Hoa Bỉ Ngạn ở Đà Lạt - Ý Nghĩa Và Truyền Thuyết Huyền Bí

Hoa bỉ ngạn ở Đà Lạt gắn liền với truyền thuyết đau thương và bí ẩn. Hoa bỉ ngạn có ý nghĩa gì? Tìm hiểu những câu chuyện xoay quanh loài hoa đặc biệt này trong bài viết dưới đây.

Hoa bỉ ngạn là loài hoa gắn với truyền thuyết bi thương cùng nhiều giai thoại bí ẩn, đồng thời là một dấu ấn riêng của Đà Lạt trong mắt du khách bốn phương. Du khách ghé thăm thành phố sương đều ấn tượng sâu đậm với loài hoa đặc biệt này. Trong bài viết hôm nay, Vietnam Booking sẽ dẫn bạn đi khám phá những câu chuyện thú vị về hoa bỉ ngạn ở Đà Lạt.

Bạn biết gì về hoa bỉ ngạn?

Hoa bỉ ngạn có thật hay không là thắc mắc của nhiều người, cũng bởi loài hoa này gắn với truyền thuyết và giai thoại tâm linh thần bí. Trên thực tế, hoa bỉ ngạn là có thật và phân bố rải rác ở nhiều nơi. Ban đầu, hoa bỉ ngạn được tìm thấy ở Trung Quốc, sau đó là Nhật Bản. Ở Hoa Kỳ, bỉ ngạn phát triển ở Texas, Bắc Carolina và nhiều tiểu bang phía Nam khác.

Hoa Bỉ Ngạn ở Đà Lạt

Hoa bỉ ngạn có tên khoa học là Lycoris Radiata, có nhiều tên gọi khác nhau như Hồng hoa Thạch Toán, Long Trảo Hoa, U Linh hoa, Higan Bana, Jigoku Bana… Đây là một loại cây thân thảo lâu năm, chiều cao từ 40 – 100 cm. Điểm nổi bật của bỉ ngạn chính là những bông hoa mọc thành từng chùm lạ mắt.

Hoa bỉ ngạn có hai loại là hoa bỉ ngạn trắng và hoa bỉ ngạn đỏ, trong đó phổ biến nhất là màu đỏ. Bỉ ngạn trắng còn được gọi là Mạn Đà La Hoa, bỉ ngạn đỏ có một cái tên kiều diễm là Mạn Châu Sa Hoa. Thời gian nở của loài hoa này cũng rất chính xác. Ba ngày trước và sau xuân phân gọi là Xuân Bỉ Ngạn, ba ngày trước và sau thu phân gọi là Thu Bỉ Ngạn.

Cây bỉ ngạn mọc sát nhau, những cánh hoa vươn dài từ mặt đất, phía trên đài gồm từ 5 - 7 nụ, khi nở xòe ra mọi hướng. Điểm đặc biệt là khi cây ra hoa thì lá sẽ ngừng phát triển, có lá thì sẽ không có hoa. Bởi vậy, lá và hoa bỉ ngạn vĩnh viễn không bao giờ gặp nhau.

Tour Hà Nội Nha Trang Đà Lạt 5 ngày 4 đêm

Lời đồn về hoa bỉ ngạn có độc?

Người ta thường bắt gặp hoa bỉ ngạn ở trên đồi, bên bờ sông, ven đường đi hay rất nhiều trong nghĩa địa. Củ của loài cây này rất độc bởi trong nó chứa lycorine – chất độc gây tổn hại đến dây thần kinh. Tương truyền rằng có những người đã tuyệt mệnh bằng cách ăn củ của loài hoa này lúc đói. Có lẽ vì thế, vào thời xa xưa, người Nhật đều không thích hoa bỉ ngạn và cho rằng nó tượng trưng cho sự chết chóc tang thương.

Truyền thuyết hoa bỉ ngạn

Truyền thuyết thứ nhất

Dân gian tương truyền hoa bỉ ngạn là loài hoa của cõi âm, thường nở bên cạnh hồ Vong Xuyên ở Minh giới. Hoa có màu đỏ rực rỡ như máu, phủ đầy đường Hoàng Tuyền - con đường từ trần gian thông đến địa ngục. Theo truyền thuyết, hương hoa có thể gọi về ký ức lúc còn sống của người chết. Khi linh hồn đi qua Vong Xuyên thì sẽ quên hết ký ức chốn nhân gian, tất cả mọi thứ sẽ lưu lại trên hoa bỉ ngạn. Hoa bỉ ngạn chỉ dẫn và an ủi những vong hồn trên bước đường về cõi u linh. Bỉ ngạn là nơi trú ngụ cho những linh hồn. Bởi vậy, vào những ngày hoa bỉ ngạn nở, người trần gian được đi vào âm giới – nơi họ có thể gặp lại ông bà, tổ tiên. Với người Nhật, đây cũng là dịp họ đi thăm viếng, sửa sang mồ mả của những người đã khuất.

Hoa Bỉ Ngạn ở Đà Lạt

Truyền thuyết thứ hai

Bỉ ngạn hoa,

Một ngàn năm hoa nở

Một ngàn năm hoa tàn,

Hoa lá vĩnh viễn không gặp nhau”

Không chỉ là loài của duy nhất chốn Hoàng Tuyền, bỉ ngạn còn gắn với một truyền thuyết đau thương khác khiến người đời rơi lệ. Chuyên kể rằng, có một loài hoa đặc biệt mang tên Hoa Bỉ Ngạn. Bảo vệ Hoa Bỉ Ngạn là hai yêu tinh là Mạn Châu và Sa Hoa. Bọn họ đã cùng canh giữ hoa Bỉ Ngạn suốt mấy ngàn năm nhưng chưa từng tận mắt nhìn thấy đối phương.

Loài hoa này lúc hoa nở thì không nhìn thấy lá, lúc có lá lại chẳng thể gặp hoa. Hoa và lá muôn đời chẳng thể nào gặp gỡ. Mạn Châu và Sa Hoa cũng như lá và hoa bỉ ngạn, vĩnh viễn như hai đường thẳng song song không thể giao nhau cùng một điểm. Thế nhưng, hai người lại điên cuồng nhung nhớ đối phương và bị nỗi đau khổ dày vò sâu sắc.

Hoa Bỉ Ngạn ở Đà Lạt

Vì nỗi nhớ mong quá lớn, Mạn Châu và Sa Hoa đã định lén gặp nhau một lần bất chấp quy định của thần linh. Thần linh biết được đã trách tội hai người rất nặng, đánh họ vào luân hồi, gieo lời nguyền khiến họ mãi mãi không thể bên nhau, đời đời kiếp kiếp ở nhân gian chịu đựng đau khổ. Về sau, Mạn Châu Sa Hoa chỉ nở trên con đường Hoàng Tuyền, dưới cầu Nại Hà, làm nhiệm vụ dẫn đường cho những cặp đôi bị chia cắt, cho các vong hồn còn nhiều oán khí quay lại luân hồi để nhận lấy nhân quả.

Cánh hoa bỉ ngạn đỏ rực yêu mị mỗi mùa sinh sôi bừng nở tựa như những cánh tay hướng về thiên đế khẩn cầu. Mỗi khi Mạn Châu và Sa Hoa chuyển kiếp, đi trên con đường qua Vong Xuyên thì lại nhớ đến bản thân ở kiếp trước, nguyện thề sẽ không bao giờ chia xa nhưng rồi vẫn chẳng thể thoát khỏi lời nguyền ly biệt.

►►►Khám phá thêm ĐÀ LẠT mộng mơ ►►►

Ý nghĩa hoa bỉ ngạn

Loài hoa này mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Hoa bỉ ngạn có sự kết nối với đời sống tâm linh của người Châu Á, đi cả vào các tác phẩm thi ca, nhạc họa. Không ít người người chọn hình xăm hoa bỉ ngạn để khắc ghi lên da thịt vì yêu thích ý nghĩa và vẻ đẹp diễm lệ của loài hoa này. Tại mỗi quốc gia, bỉ ngạn lại được diễn giải theo cách khác nhau. Ví dụ:

  • Trung Quốc: là sự ưu mỹ thuần khiết

  • Nhật Bản: là hồi ức đau thương

  • Triều Tiên: chỉ sự nhung nhớ về nhau

Hoa Bỉ Ngạn ở Đà Lạt

Nhìn chung, khi nhắc đến bỉ ngạn, người ta sẽ nghĩ ngay đến sự phân ly, đau khổ, điềm gở hoặc sự chết chóc. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm về ý nghĩa hoa bỉ ngạn theo quan điểm nhà Phật. Trong Phật giáo, từ “bỉ ngạn” được dùng để chỉ miền tịnh độ ở Tây phương Cực lạc, do đó hoa bỉ ngạn được coi là loài hoa của Thiên giới. Người ta tin rằng ai nhìn thấy hoa có thể tránh được ác nghiệp.

heart Xem thêm : >>> Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt trọn gói

Hoa bỉ ngạn ở Việt Nam

Hoa bỉ ngạn đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Những năm gần đây, loài hoa này mới du nhập về Việt Nam và rất được yêu thích bởi vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc của nó. Các bạn có thể dễ dàng trồng hoa bỉ ngạn từ củ để làm đẹp cho không gian sống. Khi trồng hoa bỉ ngạn, các bạn nên chọn thời điểm cuối đông đầu xuân vì cây ưa bóng mát, không chịu được nhiệt độ cao. Tuy nhiên nếu có củ sớm hơn thì bạn có thể trồng vào mùa hè, nếu biết chăm sóc đúng cách thì cây vẫn sẽ phát triển tươi tốt.

Đất trồng củ hoa bỉ ngạn phải ẩm và tơi xốp. Khi trồng, bạn vùi 2/3 đến ¾ củ xuống đất, chú ý khoảng cách giữa các củ ít nhất là 10cm nếu trồng nhiều củ trong 1 chậu. Bỉ ngạn có thể trồng ở vùng nắng, tuy nhiên cây trồng trong bóng râm sẽ nở hoa sớm hơn so với cây được trồng ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Trong suốt quá trình cây bỉ ngạn lớn lên, bạn nên tưới nước đủ ẩm để cây phát triển, tưới dạng phun sương. Khi cây đang nở rộ hoa, các bạn chú ý tưới nước hằng ngày để hoa nở lâu tàn.

Tại Việt Nam, Đà Lạt là nơi trồng hoa bỉ ngạn đẹp nhất. Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm cùng với địa hình đất dốc dễ thoát nước, thích hợp để hoa bỉ ngạn phát triển. Bởi vậy, hoa bỉ ngạn ở Đà Lạt dần trở thành một dấu ấn riêng cho mảnh đất này, cùng hàng trăm loài hoa khác tô điểm cho vẻ đẹp của thành phố trên cao nguyên.

Xem thêm: Tour du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm

Du lịch Đà Lạt, bạn chỉ cần đến Công viên Hoa thành phố hoặc men theo những con dốc xinh xắn là sẽ được ngắm nhìn những bụi hoa bỉ ngạn đẹp đến nao lòng. Đừng quên chụp những tấm hình kỷ niệm cùng loài hoa bỉ ngạn Đà Lạt rực rỡ này cũng như tìm hiểu ý nghĩa đặc biệt của nó nhé! Liên hệ 1900 3398 để biết thêm chi tiết các tour Đà Lạt trọn gói giá rẻ nhất.

Tư vấn miễn phí tour Đà Lạt

Đăng kí ngay!

Từ khóa » Hoa Bỉ Ngạn Xanh Mọc ở đâu