Hoa Bỉ Ngạn - Đặc điểm Và Một Số Truyền Thuyết Nổi Bật Về Loài Hoa Quý

Hoa bỉ ngạn, tên Tiếng anh là red spider lily ( hoa nhện đỏ ), hell flower ( hoa âm phủ ), red magic lily, hoặc equinox flower ( hoa điểm phân ) ( danh pháp khoa học là Lycoris radiata (L’Hér.) Herb.; đồng nghĩa Amaryllis radiata L’Hér.; Lycoris terracianii Dammann; Nerine japonica Miq. ) là một loài thực vật có hoa trong họ Loa kèn đỏ Amaryllidaceae. Được biết L. radiata có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nepal, sau đó được du nhập vào Nhật bản và Hoa Kỳ cùng một số nơi khác. Ngoài ra đây cũng là loài nhập tịch ở Cộng hòa Seychellesquần đảo Ryukyu ( một chuỗi các hòn đảo ở phía tây Thái Bình Dương sát mép phía đông của Biển Hoa Đông ). Cây ra hoa vào cuối mùa hè hoặc mùa thu, thường là vì khoảng thời gian này có lượng mưa lớn. Dưới đây là hình ảnh hoa bỉ ngạn cho bạn đọc tham khảo.

Hình ảnh hoa bỉ ngạn

Trong Tiếng Trung thì Lycoris radiata còn được gọi bằng nhiều danh xưng như 石蒜 ( thạch toán ), 紅花石蒜 ( hồng hoa thạch toán ), 龍爪花 ( long trảo hoa ), 山烏毒 ( sơn ô độc ), 老鴉蒜 ( lão nha toán ), 彼岸花 ( bỉ ngạn hoa ), 莉可莉絲 ( lị khả lị ti ), 曼珠沙華 ( mạn châu sa hoa, tiếng Phạn là Mañjusaka ), vô nghĩa thảo, u linh hoa, hoa địa ngục, tử nhân hoa, vong xuyên hoa.

Cận cảnh hoa bỉ ngạn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn nên có thể không chính xác, rất mong bạn đọc góp ý và sửa lỗi để shop có thể cải thiện bài viết hơn nữa trong tương lai.

Đặc điểm hoa bỉ ngạn

Lycoris radiata là cây thân thảo sống lâu năm. Nó thường ra hoa trước khi lá xuất hiện đầy đủ trên thân cây cao từ 30 – 70 cm. Cụm hoa dạng tán 5 – 7 hoa với các hoa riêng lẻ không đều cùng nhị hoa dài ra lạ mắt. Hoa bỉ ngạn có ba màu chính là đỏ, trắng và vàng nhưng phổ biến nhất vẫn là hoa màu đỏ. Với hoa bỉ ngạn trắng được gọi là Mạn Đà La – mandara , màu đỏ gọi là Mạn Châu sa – Manjusaka. Đặc biệt khi có hoa thì sẽ không có lá .Hoa bỉ ngạn có thời gian nở rất đặc biệt, ba ngày trước và sau xuân phân gọi là Xuân bỉ ngạn, ba ngày trước và sau thu phân gọi là Thu bỉ ngạn. Bỉ Ngạn hoa nở vào Thu bỉ ngạn, thời gian rất chính xác cho nên mới gọi là bỉ ngạn hoa.

Hoa bỉ ngạn đỏ và trắng

Phân loại học

L. radiata var. pumila – hình thái được cho là nguyên bản ( the presumed original form ) của Lycoris radiata, chỉ thấy xuất hiện ở Trung Quốc. Đây là dạng lưỡng bội ( diploid ), có 11 cặp nhiễm sắc thể ( với 2n = 22 ) cùng khả năng sinh sản bằng hạt. Các dạng tam bội ( triploid forms ), với 33 nhiễm sắc thể, có danh pháp là L. radiata var. radiata. Được biết những loài này vô cùng phổ biến ở Trung Quốc và cả ở Nhật Bản, sau đó được đưa vào trồng ở Mỹ và một số nơi khác. Các dạng tam bội tuy là bất thụ ( sterile ) và chỉ sinh sản sinh dưỡng ( reproduce only vegetatively ) thông qua thân hành ( bulb ) nhưng lại là đồng nhất về mặt di truyền ( genetically uniform ) ở Nhật Bản. Có ý kiến cho rằng chúng đã được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc cùng với việc trồng lúa. 

Nhân giống 

L. radiata được đưa vào Hoa Kỳ lần đầu tiên vào năm 1854, Đó là khi Hoa Kỳ mở cửa thương mại với Nhật Bản. Thuyền trưởng William Roberts, một người vô cùng đam mê về thực vật học, trong một lần trở lại Hoa Kỳ đã mang theo 3 thân ( hành ) giống của loài cây này, và những củ sau đó được trồng và chăm sóc bởi cô cháu gái của ông, người đã nhận thấy rằng loài cây này không nở hoa cho đến sau một cơn mưa đầu mùa của mùa thu. Kể từ đó, loài cây này đã bắt đầu được nhập tịch ở Bắc Carolina, Texas và nhiều bang miền nam khác của Hoa Kỳ. Như vừa nhắc ở trên, vì các dạng tam bội của Nhật Bản là bất thụ, nên các cây được giới thiệu cũng không thể sinh sản bằng hạt.

Loài bướm Papilio xuthus đang đậu trên một bông hoa

Lycoris radiata không chịu được sương giá ở các nước mà điển hình là Anh, do vậy cây chỉ có thể được trồng dưới nhà kính hoặc ở các vị trí được che chắn cẩn thận. Ở những vùng có khí hậu ấm áp vào mùa hè, chẳng hạn như phía đông Hoa Kỳ của dãy Rocky ( dãy núi khá rộng ở miền Tây Bắc Mỹ ), nơi có nhiệt độ mùa hè đủ để làm cứng thân ( hành ) ( harden off the bulbs ), giúp cây có thể chịu đựng được trong điều kiện nhiệt độ thấp gần -18oC. Thân ( hành ) có thể được bảo quản trong môi trường khô từ 7 – 13oC và sau đó được đem trồng vào mùa xuân dưới ánh nắng đầy đủ trên đất thoát nước tốt ( ví dụ như cát pha một ít đất sét ), sâu 20 cm cùng khoảng cách từ 15 – 30 cm giữa mỗi thân. Cây ra hoa vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu, với thân cao khoảng độ 61 – 71 cm. Lá theo sau hoa, tồn tại qua mùa đông và biến mất vào đầu mùa hè. Hoa tàn dần trong một tuần khi chuyển từ màu đỏ huỳnh quang rực rỡ sang màu hồng đậm.

Sử dụng hoa bỉ ngạn

Củ ( thân [ hành ] ) của Lycoris radiata rất độc vì chứa lycorin, một chất độc thuộc nhóm ancaloit gây tổn hại đến hệ thần kinh. Truyền thuyết kể rằng có người đã tuyệt mệnh khi ăn “củ” của loài hoa này trong lúc đói. Có lẽ vì thế, thời xa xưa, người Nhật cho rằng đó là loài hoa của điềm gở và chết chóc. Nhưng thay vì tránh xa loài hoa này, người Nhật có cách ứng xử thông minh hơn đó chính là đặt để chúng xung quanh cánh đồng lúa và nhà cửa để ngăn sâu bệnh và chuột phá hoại. Đây cũng chính là lý do hiện nay hầu hết hoa bỉ ngạn đều mọc quanh các con sông. Bỉ ngạn ở Nhật Bản được gọi là Higanbana ( 彼岸花, Higan bana ) mang nghĩa đen là “flower of higan” ( hoa của higan – bờ bên kia của sông Sanzu, hay ngày lễ Phật giáo được các môn phái Nhật Bản tổ chức riêng trong bảy ngày,  ba ngày trước và sau cả Xuân phân [ shunbun ] cùng Thu phân [ shūbun ] ). Ngoài ra, đây cũng được coi là loài hoa báo hiệu mùa thu đến. Một tên gọi trong tiếng Nhật phổ biến khác của L.radiata là Manjushage ( 曼 珠 沙 華, Manjusha-ge hay Manjusha-ke ), lấy từ tên của một loài hoa thần thoại được mô tả trong bản dịch Kinh diệu pháp liên Hoa (  Lotus Sutra ) bằng tiếng Trung Quốc. Không chỉ Higanbana và Manjushage, bỉ ngạn cũng được gọi bằng hơn 1000 cái tên địa phương khác ở Nhật Bản như Shibito Hana, Yuurei Hana Sutego Hana, Amisori Hana, Tengai Hana, Jigoku Hana, …

Ảnh chụp tại cao nguyên Kinchakuda, Hidaka, Saitama lúc hoa bỉ ngạn nở

Được biết trong một năm có 2 ngày mặt trời chiếu thẳng góc xuống xích đạo, vào thời điểm đó độ dài của ngày và đêm bằng nhau, đó là ngày xuân phân và thu phân. Bỉ ngạn nở hoa trùng với tiết thu phân. Đây cũng là thời gian mà theo lời dạy của Phật trong thời gian 7 ngày của mùa thu, người sống có thể đi vào thế giới của người chết để gặp gỡ ông bà tổ tiên. Với người Nhật, đây cũng là dịp họ đi thăm viếng sửa sang mồ mả để bày tỏ lòng cảm tạ với những người đã khuất. 

Trong dân gian người ta cho rằng bỉ ngạn là cửa ngõ để đi vào thế giới của những người đã chết, cũng có người lại nói rằng, vào những ngày người trần gian gặp người âm giới, bỉ ngạn là nơi trú ngụ của những linh hồn ( tên gọi Higanbana [ 彼岸花 ] cũng có thể có nguồn gốc từ đó ).

Đa số mọi người đều tin rằng vì hoa bỉ ngạn chủ yếu gắn liền với cái chết, những hồi ức đau thương, nên người ta không bao giờ dùng loài hoa tuyệt đẹp này làm quà tặng để tặng cho một ai đó.

Một truyền thuyết kì lạ kể rằng khi bạn nhìn thấy một ai đó mà bạn có thể không bao giờ gặp lại, những bông hoa bỉ ngạn này sẽ nở dọc theo con đường. Có lẽ vì những truyền thuyết đau buồn này mà người Nhật thường dùng loại hoa này trong các đám tang. 

Một số truyền thuyết nổi tiếng về hoa bỉ ngạn

1. Truyền thuyết thứ nhất

Tương truyền loài hoa này nở nơi hoàng tuyền, đa số người đều nhận định rằng hoa bỉ ngạn nở bên cạnh vong xuyên hà ở Minh giới. Hoa có màu đỏ rực rỡ như máu, phủ đầy trên con đường thông đến địa ngục, mà có hoa thì không có lá, đây là loài hoa duy nhất của Minh giới. Theo truyền thuyết hương hoa có ma lực, có thể gọi về ký ức lúc còn sống của người chết. Trên con đường hoàng tuyền nở rất nhiều loài hoa này, nhìn từ xa như một tấm thảm phủ đầy máu, màu đỏ đó như là ánh lửa nên bị gọi là “hỏa chiếu chi lộ”, đây cũng là loài hoa duy nhất mọc trên con đường hoàng tuyền, và cũng là phong cảnh, là màu sắc duy nhất ở nơi đấy. Khi linh hồn đi qua liền quên hết tất cả những gì khi còn sống, tất cả mọi thứ đều lưu lại nơi bỉ ngạn, bước theo sự chỉ dẫn của loài hoa này mà hướng đến địa ngục của u linh.

Bỉ ngạn là đóa hoa trong truyền thuyết tình nguyện đi vào địa ngục, bị chúng ma quỷ bắt quay về nhưng vẫn ngập ngừng trên con đường hoàng tuyền, chúng ma quỷ không nhịn được nên đều đồng ý cho nàng nở trên con đường này, cho những linh hồn đã rời khỏi nhân giới có một sự chỉ dẫn và an ủi.

Bỉ ngạn hoa nở ở bờ bên kia thế giới, chỉ là một khối đỏ rực như lửa; hoa nở không lá, lá mọc không hoa; cùng nhớ cùng thương nhưng không được gặp lại, chỉ có thể một thân một mình ở trên đường cực lạc.

Hoa lá không bao giờ gặp gỡ, đời đời dở lỡ. Bởi vậy mấy có cách nói: ”bỉ ngạn hoa nở nơi bỉ ngạn, chỉ thấy hoa, không thấy lá”. Nhớ nhau thương nhau nhưng vĩnh viễn mất nhau, cứ như thế luân hồi hoa và lá không bao giờ nhìn thấy nhau, cũng có ý nghĩa là mối tình đau thương vĩnh viễn không thể gặp gỡ. Cũng vì thế mà người ta dùng nó để làm ví dụ cho những chuyện tình không có kết quả (hay không có kết quả gì tốt đẹp). Giống với một tác phẩm vừa mới ra mắt cũng có nhắc về nó : Độ ta không độ nàng

Trong Phật kinh có ghi “bỉ ngạn hoa, một nghìn năm hoa nở, một nghìn năm hoa tàn, hoa diệp vĩnh bất tương kiến. Tình bất vi nhân quả, duyên chú định sinh tử.

Truyền thuyết thứ hai

Truyền thuyết nói, rất lâu rất lâu trước đây, ven thành thị nở một dải lớn hoa bỉ ngạn – cũng chính là mạn châu sa hoa. Bảo vệ bên cạnh hoa bỉ ngạn là hai yêu tinh, một người tên là Mạn Châu, một người tên là Sa Hoa. Bọn họ đã canh giữ bỉ ngạn suốt mấy nghìn năm nhưng trước giờ chưa từng tận mắt nhìn thấy đối phương… Bởi vì lúc hoa nở nhìn không thấy lá; khi có lá lại không thấy hoa. Giữa hoa và lá, cuối cùng cũng không thể gặp nhau, đời đời lầm lỡ. Thế nhưng, bọn họ điên cuồng nhung nhớ đối phương, và bị nỗi đau khổ hành hạ sâu sắc. Cuối cùng có một ngày, bọn họ quyết định làm trái quy định của thần, lén gặp nhau một lần.

Năm đó, sắc đỏ rực rỡ của mạn châu sa hoa được sắc xanh bắt mắt bao bọc lấy, nở ra đặc biệt yêu diễm xinh đẹp. Thế nhưng vì việc này mà thần trách tội. Mạn Châu và Sa Hoa bị đánh vào luân hồi, và bị lời nguyền vĩnh viễn không thể ở cùng nhau, đời đời kiếp kiếp ở nhân gian chịu đựng nỗi đau khổ. Kể từ đó về sau, mạn châu sa hoa chỉ nở trên con đường hoàng tuyền, hoa có hình dạng như những cánh tay hướng về thiên đường để cầu khẩn, mỗi khi Mạn Châu và Sa Hoa luân hồi chuyển thế, trên con đường hoàng tuyền ngửi thấy mùi hương của hoa bỉ ngạn thì có thể nhớ lại bản thân ở kiếp trước, sau đó thề không bao giờ chia lìa nữa nhưng vẫn lần nữa bị lời nguyền kéo vào vòng luân hồi.

Ngoài ra còn một số truyền thuyết thú vị khác, các bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết Lycoris radiata trên Wikipedia.

Bài viết cùng chủ đề

  • Cách dùng hạt cau khô ngâm rượu và hạt cau già ngâm rượu
  • Tự chế bài thuốc phòng chống ung thư cho cả gia đình
  • Cây thị cảnh – công dụng và sự trường tồn của cây thị với văn hóa Việt Nam
  • Vườn rau sạch từ mũ bảo hiểm, màn hình tivi, bình cứu hỏa
  • Các loài cây kỳ lạ của Việt Nam cho bạn đọc thưởng thức
  • Website mới đầy triển vọng: Nhà vườn Hải Đăng

Từ khóa » Hoa Bỉ Ngạn Trắng Tiếng Anh