Hoa Bỉ Ngạn - Công Dụng, Cách Trồng & Chăm Sóc Tại Việt Nam - Sfarm

Bỉ ngạn không chỉ là một loại cây trang trí độc đáo mà còn là loài hoa mang nhiều ý nghĩa thú vị. Hiện nay, hoa bỉ ngạn đã được du nhập vào Việt Nam. Thực tế cho thấy loài cây này tương đối thích hợp với khí hậu nước ta. Vậy, tiếp sau đây bạn hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu về cách trồng hoa bỉ ngạn ở Việt Nam nhé!

  1. 1/ Tìm hiểu về loài hoa bỉ ngạn
    1. 1.1 Hoa bỉ ngạn có độc không?
    2. 1.2 Ý nghĩa loài hoa bỉ ngạn
    3. 1.3 Đặc điểm sinh trưởng
    4. 1.4 Thời vụ trồng hoa bỉ ngạn
  2. 2/ Các loại hoa bỉ ngạn
  3. 3/ Hoa bỉ ngạn mọc ở đâu
  4. 4/ Sự tích hoa bỉ ngạn
  5. 5/ Công dụng
  6. 6/ Cách trồng hoa bỉ ngạn ở Việt Nam – trồng bằng củ
    1. 6.1 Điều kiện ánh sáng ưa thích
    2. 6.2 Quy luật đặc biệt khi ra hoa
    3. 6.3 Điều kiện đất lý tưởng
    4. 6.4 Chuẩn bị chậu, thùng chứa
  7. 7/ Tiến hành trồng
  8. 7/ Cách chăm sóc khi trồng bằng củ
    1. 7.1 Tưới nước
    2. 7.2 Cắt tỉa
    3. 7.3 Bón phân
    4. 7.4 Các vấn đề về sâu bệnh
  9. 8/ Có nên trồng hoa bỉ ngạn trong nhà không?

1/ Tìm hiểu về loài hoa bỉ ngạn

1.1 Hoa bỉ ngạn có độc không?

Hoa bỉ ngạn hay còn gọi là: U linh hoa, thạch toán, lão nha toán hay vong xuyên hoa,…Là loại cây thân thảo, cây lâu năm, có xuất xứ từ Trung Quốc và có tên khoa học là Lycoris Radiata.

Hoa bỉ ngạn mang trong mình các chất có dược tính cao, đặc biệt là ở củ. Qua nhiều nghiên cứu, trong củ của hoa bỉ ngạn có chứa nhiều galantamine và lycopene là các chất gây ức chế thần kinh.

Nếu vô tình ăn phải củ của hoa bỉ ngạn có thể dẫn đến đến tê liệt thần kinh, ngộ độc,… thậm chí là tử vong.

1.2 Ý nghĩa loài hoa bỉ ngạn

Ở mỗi nền văn hóa khác nhau bỉ ngạn sẽ mang một ý nghĩa khác nhau. Nhìn chung, bỉ ngạn là biểu tượng của sự đau khổ, phân ly, không may mắn và là vẻ đẹp của cái chết.

Có hoa thì không có lá, có lá sẽ không thấy được hoa. Bỉ ngạn là loài hoa mang những ý nghĩa tâm linh buồn và sâu sắc.

Theo truyền thuyết, bỉ ngạn là loại hoa duy nhất có thể mọc trên đường xuống hoàng tuyền, trước khi bước qua cầu Nại Hà bắc ngang bờ vong xuyên, con người sẽ bỏ lại tất cả những niềm vui, nỗi buồn cho hoa bỉ ngạn và bước vào cõi vĩnh hằng.

Thời gian hoa nở vào dịp thu phân, theo quan niệm của nhà Phật cũng là 7 ngày của mùa thu, người sống có thể bước vào thế giới của cõi chết để gặp lại ông bà tổ tiên.

Cay Hoa Bi NganBỉ ngạn nở hoa không có lá, có lá chẳng thấy hoa

1.3 Đặc điểm sinh trưởng

Bỉ ngạn là loài cây có dạng thân củ, gần giống với củ hành tây. Ở củ có một lớp vảy màu đậm bao quanh.

Dáng cây thẳng đứng, hướng lên trời. Lá cây thuôn dài và có màu xanh đậm.

Thân của bỉ ngạn cao trung bình 60cm, đa dạng về màu sắc: Đỏ, trắng, vàng,… Cánh hoa nhỏ và thon dài. Với mùi hương như mùi tỏi, hoa bỉ ngạn giúp đuổi côn trùng và vật gặm nhấm xung quanh một cách hiệu quả.

1.4 Thời vụ trồng hoa bỉ ngạn

Nhìn chung, bạn có thể trồng bỉ ngạn vào bất cứ thời gian nào trong năm, khi tiết trời quang đãng và ấm áp. Tuy nhiên, bạn nên trồng cây vào dịp cuối đông và đầu xuân, khi đó bông hoa của bạn sẽ to và rực rỡ hơn.

2/ Các loại hoa bỉ ngạn

Hoa bỉ ngạn được phân biệt thông qua màu sắc hoa gồm đỏ, vàng, trắng. Nhiều người cho rằng còn có hoa bỉ ngạn xanh nhưng đây chỉ là hoa trong truyền thuyết và không có thật.

– Hoa bỉ ngạn đỏ: Bỉ ngạn đỏ còn có tên là Mạn châu sa – Manjusaka, hoa có màu đỏ rực như máu, cánh dài vườn thẳng từ mặt đất, là loại phổ biến nhất trong ba loại.

– Hoa bỉ ngạn trắng: Trong Phật giáo bỉ ngạn trắng còn có tên là Mạn Đà La – Mandara, thường được sử dụng trong các sự kiện tang lễ của Trung Quốc và Nhật Bản. Màu hoa này mang đến ý nghĩa của sự đau thương, mất mát, chia lìa giữa người đã khuất và người còn sống.

– Hoa bỉ ngạn vàng: Là loại hoa ít phổ biến hơn bỉ ngạn trắng hoặc đỏ và cực kỳ hiếm gặp trong tự nhiên. Hoa có màu vàng tươi, mang đến sự kỳ ngộ, cơ duyên trong Phật giáo mà rất ít người bắt gặp trong đời.

3/ Hoa bỉ ngạn mọc ở đâu

Loài thạch toán này mọc hoang dại, chúng có thể được tìm thấy ở các sườn núi, vách đá, vệ đường hoặc thậm chí trong nghĩa địa… Tuy nhiên ở Việt Nam, bạn có thể bắt gặp chúng mọc ở một số khu vực như Đà Lạt, nơi có khí hậu ôn hòa thích hợp cho nhiều loại rau hoa quả phát triển, trong đó có bỉ ngạn hoa.

Cay Hoa Bi Ngan (2)Bỉ ngạn mọc hoang dại ở những tán rừng

4/ Sự tích hoa bỉ ngạn

Có rất nhiều sự tích, truyền thuyết về loài hoa bỉ ngạn này nhưng trong bài viết sẽ chỉ chia sẻ về truyền thuyết được nhiều người nhắc đến nhất:

Tương truyền rằng ngày xưa ở chốn cung đình có một đôi nam thanh nữ tú đã phải lòng nhau nhưng giới luật không cho phép gặp mặt. Một ngày nọ, vì quá lưu luyến nên cặp đôi này đã quyết định phá luật giới để tìm gặp được nhau. Vì phạm luật trời nên cả hai đã bị đày xuống trần gian, hóa thành hoa và lá của một loại cây mọc ven đường. Cây có hoa màu đỏ rực, lá xanh thẫm, phảng phất nỗi u buồn. Điều đặc biệt là khi hoa nở sẽ không có lá, mà có lá thì sẽ chẳng thấy hoa, cuối cùng hoa và lá không bao giờ gặp được nhau.

Một ngày nọ, Đức Phật đi ngang qua thoáng nhìn thấy đã nhận ra cơ đồ ẩn chứa trong loài hoa độc đáo này. Đức Phật xót thương bèn mang về miền Cực Lạc. Nhưng vì Phật giới là chốn thanh tịnh, thuần khiết, không được phép chứa chất dục vọng, cho nên tất cả những gì gọi là nhung nhớ, tình si, u sầu,… đều không được phép nhập vào miền tịnh thổ. Bởi vậy, trước khi vào cửa Phật, những xúc cảm ấy đã kết một màu đỏ rực rơi xuống sông Vong xuyên, trên tay Đức Phật chỉ còn lại đóa hoa màu trắng thuần khiến, không nhốm bụi trần, Người đặt tên cho hoa này là Mạn Đà La hay hoa của cõi Phật.

Nhắc về màu đỏ rực lửa kia, Bồ Tát Địa Tạng tinh thông biết được nghiệp duyên của Mạn Đà La đang nằm dưới sông Vong Xuyên, bèn đến bên bờ sông và ném vào trong nước một hạt giống, trong chốc lát một đóa hoa màu đỏ tươi thoát ra khỏi mặt nước. Bồ Tát đặt tên cho hoa này là Mạn Châu Sa hoa, cả hai loại hoa đều là hoa bỉ ngạn, một loại trắng ngần tinh khiết, thanh thản nơi cửa Phật, một loại buồn khổ, tang thương, chôn mình dưới suối Vàng.

Cay Hoa Bi Ngan (4)Hoa bỉ ngạn trắng tượng trưng cho sự thuần khiết

5/ Công dụng

Củ của hoa bị ngạn chứa chất Lycopene có độc tính cao thuộc nhóm ancaloit, gây tổn hại đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong, tuy nhiên nếu biêt cách tận dụng thì có thể dùng vào nhiều mục đích khác nhau như:

– Điều chế thuốc hỗ trợ điều trị ung thư, chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau.

– Mùi hương từ hoa bỉ ngạn có tác dụng xua đuổi ruồi, muỗi và một số côn trùng, động vật khác.

– Nhiều người phát hiện ra tác dụng tuyệt vời của bỉ ngạn hoa trong vấn đề khống chế cỏ dại và sử dụng chúng để ngăn chặn sự xâm lấn của cỏ dại trong vườn nhà rất hiệu quả.

– Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hoa bỉ ngạn sử dụng để trang trí nhà cửa phục vụ cho các nghi lễ tâm linh theo văn hóa đạo Phật.

6/ Cách trồng hoa bỉ ngạn ở Việt Nam – trồng bằng củ

6.1 Điều kiện ánh sáng ưa thích

Hoa bỉ ngạn có thể thích hợp ở nhiều phổ ánh sáng khác nhau. Tuy vậy, không nên vì thế mà bạn trồng hoa ở nơi nắng gắt hay trong nơi tối tăm.

Trong thời gian đầu sau khi trồng, bạn hãy đặt cây ở vị trí có nhiều bóng râm để cây hạn chế thoát hơi nước và phát triển ổn định. Sau khi cây đã phát triển tốt, bạn nên đưa cây tới nơi có nhiều ánh sáng phản xạ. Điều này không chỉ giúp cây lớn nhanh mà còn giúp cây ra hoa sớm hơn từ 8-10 ngày.

6.2 Quy luật đặc biệt khi ra hoa

Một quy luật đặc biệt và cũng là một đặc trưng mang ý nghĩa buồn của loài hoa này đó là lá và hoa không thể mọc cùng nhau.

Thực tế, khi hoa bỉ ngạn sắp tàn, thân sẽ bắt đầu ra những nụ xanh của lá và ngược lại, khi lá bắt đầu ngả vàng cây sẽ chuẩn bị ra hoa. Những vòng lặp cứ nối tiếp nhau như những câu chuyện chia ly bất tận của luân hồi.

6.3 Điều kiện đất lý tưởng

Cũng như những loài cây thân củ khác, bỉ ngạn yêu cầu đất phải thoát nước tốt và không mang mầm bệnh. Vì thế, để hoa của bạn phát triển tốt nhất, bạn nên sử dụng hỗn hợp đất sạch hữu cơ trồng hoa – kiểng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng đất sạch trộn với trấu, xơ dừa và phân hữu cơ (phân chuồng hoai, phân vi sinh hoặc phân trùn quế…) theo tỉ lệ 2:1:1:1 để làm giá thể trồng cây.

6.4 Chuẩn bị chậu, thùng chứa

Bạn có thể trồng hoa trực tiếp vào đất hoặc thùng hay chậu tùy sở thích. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý một số điều khi chọn chậu và thùng:

– Nếu bạn muốn trồng nhiều cây vào chung 1 chậu, thùng thì hãy chọn chậu có kích thước rộng, để ít nhất mỗi cây phải cách nhau 10cm.

– Chiều cao của chậu hoặc thùng phải lớn hơn 45cm để bộ rễ có đủ không gian phát triển.

– Chậu hay thùng phải được đục lỗ ở phần đáy để tránh ứ nước khiến thân củ của cây bị thối.

Cách trồng hoa bỉ ngạn bằng củCách trồng hoa bỉ ngạn bằng củ

7/ Tiến hành trồng

Để hoa của bạn sinh trưởng tốt và thích ứng với môi trường trong thời gian ngắn. Bạn nên thực hiện cách trồng bỉ ngạn theo các bước:

Bước 1: Rải một lớp sỏi mỏng ở phía đáy chậu, thùng để thoát nước.

Bước 2: Cho hỗn hợp đất trồng đã chuẩn bị vào chậu và thùng sao cho cách mép 1 khoảng 2-3 cm.

Bước 3: Chôn thân củ xuống đất, vun đất ngập từ 2/3 đến 3/4 chiều cao của củ. Trong trường hợp bạn trồng nhiều cây trong cùng một chậu, thùng, bạn hãy giữ khoảng cách của các cây 1 khoảng tầm 8-12cm.

Bước 4: Tưới nước cho chậu và đặt chậu vào nơi râm mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.

7/ Cách chăm sóc khi trồng bằng củ

7.1 Tưới nước

Trong vòng 7 ngày kể từ khi trồng, bạn hãy tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày cho cây để cây nhanh phát triển mầm. Nên tưới nước cho cây vào lúc sáng từ 6h-9h và lúc chiều tà 16h30 đến 18h.

Sau khi cây đã phát triển ổn định, bạn hạn chế lại lượng nước tưới, chỉ tưới 1 lần/tuần đối với khu vực khí hậu bình thường. Trong trường hợp mưa nhiều, bạn không nên tưới thêm cho cây mà hãy tiến hành che chắn để cây không bị úng nước.

7.2 Cắt tỉa

Không buộc phải cắt tỉa thường xuyên và cầu kỳ như những loài cây khác. Đối với bỉ ngạn, bạn nên cắt tỉa những lá ngả vàng khi cây chuẩn bị ra đợt hoa mới, điều này không chỉ giúp to và đẹp mà còn duy trì thời gian nở hoa được lâu.

7.3 Bón phân

Là một loại cây thân củ, bỉ ngạn rất nhạy cảm với liều lượng phân bón. Vì thế để cây bỉ ngạn của bạn phát triển tốt, bạn cần phải:

– Tuyệt đối không bón thúc khi củ cây vừa mới trồng, vì lúc này củ chưa hình thành rễ, lượng phân bón lớn sẽ khiến củ bị thối.

– Khi cây đã ra hoa và phát triển ổn định, bạn có thể duy trình bón phân cho cây mỗi tháng. Đặc biệt là vào mùa thu, đông khi cây chuyển sang trạng thái ngủ đông, việc bón phân giúp cây tích trữ dinh dưỡng cho mùa hoa tới.

– Sau mỗi lần bón phân (tốt nhất là phân trùn quế, phân hữu cơ hoặc cũng có thể là NPK) bạn nên tưới nước lên để giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

– Hãy bón phân xung quanh gốc cây, không nên bón vào gốc, củ vì sẽ làm cây cháy rễ.

Cay Hoa Bi Ngan (5)Lưu ý khi chăm sóc khi trồng hoa bỉ ngạn

7.4 Các vấn đề về sâu bệnh

Bỉ ngạn là loài hoa có khả năng chống chịu sâu bệnh và xua đuổi côn trùng tốt nhờ vào mùi tỏi đặc trưng của cây. Tuy vậy, các mầm và ngọn cây vẫn có thể bị tấn công bởi ốc sên vì thế bạn nên để ý và xử lý ốc sên cho cây.

Ngoài ra, hãy để Đặng Gia Trang bật mí một mẹo nhỏ để đuổi ốc sên vừa dễ dàng vừa an toàn cho gia đình bạn nhé: Bạn hãy dùng một cốc chứa bia và đặt gần chậu cây, ốc sên sẽ tự động tránh xa.

8/ Có nên trồng hoa bỉ ngạn trong nhà không?

Mặc dù hoa bỉ ngạn gắn liền với sự đau thương, chia lìa nhưng đây cũng là loại hoa mang nhiều giá trị trong đời sống tâm linh. Việc sở hữu những chậu cây bỉ ngạn trong nhà không có gì là sai trái, đó cũng là cách để gợi nhớ về ông bà tổ tiên, gắn kết đời sống tâm linh giữa người đã khuất và người còn sống.

Với cách trồng hoa bỉ ngạn được chia sẻ trên, tin chắc rằng vườn nhà bạn sẽ thêm rực sắc. Mọi chi tiết thắc mắc nào bạn hãy liên hệ ngay Hotline 0902.652.099 để được tư vấn nhiệt tình và chính xác nhất nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

  • Cây hoa anh đào: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật
  • Tại sao nên dùng đất sạch SFARM?
  • Thành phần của đất SFARM là gì?
  • Cách trồng rau thơm cực dễ tại nhà
  • Bỏ túi top 9 loại hoa rực rỡ trồng mùa hè chịu nắng cực tốt
=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé! Đánh giá bài viết

Từ khóa » Hoa Bỉ Ngạn Có Lá Hay Không