Hoa Bỉ Ngạn – Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Và Thơ Về Hoa Bỉ Ngạn - Wiki A-Z

Xuất phát từ Trung Quốc và được mang đi khắp thế giới, với 3 màu sắc Đỏ – Vàng – Trắng nổi bật, hoa bỉ ngạn nhanh chóng chiếm được tình cảm của những người yêu hoa trên khắp thế giới. Nhắc tới hoa bỉ ngạn, người ta thường liên tưởng tới sự hồi ức, nỗi nhớ, đau thương… Hãy cùng Wikiaz tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa của hoa bỉ ngạn và cách mà loài hoa này đã đi vào văn thơ như thế nào qua bài viết sau đây.

Hoa bỉ ngạn – Những tên gọi khác nhau

Hoa bỉ ngạn có tên khoa học là Lycoris radiata, một loài hoa thuộc họ Amaryllidaceae.

Hoa bỉ ngạn được cho là bắt nguồn tại Trung Quốc nhưng chúng dần lan tỏa và có nhiều tại các quốc gia khác nhau. Tại các quốc gia, hoa bỉ ngạn có nhiều tên gọi khác nhau phải kể đến như:

  • Hoa bỉ ngạn trong tiếng Trung: Hồng hoa thạch toán; Thạch toán; Long trảo hoa; Sơn ô độc; Bỉ ngạn hoa; Lão nha toán; Lị khả lị ti; Mạn châu sa; Vô nghĩa thảo; Hoa địa ngục; U linh hoa; Tử nhân hoa; Vong xuyên hoa.
  • Hoa bỉ ngạn trong tiếng Nhật: Higanbana, Yuurei Hana, Shibito Hana, Sutego Hana, Amisori Hana, Manjushage, Tengai Hana, Jigoku Hana…
  • Hoa bỉ ngạn trong tiếng Anh: Red spider lily, Shorttube Lycoris, Cluster Amaryllis…

Tại Trung Quốc hoa bỉ ngạn mang ý nghĩa về sự “Ưu mỹ thuần khiết”. Tại Triều Tiên nó tượng trưng cho sự “Nhớ về nhau”. Còn tại Nhật Bản hoa bỉ ngạn gắn với “Hồi ức đau thương”.

Xuất xứ và đặc điểm loài hoa bỉ ngạn

Xuất xứ

Hoa bỉ ngạn được cho là được tìm thấy đầu tiên tại Trung Quốc. Người ta cũng phát hiện ra loài hoa này tại Nhật Bản.

Vào năm 1854, trong thời gian Hoa Kỳ mở cửa thương mại cho Nhật Bản. Thuyền trưởng William Roberts trong một lần trở lại Hoa Kỳ đã mang theo loài hoa bỉ ngạn từ Nhật. Ông mang về 3 cây hoa, chúng được cháu gái của ông trồn và chăm sóc. Sau một thời gian chăm sóc và cô thấy rằng loài cây này không nở hoa cho đến khi sau một cơn mưa đầu mùa của mùa thu.

Đặc điểm hoa bỉ ngạn

Bỉ ngạn là loài hoa mọc hoang ở đôi bờ sống, trên triền đồi, hai bên đường, trên bờ ruộng và đặc biệt tìm thấy nhiều trong nghĩa địa. Khác với vẻ đẹp quyến rũ của những bông hoa, củ hoa bỉ ngạn rất độc do chúng chứa lycorin (một loại chất độc thần kinh).

Truyền thuyết kể lại rằng, có một người đã tuyệt mệnh bằng cách ăn củ của loài hoa này trong lúc đói. Có lẽ vì lý do này mà người Nhật tin rằng bỉ ngạn là loài hoa của điềm xấu và sự chết chóc.

Hoa bỉ ngạn chỉ nở duy nhất 1 lần trong năm trùng với tiết thu phân. Đây cũng là thời gian mà theo lời dạy của Phật trong thời gian 7 ngày của mùa thu, người sống có thể đi vào thế giới của người chết để gặp gỡ ông bà tổ tiên. Đây cũng là thời gian người Nhật thường đi thăm viếng, sửa sang mồ mả của ông bà tổ tiên đã khuất.

Cũng theo truyền thuyết, hoa bỉ ngạn là loài hoa duy nhất mọc trên đường xuống suối vàng, một linh hồn trước khi bước qua cầu Nại hà sẽ gửi toàn bộ ký ức của mình cho hoa bỉ ngạn. Dù đó là những ký ức hạnh phúc hay khổ đau, hoa bỉ ngạn đều thu nhận những ký ức đó.

Dân gian cho rằng hoa bỉ ngạn là cửa ngõ dẫn vào thế giới của những người đã khuất, có người lại cho rằng vào những ngày người sống gặp người đã khuất, hoa bỉ ngạn là nơi trú ngụ của những linh hồn.

Hoa bỉ ngạn không ưa thời tiết quá nóng hay quá lạnh, loài hoa này thích sự ấm áp. Hoa bỉ ngạn thường được trồng và phát triển tốt ở những nơi không quá nóng hay lạnh, ít gió và có hệ thống thoát nước tốt.

Thời gian hoa bỉ ngạn nở rất chính xác vào 3 ngày trước thu phân và tàn vào 3 ngày sau thu phân.

Truyền thuyết về hoa bỉ ngạn

Hoa bỉ ngạn gắn liền với 2 truyền thuyết

Truyền thuyết thứ nhất

Tương truyền loài hoa này nở nơi hoàng tuyền, đa số người đều nhận định rằng hoa bỉ ngạn nở bên cạnh vong xuyên hà ở Minh giới. Hoa có màu đỏ rực rỡ như máu, phủ đầy trên con đường thông đến địa ngục, mà có hoa thì không có lá, đây là loài hoa duy nhất của Minh giới.

Theo truyền thuyết hương hoa có ma lực, có thể gọi về ký ức lúc còn sống của người chết. Trên con đường hoàng tuyền nở rất nhiều loài hoa này, nhìn từ xa như một tấm thảm phủ đầy máu, màu đỏ đó như là ánh lửa nên bị gọi là “hỏa chiếu chi lộ”, đây cũng là loài hoa duy nhất mọc trên con đường hoàng tuyền, và cũng là phong cảnh, là màu sắc duy nhất ở nơi đấy. Khi linh hồn đi qua liền quên hết tất cả những gì khi còn sống, tất cả mọi thứ đều lưu lại nơi bỉ ngạn, bước theo sự chỉ dẫn của loài hoa này mà hướng đến địa ngục của u linh.

Bỉ ngạn là đóa hoa trong truyền thuyết tình nguyện đi vào địa ngục, bị chúng ma quỷ bắt quay về nhưng vẫn ngập ngừng trên con đường hoàng tuyền, chúng ma quỷ không nhịn được nên đều đồng ý cho nàng nở trên con đường này, cho những linh hồn đã rời khỏi nhân giới có một sự chỉ dẫn và an ủi.

Bỉ ngạn hoa nở ở bờ bên kia thế giới, chỉ là một khối đỏ rực như lửa; hoa nở không lá, lá mọc không hoa; cùng nhớ cùng thương nhưng không được gặp lại, chỉ có thể một thân một mình ở trên đường cực lạc.

Hoa lá không bao giờ gặp gỡ, đời đời dở lỡ. Bởi vậy mấy có cách nói: ”bỉ ngạn hoa nở nơi bỉ ngạn, chỉ thấy hoa, không thấy lá”. Nhớ nhau thương nhau nhưng vĩnh viễn mất nhau, cứ như thế luân hồi hoa và lá không bao giờ nhìn thấy nhau, cũng có ý nghĩa là mối tình đau thương vĩnh viễn không thể gặp gỡ. Cũng vì thế mà người ta dùng nó để làm ví dụ cho những chuyện tình không có kết quả (hay không có kết quả gì tốt đẹp).

Truyền thuyết thứ hai

Truyền thuyết nói, rất lâu rất lâu trước đây, ven thành thị nở một dải lớn hoa bỉ ngạn – cũng chính là mạn châu sa hoa. Bảo vệ bên cạnh hoa bỉ ngạn là hai yêu tinh, một người tên là Mạn Châu, một người tên là Sa Hoa. Bọn họ đã canh giữ bỉ ngạn suốt mấy nghìn năm nhưng trước giờ chưa từng tận mắt nhìn thấy đối phương… Bởi vì lúc hoa nở nhìn không thấy lá; khi có lá lại không thấy hoa. Giữa hoa và lá, cuối cùng cũng không thể gặp nhau, đời đời lầm lỡ. Thế nhưng, bọn họ điên cuồng nhung nhớ đối phương, và bị nỗi đau khổ hành hạ sâu sắc. Cuối cùng có một ngày, bọn họ quyết định làm trái quy định của thần, lén gặp nhau một lần.

Năm đó, sắc đỏ rực rỡ của mạn châu sa hoa được sắc xanh bắt mắt bao bọc lấy, nở ra đặc biệt yêu diễm xinh đẹp. Thế nhưng vì việc này mà thần trách tội. Mạn Châu và Sa Hoa bị đánh vào luân hồi, và bị lời nguyền vĩnh viễn không thể ở cùng nhau, đời đời kiếp kiếp ở nhân gian chịu đựng nỗi đau khổ. Kể từ đó về sau, mạn châu sa hoa chỉ nở trên con đường hoàng tuyền, hoa có hình dạng như những cánh tay hướng về thiên đường để cầu khẩn, mỗi khi Mạn Châu và Sa Hoa luân hồi chuyển thế, trên con đường hoàng tuyền ngửi thấy mùi hương của hoa bỉ ngạn thì có thể nhớ lại bản thân ở kiếp trước, sau đó thề không bao giờ chia lìa nữa nhưng vẫn lần nữa bị lời nguyền kéo vào vòng luân hồi.

Thơ về loài hoa bỉ ngạn

1. Bỉ Ngạn hoa

Hoa nở một ngàn năm

Hoa tàn một ngàn năm

Lá hoa

Vĩnh viễn không thấy nhau.

2. Chốn Hoàng Tuyền ngăn hai bờ sinh tử

Bỉ Ngạn hoa nhuộm đỏ dòng Vong Xuyên

Mạnh Bà thang ai quên quên nhớ nhớ

Cầu Nại Hà sao nặng bước chưa qua?

3. Hoa nở ngàn năm, hoa Bỉ Ngạn

Hoàng tuyền huyết nhuộm, nỗi bi thương

Vô hoa hữu diệp, vô tương ngộ

Vạn kiếp luân hồi, vạn vấn vương

4. Lòng đã nở một nhành hoa Bỉ Ngạn

Nhìn Vong Xuyên đưa tiễn mấy dòng trôi

Cánh mong manh trói đời ta vô ảnh

Bờ nhân duyên xa tít tắp chân trời…

5. Hẹn ước cùng nhau ngắm hoa Bỉ Ngạn

Đến khi hoa nở, đỏ khắp chân trời

Lời hứa còn đấy, nhưng người ở đâu?

6. Bỉ Ngạn mãi mãi nở không thấy lá

Dòng Vong Xuyên nước sâu tựa trời cao

Sương Giang Nam mưa bụi phủ Nại Hà

Cố nhân cười chắt đứt một hồi duyên.

7. Hoa nở ngàn năm chẳng thấy lá

Lá ngẩng đầu lại chẳng thấy hoa đâu

8. Trên đường hoàng tuyền, có hoa Bỉ Ngạn

Hoa chờ một người yêu tận tâm can

Duyên phận trái ngang, đời đời lỡ dỡ

Số mệnh sắp đặt vạn kiếp chẳng nên duyên

Chẳng phải thần tiên, chẳng phải hồ điệp

Nguyện làm tri kỷ bầu bạn nơi cửu tuyền

Vong Xuyên bất tận, Bỉ Ngạn tịch liêu

Có phải chăng chẳng chờ được người yêu?

Chỉ nguyện là thân hoa mọc trên đất

Có hoa không lá, có lá không hoa

Lặng nhìn nhân thế lặng đời trôi.

9. Bỉ Ngạn ngàn năm hoa vẫn nở

Mạnh Bà ngàn năm vẫn chờ người

10. Có người nói số kiếp của chàng ứng với hoa Bỉ Ngạn, nghìn năm ra lá, nghìn năm có hoa. Lá và hoa không bao giờ cùng tồn tại. Người như vậy sẽ cô độc cả đời. Nhưng ta không nghĩ vậy, đối với ta, nếu chàng là hoa Bỉ Ngạn, ta chính là Hoàng Tuyền.

Tham khảo: Wikipedia & Facebook

Rate this post

Từ khóa » Hoa Bỉ Ngạn Tiếng Anh Là Gì