Hoa Cúc (các Loại Cúc, Cách Trồng Chăm Sóc Và ý Nghĩa) - AZ Farming
Có thể bạn quan tâm
Hoa cúc là tên gọi chung của những loại thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae) là một trong những loại hoa được trồng phổ biến nhất ở Việt Nam. Trồng hoa cúc không khó và bạn có thể trồng chúng ở bất kỳ khu vực nào ở nước ta.
Với hơn 4000 loài hoa cúc trong họ cúc, trong bài chia sẻ này AZ Farming sẽ liệt kê những loại cúc phổ biến nhất và cách trồng hoa cúc, cách chăm sóc và ý nghĩa của chúng.
#1 Giới thiệu về loài hoa cúc
Họ Cúc, còn gọi là họ Hướng dương, họ Cúc tây, là một họ thực vật có hoa hai lá mầm. Tên gọi khoa học của họ này có từ chi Aster và có từ nguyên từ gốc tiếng Hy Lạp mang nghĩa ngôi sao-hình dáng của bông hoa trong các loài của nó, được điển hình hóa thành tên gọi phổ biến chung là hoa cúc.
“ Tên khoa học: AsteraceaeHọ (familia): Asteraceae; Bercht. & J.Presl, 1820Bộ (ordo): AsteralesGiới (regnum): Plantae “
Đặc điểm của hoa cúc
Hoa cúc có nhiều hình dạng, màu sắc và kích cỡ khác nhau. Hoa cúc thông thường là một bông hoa màu trắng với tâm màu vàng cánh hoa dạng tia. Nhưng hoa cúc cũng có màu đỏ, cam và hồng với tâm màu vàng, màu tím với tâm màu nâu, màu vàng với tâm màu đỏ sẫm và màu xanh lam với tâm màu xanh lục…
#2 Các loại cúc phổ biến
1. Cúc đại đóa
Cúc đại đóa thuộc giống cúc vàng. Hoa của chúng có thể nở rất to nên nhìn rất đẹp. Đây là một loài cây thân gỗ, cành rất cứng cáp và hoa có thể để được trong một thời gian dài nên được nhiều người yêu thích.
2. Hoa cúc đồng tiền
Cúc đồng tiền có rất nhiều loài, dựa vào tràng hoa mà chia ra loài hoa tràng rộng, tràng hẹp, đơn tràng, nhiều tràng. Cây cao 30 đến 40cm, cuống lá dài, lá tròn ngắn. Hoa to từ 7 – 10cm, mọc ở đầu cuống, màu đỏ, hồng, vàng, vàng da cam. Cúc đồng tiền nở hoa quanh năm, nhiều nhất là vào mùa hè và thu.
3. Hoa Cúc móng rồng
Loài hoa này có thân thấp, chắc khỏe và hoa màu trắng nở rất to. Những cánh hoa của loài hoa này cụp cong cong giống như móng rồng. Với những người thích chơi hoa thì đây là một loài cây rất đặc biệt và được nhiều người yêu thích.
4. Cúc su si
Loại cúc này thuộc cây thân thảo, dạng bụi, cao 25-30cm, đường kính hoa từ 3-5cm có cách dày, có nhiều màu phổ biến nhất là màu cam và màu vàng.
Cúc su si rất dễ trồng và có thể trồng quanh năm, cây ít sâu bệnh, có khả năng chịu lạnh tốt nên thường được trồng ngoài vườn.
5. Cúc Châu Phi
Đây là loại cây chịu hạn tốt, thường được trồng như một loại cây che phủ, phát triển mạnh dưới ánh sáng mặt trời đầy đủ, hoa cúc Châu Phi có các màu hồng, vàng, cam và đỏ, với các tâm màu vàng nâu.
6. Cúc họa mi
Đây là loài cúc thân nhỏ, có hoa màu trắng. Hoa của loài cây này được sử dụng để trang trí cho không gian phòng khách rất đẹp. Cúc họa mi chịu hạn rất tốt và cần nhiều ánh sáng mặt trời.
7. Cúc Đà Lạt
Nói đến hoa cúc, chúng ta không thể không kể đến những loài cúc Đà Lạt. Loại cúc này được trồng nhiều ở Đà Lạt vị thế chúng có tên gọi như vậy. Cúc Đà Lạt có nhiều màu sắc đa dạng và nhiều hình dáng khác nhau.
8. Hoa Cúc mâm xôi
Loài cúc này này có thân lùn, sống theo từng bụi và chịu được hạn và nắng nên được trồng rất nhiều tại miền nam. Điều đặc biệt của loài cúc này đó là có thân nhỏ nhưng có nhiều hoa và hình dạng giống với một mâm xôi nhỏ.
9. Cúc bất tử
Loại cúc đẹp nhất từ tên gọi đến vẻ đẹp của hoa. Với những ai đã từng một lần trồng hay nhìn thấy cúc bất tử, chắc đều yêu thích loài hoa này. Những bông hoa nhỏ bé, khi bông hoa lìa khỏi cành các cánh hoa vẫn giữ nguyên được màu sắc ban đầu của mình, đây cũng là nét đặc biệt của loại hoa này.
10. Hoa cúc tana
Giống như cúc họa mi, loại cúc này có hoa nhỏ, cánh màu trắng nhụy ta màu vàng. Hoa cúc Tana mang vẻ đẹp bình dị, tinh tế, tuy trông rất mong manh nhưng có độ bền đáng kinh ngạc.
11. Cúc thân gỗ
Cúc thân gỗ có nguồn gốc từ Châu Phi, là loại cây cây bụi thân gỗ lớn sống lâu năm, chúng khác với những cây trong họ về tuổi thọ và kích thước. Chúng có thể có tuổi thọ lên đến 10 năm và chiều cao có thể đạt được hơn 3m. Hoa cúc thân gỗ chủ yếu là màu vàng tươi.
12. Cúc kim cương
Hoa cúc kim cương được xem là hoa đẹp nhất trong các loài hoa cúc. Loại cúc này có hoa đơn có bông nở to từ 7 – 10cm. Vì vậy đối với những loại hoa cúc khác thì hoa cúc kim cương được ví như nữ hoàng hoa cúc.
13. Cúc thược dược
Chi cúc này còn có tên gọi khác là Cúc Đại Lý. Màu sắc của hoa đa dạng nhiều màu như: đỏ, trắng, cam, vàng,…. Nó là loại cây thân củ thuộc họ cúc, có đường kính từ 3 đến 10cm, chiều cao thân từ 30 – 50cm. Thời gian hoa thược dược nở từ tháng 6 đến tháng 9.
14. Cúc mặt trời
Cúc Mặt Trời thuộc dạng cây leo cao, thường được trồng theo bụi và là cây xanh tốt quanh năm. Cây có chiều cao khoảng 20- 40cm, phân làm nhiều cành và nhánh nhỏ. Lá là dạng lá đơn, màu xanh, hình bầu dục, lá có lớp lông mịn. Thân cây tròn, có lớp lông mịn.
15. Cúc sao băng
Giống như những vì sao nhỏ bé, lung linh trên bầu trời, cúc sao băng chính là những bông hoa điểm tô cho khu vườn nhà bạn thêm rực rỡ.
Loài hoa này ưa nắng, nở nhiều vào mùa hạ, sắc vàng tươi tắn của hoa đặc biệt thích hợp trồng trong chậu, giỏ hoa hoặc thảm hoa để làm đẹp cho mọi không gian.
16. Cúc thạch thảo
Hoa thạch thảo hay cúc cánh mối. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì do cánh hoa thạch thảo mỏng manh như cánh mối. Tên tiếng Anh của thạch thảo là European Michaelmas Daisy. Tên khoa học của loài hoa này là Aster amellus. Thông thường, cây hoa thạch thảo cao từ 50-60cm và hoa có màu tím rất đẹp.
17. Cúc mắt bò
Cúc mắt bò (danh pháp khoa học: Leucanthemum vulgare) là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Cúc mắt bò là loài thực vật có phân bố rộng bản địa châu Âu và các khu vực ôn đới của châu Á và một loài du nhập đến Bắc Mỹ, Australia và New Zealand. Nó là một trong một loài trong họ Asteraceae được gọi là cúc đầu xuân.
18. Hoa cúc bi
Cúc bi hay còn gọi là cúc Calimero hay cúc ruby, loại cúc này có những bông hoa với dáng vẻ nhỏ bé nhưng chứa đựng trong những bông hoa là một sức sống rực rỡ và cuốn hút. Bởi những vẻ ngoài như vậy cúc Calimero trở thành loài hoa rất được nhiều người yêu thích.
19. Cúc ngũ sắc
Hoa cúc ngũ sắc (cúc lá nhám) có tên khoa học là Zinnia elegans. Giống hoa này có màu sắc khá đa dạng từ vàng, đỏ, cam, trắng… lại khá dễ trồng và chăm sóc nên rất được ưa chuộng.
20. Cúc vạn thọ
Cúc vạn thọ có tên khoa học là Tagetes erecta thuộc họ thực vật Asteraceae (họ cúc). Cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhiệt đới (Mexico), được thuần hóa và trồng làm cảnh. Cúc vạn thọ hiện nay được trồng khá phổ biến ở Việt Nam làm cây cảnh trang trí sân vườn, vỉa hè,… Hoa cúc vạn thọ là biểu tượng cho sự trường tồn, vĩnh cửu giống như chính tên gọi của nó.
#3 Cách trồng và chăm sóc hoa cúc
Nhìn chung, cúc là loại hoa rất dễ trồng và việc chăm sóc cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo số lượng hoa nở nhiều nhất và cây khỏe mạnh nhất, bạn cần quan tâm đến những yếu tố sau.
Chọn chậu: Tùy thuộc vào kích thước, kiểu dáng khác nhau mà lựa chọn số cây để trồng trong chậu cho phù hợp. Chậu có kích thước 30x 15x 20cm có thể trồng 5 cây/chậu.
Cách trồng: Cho giá thể đã xử lý nấm bệnh vào chậu cao cách miệng chậu 5cm. Trồng các cây sao cho cây phân bố đều xung quanh chậu để tán cây đều, không trồng cây quá sát vào thành chậu. Nên trồng cây vào buổi chiều, sau khi trồng tưới đẫm nước. Xếp chậu cách chậu 10 -15cm (tính từ mép chậu).
Cách chăm sóc hoa cúc
Ánh sáng: Khi chọn một vị trí để trồng hoa cúc, bạn phải đảm bảo vị trí đó luôn có đủ ánh nắng mặt trời. Cúc là loại cây ưa sáng, việc nhận được đầy đủ ánh nắng mặt trời sẽ cung cấp cho cây của bạn năng lượng cần thiết để tạo ra số lượng hoa nở nhiều.
Tưới nước: Có một số loài cúc chịu hạn rất tốt, nhưng theo nguyên tắc chung, bạn nên tưới nước cho cây hoa cúc ít nhất một lần trong ngày. Thời điểm lý tưởng để tưới là vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Nếu khu vực của bạn là vùng nắng hạn bạn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cây cúc để cây có thể ra hoa nhiều nhất. Tưới thường xuyên hơn trong giai đoạn cây ra nụ cho đến lúc cây ra hoa.
Đất trồng: Cây hoa cúc ưa những loại đất thoát nước, vì chúng dễ bị thối rễ dẫn đến chết cây nếu đất bị ngập nước. Độ pH của đất từ 5 đến 5,5 là lý tưởng để cây hoa cúc sinh trưởng.
Cũng giống như các loại cây khác, hoa cúc sẽ phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn khi được trồng trong đất có hàm lượng dinh dưỡng cao. Nếu đất của bạn không có nhiều chất dinh dưỡng, hãy bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ, phân trộn, phân chuồng hoại mục…
Cắt tỉa: Các loại cúc bông lớn sau khi trồng 15-20 ngày đã có thể bấm ngọn để lại 3-5 cành
Các loại cúc bông nhỏ việc bấm ngọn cũng được thực hiện 15-20 ngày sau khi trồng và thực hiện 2-3 lần bấm ngọn để tạo thành nhiều nhánh nhỏ
Khi cây đã cho nụ vẫn tiến hành bấm ngọn thường xuyên nhằm tỉa bớt những nụ xung quanh nụ chính
Bón phân: Khi cây cúc ra bắt đầu ra hoa bạn cần bón phân cho chúng để có thể thúc đẩy cây ra nhiều hoa hơn và hoa nở lâu hơn.
Bạn có thể sử dụng phân bón NPK hoặc phân Đầu Trâu, hòa tan trong nước để bón. Nhưng các loại phân bón hữu cơ vẫn là ưu tiên hàng đầu để bón cây cúc.
#4 Các loại sâu bệnh thường gặp khi trồng hoa cúc
Mặc dù cúc là loại cây tương đối cứng cáp khỏe mạnh, nhưng vẫn có một số bệnh và sâu bệnh cần đề phòng. Việc phòng ngừa và phát hiện sớm sâu bệnh là rất quan trọng để giúp những cây hoa cúc của bạn ở tình trạng khỏe mạnh nhất. Sau đây là một số sâu bệnh thường gặp khi trồng hoa cúc.
Rầy mềm: Đây là một trong những loài gây hại phổ biến nhất mà bạn sẽ phải đối phó khi trồng hoa cúc, loại rệp này sẽ bám vào lá cây và hút chất dinh dưỡng, để lại những vết đốm xám đen và đôi khi là những lỗ hổng, gây hại cho cây.
Giải pháp đơn giản nhất cho vấn đề rệp là trộn xà phòng rửa bát và nước với nhau trong một bình xịt và xịt các khu vực bị nhiễm rệp một lần mỗi ngày trong hai đến ba tuần.
Ruồi trắng: Chúng gây hại bằng cách hút chất dinh dưỡng từ tán lá, làm chết lá theo thời gian.
Để trị ruồi trắng, bạn có thể dùng các loại bẫy dính để bẫy và tiêu diệt con trưởng thành một cách hiệu quả. Để loại bỏ ấu trùng, có thể sử dụng một loại thuốc trừ sâu nhẹ khi cần thiết. Nếu phát hiện sớm bạn có thể đưa bọ gậy vào khu vườn của bạn, chúng sẽ giúp loại bỏ ấu trùng.
Bệnh thối rễ: Thối rễ là một vấn đề phổ biến khi trồng hoa cúc nếu bạn không có loại đất thoát nước tốt.
Hoa cúc rất dễ bị thối rễ, lượng nước quá nhiều sẽ làm ngập bộ rễ và theo thời gian có thể làm cho rễ bị mềm và thối rữa.
Để phòng ngừa vấn đề này, tốt nhất bạn nên chuẩn bị loại đất thoát nước tốt trước khi trồng và thiết kế hệ thống thoát nước để đảm bảo cây cúc không bị ngập nước trong thời gian quá lâu.
#5 Ý nghĩa của hoa cúc
Ý nghĩa hoa cúc theo màu sắc
Hoa cúc vàng: là đại diện cho niềm hân hoan, may mắn, niềm vui hay lòng tôn kính đối với một ai đó. Bên cạnh đó, hoa cúc vàng còn tượng trưng cho sự trường thọ, may mắn và hoài niệm về quá khứ.
Hoa cúc trắng: thể hiện cho sự tinh khôi, trong sáng, thanh cao và sự ngây thơ, gần gũi, thân thiện. Hoa cúc trắng còn tượng trưng cho lòng hiếu thảo của con cái dành cho các bậc sinh thành ra mình.
Hoa cúc tím: là màu của sự chung thuỷ, say đắm, mãi mãi bên nhau không bao giờ rời xa.
Hoa cúc đỏ: mang thông điệp về một tình bạn tuyệt vời cũng như bày tỏ sự gắn bó, đoàn kết để giữ gìn mối quan hệ này.
Ý nghĩa hoa cúc theo loài
Cúc họa mi: Thể hiện một tình yêu nồng nàn, chân thành, như muốn nhắn gửi đến những người yêu nhau rằng phải biết cố gắng, trân trọng và động viên để cùng nhau gìn giữ mối quan hệ, vượt qua khó khăn thử thách.
Cúc đồng tiền: gắn liền với vẻ ngây thơ, trong sáng, tinh khiết. Chúng cũng được cho là biểu tượng của hạnh phúc.
Cúc dại: đại diện cho một tình yêu thầm kín, bền bỉ, không phô trương nhưng rất chân thành và nồng cháy.
Cúc mặt trời: tượng trưng cho lòng trung thành, chung thuỷ trong tình yêu cũng như sự trung thực, mang lại may mắn trong cuộc sống.
Cúc vạn thọ: đúng như tên gọi của nó, loại hoa này là biểu tượng của sự trường tồn, vĩnh cửu theo thời gian.
Cúc sao băng: là đại diện về sự trong sáng, thuần khiết cũng như những hoài bão, ước mơ bay cao bay xa của tuổi trẻ.
Cúc đại đoá: mang ý nghĩa là sự sụm vây, đoàn tụ, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Chúng còn là biểu tượng cho niềm tin, sự hi vọng về một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc.
Cúc châu phi: loài hoa này bày tỏ ý nghĩa về một sự tươi vui, sung túc, đầy đủ trong cuộc sống gia đình.
Cúc bất tử: ý nghĩa hoa cúc bất tử chính là sự sống vĩnh hằng, mặc dù thân xác đã chết nhưng sự sống sẽ còn mãi như những cánh hoa bất tử vẫn giữ được màu sắc tươi thắm của mình dù thân cây đã héo khô. Loài hoa này còn là biểu tượng tượng trưng cho một tình yêu bất diệt và vĩnh cửu.
#6 Tác dụng của hoa cúc đối với sức khỏe
Ngoài việc sử dụng những bông hoa cúc xinh xắn để trang trí, hoa cúc còn được sử dụng như một loại trà rất tốt cho sức khỏe.
Trà hoa cúc rất giàu kali, giúp giảm nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như ung thư, đột qu, và bệnh tim mạch… Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của hoa cúc đối với sức khỏe
Điều trị chứng mất ngủ: Trà hoa cúc giúp bạn sảng khoái và trẻ hóa sau một ngày làm việc mệt mỏi. Với hương vị và hương vị của nó, nó giúp thư giãn cơ thể và tâm trí. trà hoa cúc giúp hạ huyết áp, làm mát cơ thể, giảm viêm nhiễm, có thể giúp an thần.
Điều trị ngứa cổ họng và ho: nên ngâm trà hoa cúc cùng với Fructus Momordicae trong nước 20 phút rồi đun sôi. Có thể thêm chanh và muối mỏ vào trà để tạo hương vị và mùi vị.
Cải thiện thị lực: Như đã đề cập trước đó, siêu giàu beta-carotene, và sau đó là vitamin A, trong trà hoa cúc. Vitamin A luôn có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe của mắt, và là một chất chống oxy hóa, nó có thể bảo vệ chống lại bệnh thần kinh võng mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và nhiều vấn đề khác liên quan đến mắt, thậm chí là những vấn đề đơn giản như mờ mắt.
Điều trị chứng viêm ở phổi và đường mũi: Vì trà chủ yếu bao gồm khoảng 45% chiết xuất hoa khô, nó rất hữu ích trong việc điều trị chứng viêm ở phổi và đường mũi. Nó cũng được biết là có đặc tính chống nấm, chống vi khuẩn, chống vi rút và có hiệu quả trong việc làm sạch gan.
Giảm stress: Trà hoa cúc không chứa caffeine và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào như căng thẳng, lo lắng và kích thích.
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Trà hoa cúc chứa nhiều kali, vì thế nó rất hữu ích trong việc điều trị bệnh động mạch vành, giãn tĩnh mạch và động mạch bị tắc nghẽn.
Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin C và A đều được tìm thấy nhiều hoa cúc, và cả hai loại vitamin này đều rất quan trọng đối với sức khỏe hệ miễn dịch. Vitamin C kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa để bảo vệ chống lại các gốc tự do. Trong hoa cúc cũng có khá nhiều khoáng chất như magiê, canxi và kali, tất cả đều cần thiết cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Thức đẩy quá trình trao đổi chất lành mạnh: Có rất nhiều loại Vitamin B khác nhau được tìm thấy trong hoa cúc, bao gồm axit folic, choline, niacin và riboflavin. Những loại vitamin này cần thiết cho các hoạt động bình thường của cơ thể, từ tiến trình phát triển, tăng trưởng đến mức nội tiết tố, tuần hoàn và hoạt động dẫn truyền thần kinh.
Kiểm soát lượng đường trong máu: Trà hoa cúc có thể ngăn ngừa được biến chứng của bệnh tiểu đường bằng cách điều chỉnh nồng độ glucose và insulin trong cơ thể. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, uống trà hoa cúc rất có lợi trong việc làm ổn định lượng đường trong máu.
Giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp và ung thư vú: Một số loại flavonoid trong hoa cúc như apigenin, hesperidin là những chất có khả năng chống ung thư cực kỳ mạnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người uống trà hoa cúc hằng ngày có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn so với người không uống.
Giúp mát gan giải độc: Trà hoa cúc kết hợp với bồ công anh, kim ngân hoa sẽ là một bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa vô cùng hiệu quả.
Điều trị cảm lạnh: Một trong những tác dụng của trà hoa cúc là điều trị cảm lạnh cực tốt. Khi có những triệu chứng như sốt, nhức đầu, chảy nước mũi, ho… bạn có thể uống ngay một tách trà hoa cúc nóng.
Phần kếtChúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tổng quan về họ Cúc và các loại hoa cúc phổ biến. Với ưu điểm cây dễ trồng, thích nghi tốt với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau và hoa đa dạng nhiều màu sắc, kích cỡ….Hoa cúc trở thành một trong những loại hoa được trồng phổ biến nhất.
Hoa cúc còn là một thực phẩm có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Bạn có thể trồng loại hoa này để trang trí sau đó phơi khô và dùng như một loại trà thơm ngon và tốt cho sức khỏe.
Với những màu sắc hay loại cúc khác nhau, chúng mang trong mình những ý nghĩa riêng.
Hy vọng bài chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn và từ đó bạn có thể chọn và trồng những chậu hoa cúc xinh đẹp cho mình. Chúc bạn có những niềm vui trong công việc làm vườn của mình nhé!
Bài viết cùng chủ đề
- Hoa Tử Đằng (cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa)
- Hoa hồng (cách trồng, chăm sóc, các loại hồng và ý nghĩa)
- Hoa Vạn Thọ (các loại vạn thọ, cách trồng, chăm sóc và ý nghĩa)
- Hoa Cẩm Chướng (cách trồng, các loại cẩm chướng và ý nghĩa)
- Cây Hoa Trà (cách trồng, chăm sóc, các loại hoa trà và ý nghĩa)
Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.
Đóng Góp Ý Kiến Của BạnHủy
- Nhấn tin
- Chat zalo
- Messenger
- Gọi điện
- Đầu trang
Đăng nhập
Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *
Mật khẩu *
Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Từ khóa » Bông Họ Cúc
-
Họ Cúc (Asteraceae)
-
Loài C. Indicum L. (Cây Cúc Hoa Vàng) | Cây Thuốc
-
Hoa Cúc: Những Lợi ích Chữa Bệnh Bất Ngờ - Hello Bacsi
-
Họ Cúc Asteraceae - CÚC TANA
-
Hoa Cúc - Phân Loại, ý Nghĩa, Công Dụng Và Cách Trồng Giúp Hoa Nở ...
-
Họ Cúc | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Bông Cúc, Từ điển Nấu ăn Cho Người Nội Trợ | Cooky Wiki
-
Asteraceae (Compositae) : Họ Cúc - động Thực Vật Việt Nam
-
Tìm Hiểu Về Hoa Cúc - Loài Hoa Mộc Mạc, Giản đơn Và Gần Gũi ...
-
Hoa Cúc: ý Nghĩa, Công Dụng, Cách Trồng Các Loại Cúc Hiện Nay
-
Hoa Cúc Dại: Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cho Hoa đẹp
-
Hạt Giống Hoa Cúc Đại Đóa Bông To 10cm Cánh Nhuyễn Mix Màu ...