Hòa Dịu Vẫn Hơn - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
Có thể bạn quan tâm
Duy chỉ có một tín hiệu mừng là, Thủ tướng Campuchia, Samdéc Hun Xen và Thủ tướng Thái Lan Samak Sundarravej cuối cùng đã có "cuộc trò chuyện điện thoại thân mật và chân thành" với nhau để tìm phương thức giải quyết ổn thỏa hơn vấn đề này. Hai vị Thủ tướng đã thoả thuận phái đoàn đại diện của mỗi nước, do Bộ trưởng Quốc phòng đứng đầu, sẽ gặp nhau ngày 20/7 để tháo gỡ các khúc mắc.
Nguy cơ khủng bố đang gia tăng trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là đối với phương Tây và Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà trong tuần Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Michael Chertoff đã buộc phải lên tiếng cảnh báo rằng, những phần tử khủng bố người châu Âu đang tìm cách vào nước Mỹ bằng hộ chiếu do các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) cấp và chưa có gì đảm bảo rằng những đối tượng này sẽ bị bắt giữ trong mọi trường hợp.
Nước Mỹ hiện đang bước vào một trong những giai đoạn nhạy cảm nhất trong năm bầu cử Tổng thống. Đang và sẽ có quá nhiều sự kiện quan trọng dễ trở thành mục tiêu hành sự của các lực lượng khủng bố.
Theo Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ, mạng lưới khủng bố Al-Qaeda và những kẻ đồng hội đồng thuyền trong thời gian qua đã "câu giờ" được để thêm cơ hội tuyển chọn, huấn luyện, thử nghiệm vũ khí và lên kế hoạch khủng bố.
Những phần tử khủng bố hiện nay, như chính ông Chertoff phải thú nhận, đang có không chỉ một cơ hội để vận chuyển các nguyên liệu phóng xạ vào Mỹ bằng các thuyền nhỏ hoặc máy bay tư nhân và sử dụng để chế tạo những thiết bị gây nổ như "bom bẩn".
Cao nhân phải có cao nhân trị, Bộ An ninh Nội địa Mỹ đang cố gắng hết sức mình để hoá giải kịp thời các hiểm họa khủng bố nhưng xem ra, mọi sự khó khăn nhất vẫn đang còn ở phía trước.
Già néo đứt dây, thực tế cho thấy, những biện pháp mạnh mà Washington đã thực thi ở Iraq, cũng như ở Afghanistan cực kỳ bất cập, thậm chí là phản tác dụng. Phương thức gieo rắc cái gọi là "hạt giống dân chủ" theo kiểu phương Tây và những vùng đất lạ tinh thần khác suy cho cùng chỉ dẫn tới những thảm bại.
Mặc dầu vẫn rất cứng rắn và khá nhất quán trong chính sách Iraq nhưng cuối cùng, ngày 18/7, Nhà Trắng vẫn phải khẳng định rằng, Tổng thống Mỹ Bush đã nhất trí về "một khung thời gian chung" cho việc rút quân Mỹ khỏi Iraq.
Nhà Trắng muốn việc giảm bớt quân số Mỹ tại Iraq không được ảnh hưởng tới kế hoạch chuyển giao quyền kiểm soát an ninh cho các lực lượng Iraq nhưng xem ra, đó là một nhiệm vụ khó khả thi. Dẫu sao thì tất cả các bên trên trường quốc tế đều đã hiểu sâu sắc thêm rằng, trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay, lặng lẽ sẽ đi xa, càng nhỏ nhẹ thương lượng được với nhau thì càng có thể có lợi hơn là đao to búa lớn.
Không chỉ xuống nước trong vấn đề Iraq mà ngay cả với Iran, trong tuần cũng đã có những tín hiệu cho thấy, cả Washington lẫn Tehran đều hiểu rất rõ rằng, càng già néo càng dễ đứt dây và trong trường hợp đó, sẽ là một triển vọng đen tối cho tất cả các bên liên quan.
Ngày 18/7, Ngoại trưởng Iran, ông Manouchehr Mottaki sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ali Babacan, đã khẳng định rằng, Iran sẵn sàng xem xét đề xuất tiến hành các cuộc thương lượng với Mỹ về việc lập văn phòng đại diện quyền lợi của Mỹ tại thủ đô nước này và mở đường bay trực tiếp giữa hai nước.
Theo quan điểm của ông Mottaki, các vấn đề liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran sẽ được giải quyết nếu các cuộc đàm phán được duy trì theo hướng lấy hoà giải làm trọng chứ không phải bới móc những bất đồng hiện hữu để "khủng bố" nhau trên bàn hội nghị.
Cũng tư duy theo hướng này là ở bán đảo Triều Tiên. Ngày 18/7, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã triệu tập cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia (NSC) để thảo luận "cách ứng xử" trước hai vấn đề "nóng" trong quan hệ giữa Hàn Quốc với các nước láng giềng.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức Tổng thống vào hồi tháng 2 năm nay, ông Lee Myung-bak đã buộc phải quyết định một cử chỉ như vây. Nguyên do "giọt nước tràn ly" là việc một du khách Hàn Quốc bị bắn chết tại khu thắng cảnh núi Geumgang của CHDCND Triều Tiên và vấn đề căng thẳng trong quan hệ với Nhật Bản liên quan đến các hòn đảo đang tranh chấp.
Theo nhận định của Tổng thống Lee Myung-bak, càng trong những tình huống nhạy cảm, càng cần thiết lập các kênh hợp tác nhằm phòng tránh triệt để khả năng tái diễn những sự việc tiêu cực tương tự.
Trong phiên thảo luận mở của HĐBA về chủ đề "Trẻ em và xung đột vũ trang" ngày 17/7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao nước ta Phạm Gia Khiêm, với tư cách chủ trì trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ, đã nhấn mạnh rằng, cần có giải pháp toàn diện dựa trên quan điểm phòng ngừa, gồm phòng ngừa xung đột vũ trang và phòng ngừa tác động của xung đột vũ trang đối với trẻ em; đồng thời, để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột vũ trang, cần thúc đẩy phát triển bền vững, xóa đói nghèo, hòa hợp dân tộc, tái hòa nhập cho những trẻ em từng tham gia các nhóm vũ trang…
Không có những biện pháp nhân văn tận gốc, không bao giờ có thể xoá bỏ được những bất công và bất nhẫn trên thế giới
Từ khóa » Hoà Dịu Là Gì
-
'hoà Dịu' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Hoà Dịu - Từ điển Việt
-
Hoà Dịu Nghĩa Là Gì?
-
Hoà Dịu Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Từ điển Việt Nga "hòa Dịu" - Là Gì?
-
Hoà Dịu Là Gì, Hoà Dịu Viết Tắt, định Nghĩa, ý Nghĩa
-
Hòa Dịu Nghĩa Là Gì? Hãy Thêm ý Nghĩa Riêng Của Bạn Trong Tiếng Anh
-
"hoà Dịu" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Hòa Dịu в русский, перевод, вьетнамский - Glosbe