháp đường chéo ta có: 48419174_585744928516937_5124834391532503040_n.png Đáp án C Ví dụ 2: Trộn m1 gam dung dịch NaOH 10% với m2 gam dung dịch NaOH 40% thu được 60 gam dung dịch 20% . Giá trị của m1, m2 tương ứng là : A. 10 gam và 50 gam B. 45 gam và 15 gam C. 40 gam và 20 gam D. 35 gam và 25 gam Giải: Áp dụng phương pháp đường chéo ta có: 49135484_227229314863678_4124553035328258048_n.png Đáp án C Dạng 4: Tính tỉ lệ các chất trong hỗn hợp 2 chất hữu cơ. Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp, thu được 0,9 mol CO2 và 1,4 mol H2O. Thành phần % về thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: A. 25% và 75% B. 20% và 80% C. 40% và 60% D. 15% và 85% Giải: Vì nCO2 < nH2O nên hidrocacbon đã cho là ankan n hidrocacbon = nH2O - nCO2 = 0,5 mol Số Ctb = 0,9/0,5 = 1,8 Áp dụng qui tắc đường chéo ta có: 48423043_991185637744099_5500548080363110400_n.png => Đáp án B Dạng 5: Tính tỉ lệ các chất trong hỗn hợp 2 chất vô cơ. Ví dụ 1 : Hoà tan 3,164 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và BaCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được 448ml khí CO2 (đktc). Thành phần % số mol của BaCO3 trong hỗn hợp là A. 50%. B. 55% C. 60%. D. 65%. Giải: 48894834_351705632294811_7884570373516165120_n.png => Đáp án C Dạng 6: Tính thành phần hỗn hợp muối trong phản ứng giữa đơn bazơ với đa axit. Ví dụ 1: Thêm 250ml dung dịch NaOH 2M vào 200ml dung dịch H3PO4 1,5M. Muối tạo thành và khối lượng tương ứng là: A. 14,2 gam Na2HPO4; 32,8 gam Na3PO4 B. 28,4 gam Na2HPO4; 16,4 gam Na3PO4 C. 12 gam NaH2PO4; 28,4 gam Na2HPO4 D. 24 gam NaH2PO4; 14,2 gam Na2HPO4 Giải: Xét n = [tex]\frac{OH^{-}}{H^{+}}[/tex] = 5/3 Ta có: [tex]1\leq n\leq 2[/tex] Tạo ra hỗn hợp 2 muối NaH2PO4 và Na2HPO4 Áp dụng phương pháp đường chéo, ta có: 48930711_215448929381933_295217519143157760_n.png mNaH2PO4 = 0,1.120 = 12 gam ; mNa2HPO4 =0,2.142 = 28,4 gam => Đáp án C
  • Like
Reactions: bánh tráng trộn, Minh Dora, Link <3 and 2 others Link <3

Link <3

Học sinh chăm học
Thành viên 15 Tháng sáu 2018 645 325 91 21 Nghệ An AS1
Tâm Hoàng said: Chào các bạn! Dưới đây mình xin giới thiệu với các bạn phương pháp đường chéo trong giải toán hóa học. Hy vọng sẽ có ích cho các bạn trong học tập I. ƯU NHƯỢC ĐỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, giúp tăng tốc độ tính toán, và là 1 công cụ bổ trợ rất đắc lực cho phương pháp trung bình. – Phương pháp đường chéo có thể áp dụng tốt cho nhiều trường hợp, nhiều dạng bài tập, đặc biệt là dạng bài pha chế dung dịch và tính thành phần hỗn hợp. – Thường sử dụng kết hợp giữa đường chéo với phương pháp trung bình và phương pháp bảo toàn nguyên tố. Với hỗn hợp phức tạp có thể sử dụng kết hợp nhiều đường chéo. – Trong đa số trường hợp không cần thiết phải viết sơ đồ dường chéo nhằm rút ngắn thời gian làm bài. – Nhược điểm của phương pháp này là không áp dụng được cho những bài toán trong đó có xảy ra phản ứng giữa các chất tan với nhau, không áp dụng được với trường hợp tính toán pH. II. CÁC BƯỚC GIẢI – Xác định trị số cần tìm từ đề bài – Chuyển các số liệu sang dạng đại lượng % khối lượng – Xây dựng đường chéo => Kết quả bài toán. III. Các dạng toán thường gặp Dạng 1: Dạng toán tính hàm lượng đồng vị Ví dụ 1:Nguyên tử khối trung bình của Brom là 79,91. Brom có hai đồng vị bền 79Br và 81Br . Thành phần % số nguyên tử của 81Br là : A. 54,5% B. 55,4% C. 45,5% D. 44,6% Giải: Áp dụng phương pháp đường chéo 49485843_948367618885124_42290455609606144_n.png Ví dụ 2: Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần % khối lượng của 63Cu trong CuSO4 là (cho S = 32, O = 16) A. 39,83% B. 11% C. 73% D. 28,83% Giải: Áp dụng phương pháp đường chéo ta có: 48416884_364358627448893_1548772667295793152_n.png Dạng 2: Tính tỉ lệ thành phần hỗn hợp khí qua tỉ khối Ví dụ 1: Một hỗn hợp gồm O2 , O3 ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối hơi với hiđro là 18. Thành phần % về thể tích của O3 trong hỗn hợp là A. 15%. B. 25%. C. 35% . D. 45%. Giải: Áp dụng phương pháp đường chéo ta có: 48420964_272991470242074_8852464029881335808_n.png Đáp án B Dạng 3: Tính toán trong pha chế dung dịch Khi sử dụng sơ đồ đường chéo cho bài toán pha chế dung dịch cần chú ý: - Chất rắn coi như dung dịch có C = 100% - Dung môi coi như dung dịch có C = 0% - Khối lượng riêng của H2O là d = 1g/ml. Ví dụ 1: Thể tích dung dịch HCl 10M và thể tích H2O cần dùng để pha thành 400ml dung dịch 2M lần lượt là A. 20ml và 380ml B. 40ml và 360ml C. 80ml và 320ml D. 100ml và 300ml Giải: Áp dụng phương pháp đường chéo ta có: 48419174_585744928516937_5124834391532503040_n.png Đáp án C Ví dụ 2: Trộn m1 gam dung dịch NaOH 10% với m2 gam dung dịch NaOH 40% thu được 60 gam dung dịch 20% . Giá trị của m1, m2 tương ứng là : A. 10 gam và 50 gam B. 45 gam và 15 gam C. 40 gam và 20 gam D. 35 gam và 25 gam Giải: Áp dụng phương pháp đường chéo ta có: 49135484_227229314863678_4124553035328258048_n.png Đáp án C Dạng 4: Tính tỉ lệ các chất trong hỗn hợp 2 chất hữu cơ. Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp, thu được 0,9 mol CO2 và 1,4 mol H2O. Thành phần % về thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: A. 25% và 75% B. 20% và 80% C. 40% và 60% D. 15% và 85% Giải: Vì nCO2 < nH2O nên hidrocacbon đã cho là ankan n hidrocacbon = nH2O - nCO2 = 0,5 mol Số Ctb = 0,9/0,5 = 1,8 Áp dụng qui tắc đường chéo ta có: 48423043_991185637744099_5500548080363110400_n.png => Đáp án B Dạng 5: Tính tỉ lệ các chất trong hỗn hợp 2 chất vô cơ. Ví dụ 1 : Hoà tan 3,164 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và BaCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được 448ml khí CO2 (đktc). Thành phần % số mol của BaCO3 trong hỗn hợp là A. 50%. B. 55% C. 60%. D. 65%. Giải: 48894834_351705632294811_7884570373516165120_n.png => Đáp án C Dạng 6: Tính thành phần hỗn hợp muối trong phản ứng giữa đơn bazơ với đa axit. Ví dụ 1: Thêm 250ml dung dịch NaOH 2M vào 200ml dung dịch H3PO4 1,5M. Muối tạo thành và khối lượng tương ứng là: A. 14,2 gam Na2HPO4; 32,8 gam Na3PO4 B. 28,4 gam Na2HPO4; 16,4 gam Na3PO4 C. 12 gam NaH2PO4; 28,4 gam Na2HPO4 D. 24 gam NaH2PO4; 14,2 gam Na2HPO4 Giải: Xét n = [tex]\frac{OH^{-}}{H^{+}}[/tex] = 5/3 Ta có: [tex]1\leq n\leq 2[/tex] Tạo ra hỗn hợp 2 muối NaH2PO4 và Na2HPO4 Áp dụng phương pháp đường chéo, ta có: 48930711_215448929381933_295217519143157760_n.png mNaH2PO4 = 0,1.120 = 12 gam ; mNa2HPO4 =0,2.142 = 28,4 gam => Đáp án C Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
Bạn có thể giải thích về pp đường chéo ko ..theo kiểu nó từ đâu ra ....???
  • Like
Reactions: Tên tôi là........... T

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên 25 Tháng mười 2018 1,560 1,682 251 28 Quảng Bình Đại học Sư phạm Huế
tuphapthitranas@gmail.com said: Bạn có thể giải thích về pp đường chéo ko ..theo kiểu nó từ đâu ra ....??? Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
Theo mình thì nó dựa vào giá trị trung bình và tỉ lệ thức để tạo ra phương pháp này (mình không dám chắc) Ví dụ: Bài toán khi cho KL + HNO3 thu được hỗn hợp khí cho hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có M tb = 38 upload_2019-3-14_20-50-50.png => nNO/ nNO2 = 1/1 Nếu giải theo kiểu đại số Bt thì Mtb = mhh/nhh = (30.nNO + 46.nNO2)/(nNO + nNO2) = 38 => 30nNO + 46.nNO2 = 38nNO + 38.nNO2 => nNO= nNO2
  • Like
Reactions: Isla Chemistry Isla Chemistry

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên 3 Tháng mười hai 2018 2,272 3,910 541 Hà Nội Hà Nội $\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
tuphapthitranas@gmail.com said: Bạn có thể giải thích về pp đường chéo ko ..theo kiểu nó từ đâu ra ....??? Bấm để xem đầy đủ nội dung ...
upload_2019-3-14_21-1-44.pngupload_2019-3-14_21-4-9.png Thực ra thì phương pháp đường chéo được rút từ đại số mà ra :p
  • Like
Reactions: Link <3 P

phulamnguyenvo@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên 28 Tháng bảy 2018 1 0 1 Cho em hỏi, sao em không xem được hình ảnh của các ví dụ? You must log in or register to reply here. Chia sẻ: Facebook Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Chia sẻ Link
  • Diễn đàn
  • HÓA HỌC
  • TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
  • Hóa học lớp 11
  • Thảo luận chung
Top Bottom
  • Vui lòng cài đặt tỷ lệ % hiển thị từ 85-90% ở trình duyệt trên máy tính để sử dụng diễn đàn được tốt hơn.

Từ khóa » Sơ đồ đường Chéo Lớp 11