Hoa Dâm Bụt: 10+ Thông Tin Thú Vị Bạn Chắc Chắn CHƯA BIẾT!

Hoa dâm bụt mọc dại xung quanh bờ rào chắc rất quen thuộc với người dân nông thôn. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng hoa dâm bụt có thể dùng làm thuốc, dùng làm đẹp trong mỹ phẩm, trồng làm cảnh trong nhà, dùng làm đồ chơi cho em bé …

Dâm bụt có nhiều loại khác nhau, do đó màu hoa khác nhau, thời gian nở hoa cũng khác nhau. Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về loài hoa dâm bụt này nhé.

Cây Hoa Dâm Bụt hay còn gọi là Cây Dâng Bụt, Cây Râm Bụt

Table of Contents

  • 1 Thông tin chung về cây dâm bụt
    • 1.1 Hoa râm bụt hay dâm bụt?
  • 2 Sự tích hoa dâm bụt
  • 3 Tác dụng của hoa dâm bụt
    • 3.1 Trà hoa dâm bụt có tác dụng gì?
  • 4 Các giống hoa dâm bụt đẹp
  • 5 Tác dụng làm đẹp da với hoa râm bụt
    • 5.1 Hoa dâm bụt trị mụn nhọt
      • 5.1.1 Bài 1: Dùng như trà uống để thải độc cơ thể
      • 5.1.2 Bài 2: Đắp mặt nạ dâm bụt
    • 5.2 Tẩy và làm sạch da chết
    • 5.3 Loại bỏ làn da dầu
  • 6 Ý nghĩa của hoa dâm bụt
  • 7 Một số sự  thật thú vị về hoa dâm bụt khác
  • 8 Hình ảnh hoa dâm bụt

Thông tin chung về cây dâm bụt

Cây dâng bụt thì đã quá quen thuộc với người dân nông thôn. Dâm bụt được trồng làm hàng rào là chính chứ chưa được biết đến với các tác dụng hữu ích của nó. Hoa Dâm Bụt còn có nhiều tên gọi khác. Hoa Dâng Bụt có lẽ là tên để gọi một loài hoa dùng để dâng lên cho Bụt (Phật). Hoặc tên gọi hoa Dâm Bụt thì có lẽ là tên gọi một loài hoa có 5 cách giống cái ô để che cho Phật.

Hoa râm bụt hay dâm bụt?

Nhiều bạn đang phân vẫn không biết tên của loại hoa này là hoa râm bụt hay dâm bụt. Theo từ điển tiếng Việt thì loài hoa này có tên là dâng bụt nhưng được đọc lái thành dâm bụt. Cái tên hoa râm bụt là sai chính tả và không chính xác. Tên đúng của nó phải là hoa dâm bụt.

Hoa Dâm Bụt thường được trồng làm cảnh, hàng rào

Thông tin chung về cây dâm bụt:

  • Tên gọi: Cây dâm bụt có nhiều tên gọi khác nhau như: Dâng Bụt (tức hoa dâng cho Bụt hay Phật), Râm Bụt (Cái lọng che Phật), Bụp, Bông Bụt, Dâm Bụt, Hồng Bụt, Phù Tang, Mộc Cẩn, Co Ngần (dân tộc Thái), Bioóc Ngàn (dân tộc Tày), Phầy Quấy Phiằng (Dân tộc Dao).
  • Tên khoa học: Hibicus Rosa Sinensis L (Nguồn: Wiki)
  • Mô tả: Cây nhỡ, cao từ 1,5 mét đến 6 mét.
  • Nơi phân bố: Cây được trồng và phát triển mạnh ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
  • Thành phần hóa học: Hoa dâm bụt chứa Thiamin (Vitamin B1 đấy =)) ), Riboflavin (Vitamin B2 ấy mà), Niacin (Vitamin B3) và Acid Ascorbic (Vitamin C). Hoa vò nát chứa sắc tố Anthocyanin và Cyanidin Diglucoside.

Sự tích hoa dâm bụt

Sự tích hoa dâm bụt xuất phát từ câu truyện cổ tích bên Ấn Độ và Phật nên còn được gọi là hoa Dâng Phật.

Truyền thuyết kể rằng, ngày xửa ngày xưa hai chị em Nađi và Naban sống với nhau trong một ngôi làng nhỏ của một vùng quê thuộc nông thôn Ấn Độ. Naban bị liệt cả hai chân. Bố mẹ mất sớm nên hai chị em thương nhau lắm. Ngày ngày Nađi bày trò chơi với em. Naban rất thích nhìn chị chạy nhảy vui đùa và ước ao có đôi chân khỏe mạnh để chơi đùa với chị.

Một ngày kia, Nađi quyết định rời khỏi làng đến miền đất của những ước mơ để xin các thần ban cho Naban đôi chân. Em đi mãi, đi mãi. Đôi chân bé bỏng phồng rộp cả lên. Nhưng nghĩ tới đôi chân bị liệt của Naban, Nađi lại cố gắng nén đau đi tiếp. Đói khát đã làm em kiệt sức. Em thiếp đi dưới một gốc cây bên đường.

Lúc tỉnh dậy, em thấy một cụ già râu tóc bạc phơ ngồi cạnh. Ông cụ mặc một chiếc áo đỏ rực như mặt trời sắp lặn sau dãy núi. Nađi kể câu chuyện của mình cho cụ già nghe. Nghe xong, ông cụ đặt một bàn tay lên đầu Nađi và nói: “Ông có thể chữa lành chân cho em cháu. Nhưng khi chân Naban khỏi bệnh thì chính đôi chân của cháu sẽ không còn đi lại được nữa”.

Vì thương em, Nađi gật đầu chấp nhận. Chiếc áo đỏ đã biến thành chiếc dù biết bay đưa hai ông cháu về nhà. Ông cụ chữa lành chân cho Naban, cảm động trước tình cảm của hai chị em ông không nỡ lấy mất đôi chân khỏe mạnh của Nađi. Quá vui sướng, hai chị em ôm chầm lấy nhau và nhảy múa. Ông lão mỉm cười rồi biến mất chỉ để lại chỗ mình đứng một hàng cây mát xanh.

Từ những kẽ lá xanh mướt nở ra những bông hoa 5 cánh đỏ thắm. Mỗi bông hoa giống như một chiếc ô nhỏ. Hàng cây xòa cành che bóng mát cho hai em nô đùa. Các em đặt cho cây là Dâm bụt (ví như bóng râm của bụt che chở cho hai em) vì tin rằng Bụt đã hiện lên cứu giúp các em.

Tác dụng của hoa dâm bụt

Trong đông nam Y, cây dâm bụt và hoa dâm bụt có nhiều tác dụng với sức khỏe và chữa bệnh. Huy Hòa xin giới thiệu với các bạn một số bài thuốc đơn giản có liên quan tới cây dâm bụt để các bạn tham khảo:

Tác dụng chữa bệnh của cây hoa dâm bụt
  • Chữa viêm tuyến mang tai : Lấy lá hoặc hoa râm bụt tươi sắc uống. Kết hợp hỗn hợp lá Phù dung, lá và hoa dâm bụt giã nát đắp ngoài.
  • Chữa viêm kết mạc cấp: Lấy rễ cây dâm bụt sắc uống thay nước hàng ngày. Kết hợp hỗn hợp lá Phù dung, lá và hoa dâm bụt giã nát đắp ngoài.
  • Chữa trúng thử cấm khẩu: Lấy lá cây dâm bụt tươi giã nát với ít muối, sau đó cho vào bình sắc uống thay nước hàng ngày.
  • Chữa kinh nguyệt không đều: Lấy vỏ và rễ cây dâm bụt, lá Huyết dụ mỗi vị 30g cho vào bình sắc uống thay nước hàng ngày.
  • Chữa kiết lỵ lâu ngày không khỏi, đại tiện ra máu, mủ: Nguyên liệu: – Vỏ thân hoặc vỏ rễ cây dâm bụt (bỏ vỏ ngoài, chỉ lấy lớp vỏ trắng) 50g tươi hoặc 20g khô – Lá và búp táo chua (táo ta) 50g tươi hoặc 20g khô – Trần bì (vỏ quýt phơi khô) 8g; Cách dùng: Trộn đều vỏ cây dâm bụt và lá táo rồi đem sao vàng, hạ thổ. Sau đó cho tất cả nguyên liệu: trần bì, gừng, vỏ cây dâm bụt và lá táo (đã sao vàng hạ thổ) vào bình sắc với 1,2 lít nước đun dưới lửa nhỏ, khi nào còn khoảng 800ml thì đổ ra chia 2-3 lần uống trong ngày.
  • Tiêu độc chữa mẩn ngứa: Lấy lá và hoa dâm bụt hãm với nước sôi như pha trà. Uống thay nước hàng ngày.
  • Chữa quai bị sưng đau: Lấy 1 nắm to lá dâm bụt (khoảng 30-40g) giã nhuyễn cùng với hành củ (5-10 củ hành). Cho hỗn hợp vừa giã vào nước ấm khoảng 40 độ, gạn lấy nước cốt để uống. Bã thì đắp lên chỗ sưng rồi băng lại để cố định.
  • Chữa phụ nữ sau sinh đẻ máu xấu nghịch lên gây nhức đầu, chóng mặt: Nguyên liệu: – Hoa dâm bụt khô 8g – Gỗ vang (tô mộc) 10-12g – Gừng tươi 5-7 lát Cách dùng: Sắc với khoảng 800ml nước uống trong ngày.
  • Kiểm soát huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch Các nhà khoa học thuộc đại học Y Chung San (Đài Loan) từng có nghiên cứu và phát hiện ra hoa dâm bụt có tác dụng hạn chế lượng cholesterol trong máu và giúp giảm nguy cơ bệnh tim, ngăn ngừa hiệu quả quá trình oxy hóa của lipoprotein, giúp thành động mạch thêm vững chắc.

Trà hoa dâm bụt có tác dụng gì?

Trà hoa dâm bụt có tác dụng kiểm soát huyết áp, giảm cholesterol xấu và phòng ngừa bệnh tim mạch. Như đã nói ở phần trên, nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ ra tác dụng này tăng lên đáng kể nếu kết hợp với rượu vang đỏ hoặc trà để giảm lượng cholesterol và lipid trong máu.

Các nhà khoa học cũng thực hiện so sánh giữa trà dâm bụt và trà đen. Kết quả cho thấy sau 1 tháng sử dụng trà dâm bụt, chỉ số LDL cholesterol và HDL cholesterol của người bệnh trở về mức bình thường. Hơn thế nữa, cây dâm bụt có chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát huyết áp tăng cao- nguyên nhân khiến tim hoạt động mạnh, co bóp nhiều, gây nguy cơ biến chứng các bệnh về tim cao.

Trà hoa dâm bụt có thể pha 2 cách và uống nóng hoặc lạnh.

Cách 1: Cho 2-4 muỗng đài quả dâm bụt khô vào nước nóng vừa phải, ngâm kín khoảng 10-15 phút. Nếu bạn không muốn uống chua thì có thể thêm chút mật ong vào trà cho ngọt. Bạn cũng có thể vắt chanh, bỏ thêm vỏ cam quýt hay vài mẩu quế để tăng thêm hương vị thơm ngon cho trà. Nhớ thêm đá nếu muốn uống lạnh. Trà hoa dâm bụt.

Cách 2: Bạn có thể ngâm dâm bụt khô trong nước 2 ngày (không yêu cầu đun sôi), sau đó lọc lấy nước uống. Trà dâm bụt còn có thể ngâm trong nước đường hoặc mật ong để làm siro hoặc ngâm với rượu nhẹ để làm rượu vang uống rất tốt cho sức khỏe.

Các giống hoa dâm bụt đẹp

Hoa dâm bụt phân bố khắp thế giới ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Có thể kể đến rất nhiều giống hoa thuộc chi dâm bụt. Thậm chí, một giống hoa dâm bụt còn được coi là quốc hoa của Malaysia đấy.

Có tới 3000 giống khác nhau, bài viết này Huy Hòa chỉ xin giới thiệu tới các bạn 22 loài hoa dâm bụt đẹp nhất.

Các giống hoa dâm bụt đẹp nhất tại Việt Nam

Danh sách 22 giống hoa dâm bụt đẹp nhất tại Việt Nam:

  • Hoa dâm bụt đỏ Vulcan: Cánh hoa đơn, hoa lớn, màu đỏ.
  • Hoa Dâm Bụt đỏ Cooperi: Lá dài và hẹp, lanceolate, màu xanh lá cây, với các đốm màu trắng. Giống dâm bụt này có những bông hoa nhỏ và đỏ tươi. Đây là giống dâm bụt có ở nước ta từ rất lâu, được dùng trồng làm hàng rào.
  • Hoa dâm bụt đỏ Matensis: Thân cây màu đỏ, lá màu xanh xám, cánh hoa đơn, hoa màu đỏ tươi, có gân đỏ.
  • Hoa dâm bụt đỏ President: Cánh hoa đơn, hoa màu đỏ, hoa màu hồng đậm.
  • Hoa dâm bụt rồng đen(Black Dragon): Cánh kép, hoa lớn, màu đỏ sẫm, với tông màu đen.
  • Hoa dâm bụt hồng đậm Rosea: Cánh hoa đơn, hoa hồng đậm.
  • Hoa Dâm Bụt “Người đẹp Mỹ” (American Beauty): Hoa dạng loa kèn sâu đỏ thắm.
  • Hoa Dâm Bụt hồng Cheerful: Cánh hoa đơn, màu đỏ hồng đậm, hoa màu trắng.
  • Hoa dâm bụt song hỷ (Florida Sunset): Cánh hoa đơn, hoa màu đỏ cam rìa cánh hoa vàng.
  • Hoa dâm bụt màu cam (Aurantiacus): Cánh hoa đơn, hoa màu vàng cam với hoa màu đỏ tím.
  • Hoa dâm bụt vàng (Golden Dust): Cánh hoa đơn, màu cam, với trung tâm màu vàng cam.
  • Hoa dâm bụt cam Toreador: Cánh hoa đơn, hoa lớn, đường kính hoa 12-15 cm.
  • Hoa dâm bụt vàng HulaGirl: Cánh hoa đơn, màu vàng đến đỏ cam, hoa lớn, đường kính 15 cm, hoa màu đỏ tươi.
  • Hoa dâm bụt vàng(Lateritia): Hoa có màu vàng cam với hoa màu đỏ đen.
  • Hoa dâm bụt vàng chanh (Lute): Cánh hoa đơn, hoa màu vàng.
  • Hoa dâm bụt bươm bướm (Butterfly): Cánh hoa đơn, hoa nhỏ, màu vàng.
  • Hoa Dâm Bụt Vàng California (california Gold): Cánh hoa đơn, hoa vàng chanh, hoa đỏ thẫm.
  • Hoa dâm bụt trắng WhiteWings: Cánh hoa đơn, hoa to, màu trắng.
  • Hoa dâm bụt màu kem bơ (Butterball): Cánh hoa kép, hoa màu vàng.
  • Hoa dâm bụt cam (Crownof Bohemia): Cánh kép, hoa màu vàng có thể đổi thành màu cam.
  • Hoa dâm bụt vàng Mist: Cánh kép, hoa to, màu vàng.
  • Hoa dâm bụt “rồng đỏ” (Red Dragon): Cánh kép, hoa nhỏ, màu đỏ sẫm.

Tác dụng làm đẹp da với hoa râm bụt

Hoa dâm bụt trị mụn nhọt

Ít ai biết rằng hoa dâm bụt có tác dụng trị mụn nhọt. Trong hoa dâm bụt có chất Antoxyanozit, là một chất có tác dụng hàn chế và ngăn ngừa mụn trên da rất hiệu quả. Không chỉ hoa dâm bụt, tất cả các bộ phận khác của cây râm bụt như dễ, thân, lá đều có tác dụng trị mụn nhọt cực kỳ hiệu quả.

Hoa và lá dâm bụt có tác dụng trị mụn nhọt cực kỳ hiệu quả

Một số bài trị mụn bằng cây dâm bụt:

Bài 1: Dùng như trà uống để thải độc cơ thể

Nguyên liệu: Hoa và lá dâm bụt.

Cách thực hiện: Lấy lá và hoa dâm bụt tươi, rửa sạch rồi pha như trà uống thay nước hàng ngày. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng bạn sẽ thấy tác dụng rõ ràng thế nào. Lưu ý là trà này khá khó uống, các bạn có thể kết hợp thêm mật ong hoặc đường phèn để cho dễ uống nhé.

Bài 2: Đắp mặt nạ dâm bụt

Nguyên liệu: Hoa và lá dâm bụt.

Cách thực hiện: Lấy khoảng 30-50g lá và hoa dâm bụt rửa sạch với nước. Sau đó cho thêm 1/3 thìa muối trắng (muối hạt to, hoặc dùng muối hồng cũng được). Rửa sạch mặt và những chỗ bị mụn với nước ấm. Đắp hỗn hợp vừa giã lên mặt hoặc chỗ bị mụn và cố định như thế trong 20-30 phút. Sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Nếu có lá trầu không thì các bạn có thể thêm mấy lá trầu không vào giã cùng để đắp thì hiệu quả càng tăng cao. Ngày nên làm 1-2 lần vào sáng và tối trước khi đi ngủ.

Tẩy và làm sạch da chết

Lá dâm bụt có tác dụng tẩy và làm sạch da chết

Nguyên liệu: Lá râm bụt.

Cách thực hiện: Giã nát lá dâm bụt, sau đó cho vào nồi nước đun sôi kỹ. Nếu dùng để tắm thì bạn có thể lấy số lượng lá và lượng nước như đun nước xông. Nếu dùng để đắp mặt thì bạn lấy khoảng 100gram lá dâm bụt và đun với khoảng 200ml nước. Dung dịch còn lại sẽ cô đặc như sáp và có màu nâu đen. Rửa sạch mặt hoặc vùng da bị mụn rồi đắp hỗn hợp vừa đun lên. Cũng có thể dùng hỗn hợp cô đặc đó dùng để mát xa lên da để tẩy và làm sạch da chết. Sau đó rửa lại thật sạch với nước ấm.

Loại bỏ làn da dầu

Hoa Dâm Bụt có tác dụng làm đẹp da và trị mụn

Da dầu làm lỗ chân lông bị to hơn, đấy là điều kiện cho vi khuẩn và bụi bẩn bám vào da, gây viêm lỗ chân lông hay mụn trứng cá. Da dầu cũng làm cho cảm giác khó chịu, nhớp nháp. Loại bỏ da dầu hoặc hạn chế được nó sẽ làm cho làn da khỏe mạnh hơn. Các bạn có biết hoa dâm bụt lại có tác dụng rất tốt với việc loại bỏ dầu và chất cặn bẩn bám trên da không? Hãy thử xem nhé.

Cách thực hiện: Rửa sạch mặt với nước ấm. Lấy hoa dâm bụt rửa sạch, giã nát rồi mát xa trực tiếp lên mặt trong 10 đến 15 phút. Rửa sạch lại với nước lạnh. Thực hiện từ 3-5 lần trên tuần để có hiệu quả trị dầu cho làn da của bạn.

Ý nghĩa của hoa dâm bụt

Hoa râm bụt là bông hoa rất … nữ tính nên nó thường được liên tưởng tới phụ nữ. Một bông hoa dâm bụt có ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp quyến rũ và tinh tế. Hoa dâm bụt thường tượng trưng cho một người vợ hoặc một người phụ nữ tuyệt vời. Nếu bạn tặng cho một người phụ nữ một bông hoa dâm bụt có nghĩa là bạn công nhận người được tặng rất đẹp và quyến rũ. Một cách tán tỉnh hết sức tinh tế đấy :D. Ở Trung Quốc thì hoa râm bụt lại tượng trưng cho vinh quang và danh vọng.

Hoa dâm bụt có ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp quyến rũ và tinh tế của người phụ nữ.

Cây dâm bụt thì lại có ý nghĩa tượng trưng cho một người vợ hoặc người phụ nữ hoàn hảo. Chính vì điều đó mà râm bụt thường tượng trưng cho phụ nữ trẻ. Hoa dâm bụt là quốc hoa của Malaysia, và còn là quốc hoa không chính thức của Haiti.

Một số sự  thật thú vị về hoa dâm bụt khác

Bạn có biết loài hoa may mắn của cung Bạch Dương là gì không? Câu trả lời là Hoa Dâm Bụt đấy.

Hoa dâm bụt trong tiếng anh là gì? Hoa dâm bụt trong tiếng Anh là: Rosemallow hoặc Hibiscus

Hoa dâm bụt Thái là loài dâm bụt được săn lùng nhất hiện nay để làm cảnh.

Trà hoa râm bụt có cực nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe: Có thể kể đến một số tác dụng nổi bật như:

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Hạ huyết áp
  • Cải thiện mức cholesterol
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Cải thiện sức khỏe gan

Ngoài ra còn nhiều tác dụng cực tốt khác như thư giãn tinh thần, giảm stress, ngủ ngon. (Thông tin thêm trên báo Thanh Niên)

Hình ảnh hoa dâm bụt

Một số hình ảnh hoa dâm bụt được trồng và sử dụng ở Việt Nam:

Cây Dâng Bụt hoa màu tím
Hoa Dâm Bụt là quốc hoa của Malaysia
Hoa râm bụt màu tím
Bông Bụp màu đỏ
Hoa Dâng Bụt màu vàng
Hoa Dâm Bụt phổ biến ở Việt Nam trồng trong chậu cảnh
Hoa dâm bụt với nhiều loại và nhiều màu sắc khác nhau
Một cây dâm bụt mới được ươm giống
References: 4.7/5 - (7 bình chọn)

Từ khóa » Hoa Dăm Biết