Hoa Anh Túc Là Thảo Dược Gì? Công Dụng - Liều Dùng Và Tác Dụng Phụ
Có thể bạn quan tâm
- Đối tác Hot
- RSS
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Bệnh viện
- Phòng khám
- Bác sĩ
- Gói khám
- Tin sức khoẻ
- Thông Tin Sức Khỏe
- Cẩm nang tiêm chủng
- Tra cứu
- Tra cứu bệnh
- Tra cứu thuốc
- Tra cứu từ điển y khoa
- Tra cứu phẫu thuật
- Tra cứu xét nghiệm y khoa
- Tra cứu thảo dược
- Đối tác Hot
- RSS
- Trang chủ
- Thảo dược
- Hoa anh túc
Nội dung chính:
- Tóm tắt
- Tác dụng
- Liều dùng
- Tác dụng phụ
- Cảnh báo
- Tương tác
- Nguồn tham khảo
Tên hoạt chất: Hoa anh túc
Tác giả: Quyên Thảo
Tham vấn y khoa: Lê Thị Mỹ Duyên
Tên gốc: Cây anh túc
Tên gọi khác: A phiến, thẩu, trẩu, cây nàng tiên, cây thuốc phiện, phù du, á phiện
Tên khoa học: Papaver somniferum
Tên tiếng Anh: Opium poppy
Tác dụng
Tìm hiểu chung về hoa anh túc
Hoa anh túc có nguồn gốc từ Hy Lạp, thường được trồng nhiều ở châu Á và châu Âu. Đây là cây thân thảo, có chiều cao từ 1 đến 1,6m với tuổi thọ kéo dài khoảng 2 năm. Toàn thân cây anh túc có màu lục, thân mềm, mọc thẳng, rễ ở dạng phân nhánh. Lá cây anh túc có hình bầu dục, nhiều tua và mọc xung quanh thân cây. Hoa anh túc có màu trắng, tím hoặc đỏ vàng và thường nở vào tháng 3. Còn quả thường ra vào tháng 5, ban đầu có màu xanh nhưng càng về già thì càng có màu nâu đen.
Tác dụng của hoa anh túc
Trong Đông y, người ta sử dụng vỏ cây anh túc để làm thuốc. Vỏ cây anh túc có vị chua, tính bình, vị độc, chứa các thành phần: morphin, codein, narcotin, papaverin… với các tác dụng:
Tác dụng giảm đau: Morphin và codein có trong hoa anh túc có tác dụng giảm đau mạnh, giúp nâng ngưỡng chịu đau, làm dịu cơn đau.
Đối với hệ tuần hoàn: Morphin có khả năng làm Giãn tĩnh mạch ngoại vi, làm giải phóng histamin, gây giảm huyết áp. Vì vậy, những người bị thiếu máu khi dùng cần phải hết sức thận trọng.
Đối với hệ hô hấp: Morphin có thể gây ức chế mạnh cho hệ hô hấp. Nếu sử dụng liều thấp, morphin giúp ức chế các cơn đau, giảm ho, còn codein giúp long đờm.
Vì vậy, hoa anh túc thường được sử dụng để điều trị ho gà, Ho hen lâu ngày, tiêu chảy, đau ngực, đau bụng, giảm đau và ngủ không yên giấc. Ngoài ra, hoa anh túc còn có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc Dược sĩ, lương y để biết thêm thông tin.
Với người dân tộc Hmông, hoa anh túc còn được sử dụng như một loại rau được chế biến trong các bữa ăn hàng ngày. Thậm chí, trẻ em ở đây còn hái quả của cây anh túc để ăn.
Cơ chế hoạt động của cây anh túc
Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Liều dùng
Liều dùng hoa anh túc
Liều dùng thông thường của cây anh túc đỏ là gì?
Trà hoa anh túc: Liều khuyến cáo là 1 ly, uống 3 lần một ngày.
Rượu thuốc: Liều khuyến cáo là 2 – 4ml, dùng 3 lần mỗi ngày.
Thuốc sirô ho dành cho trẻ em: Liều khuyến cáo là 5ml (1 muỗng cà phê) hàng ngày cho trẻ em 15 tháng tuổi. Đối với trẻ lớn hơn: bạn cho trẻ dùng 10 – 30ml (2 – 6 muỗng/ngày).
Liều dùng của cây anh túc đỏ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của cây anh túc đỏ là gì?
Cây anh túc đỏ có những dạng như:
Trà
Sirô.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của hoa anh túc
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây anh túc đỏ?
Các tác dụng phụ khi dùng thảo dược này gồm:
Nôn mửa
Đau dạ dày
Ngoài ra, trong quả anh túc còn có chứa chất nhựa trắng, trong đó có chứa 10% morphin, có thể loại bỏ hiện tượng chuột rút và ức chế cơ tim. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều sẽ gây nghiện, bị ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do vậy, bạn không được phép lạm dụng cây anh túc và sử dụng phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Cảnh báo
Thận trọng khi dùng cây anh túc
Trước khi dùng cây anh túc đỏ, bạn nên lưu ý những gì?
Bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ, nếu:
Bạn có thai hoặc cho con bú và chỉ nên dùng theo khuyến cáo của bác sĩ
Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây anh túc đỏ hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây anh túc đỏ với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của cây anh túc đỏ như thế nào?
Không có đủ thông tin về việc sử dụng cây anh túc đỏ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.
Trẻ em (dưới 18 tuổi): Bạn không được dùng anh túc dạng tươi cho trẻ em.
Tương tác
Tương tác với cây anh túc
Cây anh túc đỏ có thể tương tác với những yếu tố gì?
Một số chất có thể tương tác với thảo dược này bao gồm:
Thuốc chống loét
Các chất đối kháng kim loại nặng
Các chất chelating
Muối sắt
Các loại thuốc chống loạn thần như lorazepam (Ativan®) hoặc diazepam (Valium®)
Các loài cây bồ đề như phenobarbital
Các chất ma túy như codeine
Thuốc chống trầm cảm
Rượu.
Nguồn tham khảo
Hoa anh túc, http://www.rootsnaturalfoods.com/ns/DisplayMonogr
Từ khóa » Cây Thuốc Phiện Là Cây Gì
-
Cây Thuốc Phiện Là Cây Gì? Sử Dụng Có Gây Nghiện Không? - Kim Hưng
-
Anh Túc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thuốc Phiện – Wikipedia Tiếng Việt
-
Anh Túc (thuốc Phiện) Và Những Thông Tin Cần Biết • Hello Bacsi
-
Đằng Sau Vẻ đẹp “gây Nghiện” Của Cây Anh Túc Là Những Công Dụng ...
-
Anh Túc Xác: Cây Thuốc Bị Cấm Và Những Tác Dụng Trị Bệnh
-
Các Loại Ma Túy Phổ Biến ở Việt Nam (Phần 3): Thuốc Phiện
-
Tội Trồng Cây Thuốc Phiện, Cây Cô Ca, Cây Cần Sa Hoặc Các Loại Cây ...
-
Anh Túc Xác: Vị Thuốc Từ Loài Cây Cấm
-
Đặc điểm Thực Vật Và Phân Loại Cây Thuốc Phiện (Anh Túc)
-
6 Lợi ích Nổi Bật Của Hạt Hoa Anh Túc - Vinmec
-
Anh Túc Xác: Công Dụng, Liều Dùng, Tác Dụng Phụ
-
Thuốc Phiện